Đối chiếu và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 32 - 35)

- Chi phí trong mối liên hệ với quy mô thực hiện Những xu hƣớng phù hợp/tƣơng ứng

7. Đối chiếu và phân tích dữ liệu

 Khi thu thập, dữ liệu cần phải đƣợc tổ chức lại dƣới dạng có thể quản lý đƣợc và sẵn sàng cho việc phân tích. Điều này liên quan đến việc sao chép lại dữ liệu thành một hệ thống, nhập thông tin có đƣợc từ mỗi ngƣời trả lời hay mỗi nhóm và tổ chức chúng thành dạng tổng quát, ví dụ nhƣ dƣới dạng cơ sở dữ liệu của máy tính.

Đối chiếu

 Đối chiếu dữ liệu là cần thiết khi:

• Dữ liệu đƣợc gán thang điểm từ đơn vị phân tích nhỏ đến đơn vị phân tích lớn hơn - Ví dụ, tập hợp tất cả các phỏng vấn cá nhân thành một cái nhìn tổng quát hoặc tổng hợp các thông tin cấp cơ sở nâng lên thành phân tích cấp ngành.

• Dữ liệu đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau bằng các phƣơng pháp khác nhau, đặt nền tảng cho việc thực hiện các so sánh và tìm ra các dạng mới trong khi phân tích.

Ví dụ, nếu hoạt động TD&ĐG đang cố gắng hiểu đƣợc những tác động khác nhau nhƣ thế nào giữa các đối tƣợng hoặc các lĩnh vực thì phải chỉ ra đƣợc những xu hƣớng cụ thể cho từng lĩnh vực.

V. QUY TRÌNH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

7. Đối chiếu và phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu định lượng

 Đa số các hệ thống TD&ĐG đều phân tích dữ liệu định lƣợng nhiều hơn là phân tích dữ liệu định tính. Phân tích dữ liệu định lƣợng thƣờng liên quan đến các tính toán nhƣ: tổng số và các giá trị trung bình của các hoạt động đƣợc thực hiện hoặc tỷ lệ phần trăm so với kế hoạch/mục tiêu. Ngoài ra, phân bố tần suất và phân tích hồi quy cũng giúp cho việc diễn giải các dữ liệu. Đôi khi cần phải có những phân tích phức tạp hơn, ví dụ nhƣ phân tích chi phí - lợi ích.

Phân tích dữ liệu định tính

 Phân tích dữ liệu định tính khác và khó hơn rất nhiều so với phân tích dữ liệu định lƣợng, đặc biệt là đối với những ngƣời không quen giải quyết các ý kiến, quan điểm, nhận thức của các bên liên quan và các câu trả lời không chuẩn tắc. Bằng việc phân tích nội dung của thông tin đƣợc thu thập, có thể rút ra kết luận từ mỗi câu hỏi thực hiện hoặc mỗi chỉ tiêu. Quá trình phân tích liên quan đến việc xác định các loại câu trả lời tìm đƣợc trong dữ liệu thô.

• Để những ngƣời thu thập dữ liệu tham gia vào phân tích • Đồng thời thu thập và phân tích dữ liệu định tính

• Phân tích cơ cấu xung quanh từng câu hỏi thực hiện và mỗi nhóm ngƣời đƣợc phỏng vấn

V. QUY TRÌNH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

7. Đối chiếu và phân tích dữ liệu

Sử dụng các so sánh và vai trò của thông tin ban đầu

 Theo dõi liên quan đến các đánh giá lặp đi lặp lại về một tình huống theo thời gian. Cần phải có cơ sở ban đầu cho việc so sánh nhằm giúp cho việc đánh giá về những thay đổi trong một khoảng thời gian và liệu thay đổi có phải là do chƣơng trình, dự án hay không. Chúng ta cần phải có thông tin về điểm bắt đầu hoặc thực trạng trƣớc khi có bất kỳ chƣơng trình, dự án nào diễn ra. Thông tin này thƣờng đƣợc biết đến là "gốc ban đầu". Các so sánh sau đó đƣợc thực hiện dựa trên các thông tin ban đầu. Lƣu ý rằng việc đo lƣờng đầu tiên về số liệu chuỗi thời gian đƣợc theo dõi sau những quãng thời gian bằng nhau cũng có thể đƣợc sử dụng làm cơ sở.

 Các dữ liệu ban đầu đƣợc chuẩn bị không tốt sẽ không trợ giúp cho theo dõi hoặc đánh giá có hiệu quả. Cách có hiệu quả kinh tế nhất để chuẩn bị dữ liệu ban đầu là lập kế hoạch thu thập dữ liệu theo chuỗi thời gian đối với các chỉ tiêu quan trọng và sử dụng đo lƣờng đầu tiên làm cơ sở gốc so sánh dữ liệu chuỗi thời gian sau đó.

 Có ba phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để theo dõi những thay đổi do chƣơng trình, dự án tạo ra:

• Trƣớc và sau

• Có và không có (đối chứng) • Sai lệch so với kế hoạch

V. QUY TRÌNH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 32 - 35)