hội nghị giới thiệu sản phẩm.
3.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm gà thịt sản xuất theo chuỗi
Thông qua quá trình theo dõi đàn gà được chăn nuôi theo quy trình an toàn toàn sinh học và dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành ban Dự án đã thống nhất đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm gà thịt như sau:
- Đối với quá trình nuôi:
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1 Số ngày nuôi trung bình Ngày 130
2 Trọng lượng xuất chuồng bình quân Kg 2,3
4 Tiêu tốn TĂ/kg Kg 2,9
5 Giá bán Đồng/kg 55.000-60.000
- Đối với chất lượng sản phẩm:
Gà nuôi theo chuỗi liên kết đảm bảo hình thức đẹp mắt, thịt chắc, không tồn dư kháng sinh, hóa chất cấm trong quá chăn nuôi. Một số chỉ tiêu về chất lượng được Dự án đưa ra như sau:
STT Chỉ tiêu Chăn nuôi Giết mổ Kinh doanh
1 Chlortetracycline ND ND ND 2 Florfernicol ND ND ND 3 Oxytetracycline ND ND ND 4 Tetracycline ND ND ND 5 Vàng Ô ND ND ND 6 Sabutamol ND ND ND 7 Ractopamine ND ND ND 8 Clenbuterol ND ND ND
9 Ecoli dưới ngưỡng QCVN
83: 2012/BYT
dưới ngưỡng QCVN 83: 2012/BYT
dưới ngưỡng QCVN 83: 2012/BYT 10 Salmonella dưới ngưỡng QCVN
83: 2012/BYT dưới ngưỡng QCVN 83: 2012/BYT dưới ngưỡng QCVN83: 2012/BYT
ND: Không phát hiện
3.4. Xây dựng trình tự các bước triển khai trong tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm Sơ đồ các kênh tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm
Cửa hàng chuyên doanh
Cơ sở giết mổ, vận chuyển Hội nghị, Hội thảo xúc tiến thương mại Nhà hàng, bếp ăn tập thể
Phóng sự, tờ rơi, tin, bài...
Sản phẩm gà thịt an toàn là cơ sở giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ tới các cơ sở chuyên doanh; các hội thảo, hội nghị xúc tiến thương mại; các nhà hàng, bếp ăn tập thể trong và ngoài tỉnh. Tăng cường giới thiệu quảng bá trên các phương tiện thông tin như Wesite sở, báo Phú Thọ, tạp chí Nông nghiệp và Nông thôn Phú Thọ.
3.5. Những điểm cần lưu ý trong quá trình xây dựng chuỗi liễn kết sản xuất và kinh doanh nói chung và đối với gà thịt nói riêng
* Những kết quả đạt được:
- Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà thịt bước đầu đã kết nối được các tác nhân tham gia theo chuỗi từ quá trình chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ thông qua các quy trình vận hành chuỗi.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý hướng tới phát triển ngành chăn nuôi gia cầm bền vững.
* Những khó khăn khi triển khai dự án:
- Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh gà thịt là mô hình mới được triển khai lần đầu tại Phú Thọ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai các nội dung theo kế hoạch.
- Các tác nhân chưa tham gia mô hình chuỗi liên kết trước đây nên quá trình triển khai còn gặp nhiều bỡ ngỡ.
- Khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do thói quen của người tiêu dùng chủ yếu sử dụng gà lông (chiếm 95%). Do vậy, các cửa hàng kinh doanh gặp khó khăn trong việc duy trì làm tác nhân tham gia chuỗi.
- Thị trường tiêu thụ thịt lợn gặp khó khăn kéo theo giá gà xuống thấp hơn mọi năm (giá bán trung bình gà lông 60.000đ/kg, gà mổ sẵn 100.000 đ/kg) và thị trường tiêu thụ thịt gà chững lại. Nên các hộ vào gà cầm chừng theo thị trường.
- Kinh phí triển khai Dự án thấp nên khó khăn khi triển khai các hoạt động Dự án theo Kế hoạch.
* Xây dựng chuỗi liễn kết sản xuất và kinh doanh nói chung và đối với gà thịt nói riêng là mô hình mới nhưng là hướng đúng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, ổn định giá cả, truy xuất nguồn gốc, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần lưu ý:
- Khảo sát, lựa chọn kỹ địa phương nơi triển khai (khí hậu, đất đai, dân cư…), các tác nhân tham gia chuỗi (đáp ứng các tiêu chí về chuỗi) nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự bền vững của chuỗi.
- Xây dựng quy chế riêng của chuỗi quy định trách nhiệm, quyền lợi của từng tác nhân, đảm bảo sự gắn kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Vai trò của cơ quan quản lý trong chuỗi nhằm thống nhất quá trình hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh.
- Tập huấn, nâng cao trình độ cho các cán bộ; tác nhân tham gia về kỹ thuật sản xuất; kinh doanh theo các quy trình an toàn đã ban hành.
- Khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm cần thực hiện theo quy trình nhằm đảm bảo sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận tích cực.
4. Tập huấn, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền kết quả dự án; đề xuất các giảipháp duy trì và phát triển nhân rộng mô hình: pháp duy trì và phát triển nhân rộng mô hình:
4.1. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, người chăn nuôi:
- Cơ quan chủ trì đã cử 5 cán bộ kỹ thuật tham gia các khóa đào tạo Quản lý
hệ thống chất lượng đảm bảo ATTP theo các công nghệ tiên tiến VietGAHP/GMPs, HACCP, ISO do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức. Thường xuyên cử cán bộ tham gia hội nghị, hội thảo do Cục, các tỉnh tổ chức về kết quả triển khai các chuỗi nông sản thực phẩm thuộc các chương trình, dự án do CIDA tài trợ để nắm vững các nguyên tắc quản lý ATTP theo chuỗi giá trị khép kín đảm bảo chất lượng, ATTP truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
- Qua các đợt tập huấn, hội thảo, chủ nhiệm dự án và cán bộ kỹ thuật đã nắm bắt được kiến thức, ứng dụng vào thực tế để chỉ đạo, hướng dẫn các tác nhân tham gia chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh gà thịt tuân thủ các quy định của bộ nguyên tắc, các quy trình chuẩn trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh đảm bảo mô hình chuỗi đạt kết quả tốt. Dự án triển khai đúng tiến độ, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu dự án…
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y các huyện, thành, thị tiến hành mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi gia cầm cùng liên kết sản xuất theo chuỗi cho 100 chủ trang trại, nông dân, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng gà thịt. Nội dung về các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình thực hành bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (các biện pháp an toàn sinh học: giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, vệ sinh khử trùng, thời gian ngừng ăn, quản lý chất thải...). trong chuỗi sản xuất, kinh doanh gà thịt. Các biểu mẫu, hồ sơ ghi chép, cách ghi chép nhật ký sản xuất kinh doanh hàng ngày, nắm quy trình giám sát chất lượng nội bộ, trách nhiệm các thành viên trong chuỗi liên kết…
4.2. Hội nghị, hội thảo:
- Tổ chức hội nghị giới thiệu dự án, thành phần gồm Cơ quan chủ trì, phòng Nông nghiệp và PTNT 5 huyện, thành, thị (Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Thị xã Phú Thọ) và các hộ chăn nuôi của các huyện, thành, thị. Nội dung giới thiệu về công nghệ áp dụng, quy trình sản xuất, nguyên tắc tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi liên kết.
- Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng mô hình chuỗi liên kết. Về hội thảo các đại biểu đã đánh giá cao
mô hình chuỗi liên kết gà thịt đã triển khai và thực hiện tốt các yêu cầu của dự án, mô hình chuỗi liên kết đã hình thành phương thức tổ chức sản xuất, quản lý mới phát triển bền vững trên cơ sở các bên cùng chia sẻ lợi ích kinh tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn kết các thành viên tham gia chuỗi. Tại hội thảo tổng kết, đánh giá mô hình cơ quan chủ trì đã cung cấp đầy đủ các tài liệu tập huấn, bộ quy tắc quản lý chuỗi, các quy trình thực hành chuẩn trong chuỗi sản xuất kinh doanh gà thịt.
4.3. Thông tin tuyên truyền:
- Dự án đã xây dựng các tài liệu kỹ thuật, tờ rơi giới thiệu chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh gà thịt phát cho nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh làm cẩm nang trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình Phú Thọ thực hiện 03 phóng sự thời sự giới thiệu về chuỗi gà thịt an toàn, tuyên truyền để người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng thịt nóng sang sử dụng thịt mát, thịt cấp đông, thịt rõ nguồn gốc xuất xứ. Phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện phóng sự liên kết giữa Hà Nội-Phú Thọ trong cung cấp thực phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi.
- Viết 05 bài tuyên truyền trên Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn tuyên truyền chuỗi liên kết nhằm thay đổi nhận thức tư duy của người sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
4.4. Xây dựng bản đề xuất các giải pháp duy trì mô hình và nhân rộng mô hình đối với chuỗi sản xuất và kinh doanh nông sản nói chung và chuỗi sản xuất và kinh doanh gà thịt nói riêng.
4.4.1. Các giải pháp duy trì
* Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
Hiện nay đời sống người dân ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhu cầu dùng sản phẩm sạch, an toàn bảo đảm cho sức khỏe là rất lớn. Với sản phẩm được kiểm soát trong toàn bộ quá trình nuôi, giết mổ, kinh doanh có chất lượng, không dư lượng được tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng, quầy hàng sẽ nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, các chợ trung tâm, siêu thị trong tỉnh, đây là thị trường đầy tiềm năng có nhu cầu sản lượng thịt lớn, ổn định; cự ly gần, giảm chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm hợp lý sẽ là một trong những yếu tố kích cầu tiêu thụ.
* Giải pháp về tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm theo chuỗi:
Sản phẩm gà thịt sản xuất theo chuỗi có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác giới thiệu địa chỉ, chất lượng an toàn sẽ được tuyên truyền quảng bá qua nhiều
kênh thông tin (báo, đài truyền hình, phóng sự, bao bì nhãn mác…) để người tiêu dùng biết, lựa chọn tiêu dùng sản phẩm an toàn đồng thời thông qua các hội nghị, hội thảo tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
4.4.2. Các giải pháp về nhân rộng
Phú Thọ là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển chăn nuôi gia cầm (chủ yếu diện tích đất đồi), người dân có truyền thống chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi gia cầm được tỉnh xác định là một trong định hướng phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm thịt gia súc, gia cầm giải quyết tình trạng thiếu hụt thịt gia súc, gia cầm trong tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang ngày càng gia tăng. Chuỗi sản xuất, kinh doanh gà thịt an toàn sinh học với quy trình công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, đầu tư ban đầu của người chăn nuôi không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao. Sản phẩm thịt gia cầm được chứng nhận sản xuất theo chuỗi khép kín có chất lượng sản phẩm tốt, an toàn được người tiêu dùng chấp nhận, sức tiêu thụ lớn, khả năng mở rộng cao ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Để nhân rộng mô hình ra sản xuất, phương án phát triển sau khi kết thúc dự án như sau:
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y các huyện, thành, thị tiến hành mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi gia cầm cùng liên kết sản xuất theo chuỗi.
- Phối hợp các doanh nghiệp, tư thương tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chuỗi là cầu nối đưa sản phẩm của các hộ chăn nuôi đến với người tiêu dùng thông qua các chợ đầu mối, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, cửa hàng chuyên kinh doanh thịt gia cầm sạch, cơ sở kinh doanh ở các chợ bán lẻ truyền thống.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi sản xuất theo chuỗi khép kín hạn chế dịch bệnh, rủi ro trong chăn nuôi, gia tăng giá trị cho người chăn nuôi. Quảng bá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn bền vững.