Thay đổi mô hình thương mại thế giới

Một phần của tài liệu Tổng luận Các chính sách thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 40 - 41)

2. Chính sách cạnh tranh trong GVC

3.2. Thay đổi mô hình thương mại thế giới

Ít người cho rằng thương mại và đầu tư xuyên biên giới là động cơ cho tăng trưởng. Trong ba thập niên đến năm 2008, thương mại thế giới đã tăng gấp đôi tốc độ GDP thế giới. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng trong thương mại và GDP đã chững lại và đã có sự suy giảm đáng kể cả trong thương mại và đầu tư xuyên biên giới, ít nhất là đến cuối năm 2016.

Ngoài sự suy giảm trong tăng trưởng thương mại, còn có những thay đổi trong mô hình thương mại. Nổi bật nhất là:

- Sự thay đổi từ thương mại hàng hóa sang thương mại dịch vụ: Giờ đây, 70% thương mại trong khu vực OECD hiện thuộc lĩnh vực dịch vụ và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) chuyển sang lĩnh vực này đang ngày càng tăng.

- Tầm quan trọng ngày càng tăng của những chủ thể: Trong năm 2014, gần 50% thương mại thế giới là giữa 34 nước OECD, nhưng dự báo gần đây của OECD cho thấy đến năm 2060, tỷ lệ này sẽ giảm 25% và giao thương giữa các nước OECD và các nước ngoài OECD, hiện chỉ dưới 40%, sẽ tăng lên 42%. Thương mại Nam - Nam sẽ thống trị các mô hình thương mại, và đến năm 2060, Ấn Độ và Trung Quốc gộp lại sẽ chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của thế giới (hiện nay con số này là 14%).

- Mô hình thương mại tiếp tục chuyển sang các nền kinh tế mới nổi, và thương mại dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

- Việc tham gia vào GVC đòi hỏi phải có thương mại mở và tích hợp hàng hóa, dịch vụ và công nghệ và vẫn không đồng đều giữa các quốc.

Một phần của tài liệu Tổng luận Các chính sách thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 40 - 41)