Từ phía xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 34)

Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp.

Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.

Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên còn mờ nhạt. Thông thường những người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của các tổ chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.

Thực tế cho thấy các tổ chức xã hội chưa phối hợp hiệu quả với gia đình, nhà trường. Qua nghiên cứu cho thấy 90% các em phạm tôi ở tuổi sinh hoạt đoàn nhưng không tham gia sinh hoạt, 70% các em không sinh hoạt đội. Điều nay cho thấy công tác phòng chống tội phạm người chưa thành niên của các tổ chức xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội.

Nhận thức sai lầm của cán bộ quản lý công tác đoàn cho rằng việc ngăn ngừa tội phạm người chưa thành niên là trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật và do sự quản lý của gia đình. Chưa nhìn thấy trách nhiệm của mình với việc phòng chống tội phạm người chưa thành niên.

Vì vậy từ phía xã hội, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội cần được thành lập nhiều hơn nữa, đi sâu vào đời sống nhân dân để phối hợp với gia đình, cơ quan giáo dục kịp thời, đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải huấn luyện, đào tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các các bộ, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân.

4.2.4 Từ chính bản thân người chưa thành niên

Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.

Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, tăng và sắp xếp nhiều buổi học, buổi gặp gỡ, nói chuyện để hiểu hơn, hiểu rỗ về tâm lý người chưa thành niên đồng thời đưa những chuẩn mực đạo đức dần đi sâu vào nhận thức của các em. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi bổ ích, khuyến khích các em tham gia để hòa đồng với bạn bè và xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các em với bản thân, với xã hội, góp phần phát triển đất nước.

4.2.5 Từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nhìn chung trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng.

Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

KẾT LUẬN

Qua sự tìm hiểu nghiên cứu các nội dung trên, phần nào giúp tôi và các bạn hiểu thêm về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo luật hình sự Việt Nam . Từ đó có cái nhìn tổng quát, nhận thức đúng đắn về hành vi phạm tội của lứa tuổi này, nắm được những giải pháp, cách ngăn chặn, phòng ngừa lứa tuổi này phạm tội. Qua đó đề xuất những biện pháp mới góp phần hoàn thiện luật hình sự Việt Nam theo chiều hướng nhân văn, làm cuộc sống này thêm tốt đẹp, đẩy lùi cái ác, hướng tới xây dựng con người chân thiện mỹ.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1...1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...1

1.2 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài...1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...2

1.4 Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu...2

1.5 Phương pháp nghiên cứu...2

1.6 Phạm vi nghiên cứu...3

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu...3

1.8 Kết cấu báo cáo của nghiên cứu...3

CHƯƠNG 2...4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN...4

2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên...4

2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự...4

2.1.1.1 Trách nhiệm hình sự...4

2.1.1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự...5

2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên...7

2.1.2.1 Người chưa thành niên...7

2.1.2.2 Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên...8

2.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên...10

2.2 Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên...10

2.2.1 Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự...10

2.2.2 Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự...11

CHƯƠNG 3...12

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI...12

3.1 Một số quy định của pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội...12

3.1.1 Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội...12

3.1.2 Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội...14

3.1.2.1 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...15

3.1.2.2 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng...16

3.1.3 Hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 16 3.1.3.2 Phạt tiền...17

3.1.3.3 Cải tạo không giam giữ...17

3.1.3.4 Tù có thời hạn...18

3.2 Thực trạng tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta...18

3.3 Một số nhận xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta...21

CHƯƠNG 4...24

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI...24

4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội...24

4.2 Một số giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên...31

4.2.1 Từ phía gia đình...31

4.2.2 Từ phía nhà trường...33

4.2.3 Từ phía xã hội...34

4.2.4 Từ chính bản thân người chưa thành niên...35

4.2.5 Từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật...35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự 2015

2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 34)