Tổng số ngày mưa trong tháng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 37)

Kết quả tính toán tổng số ngày mưa trong tháng từ năm 1961-2000 được dẫn ra trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổng số ngày mưa trong tháng từ năm 1961-2000 Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

Bảo Lạc 5 5 5 9 14 16 18 17 11 10 6 4 120

Nguyên Bình 13 13 12 12 15 18 20 19 14 12 9 8 163 Trùng Khánh 11 13 14 15 16 18 20 19 12 11 8 7 164

Từ bảng 3.4 ta thấy 4 trạm đều tổng số ngày mưa trung bình trong 40 năm đều trên 120 ngày, đặc biệt trạm Trùng Khánh có tổng số ngày mưa trung bình lên đến 164 ngày. Tuy nhiên số ngày mưa không phân bố đồng đều theo tháng, các tháng có số ngày mưa nhiều trùng với các tháng mùa hè (từ tháng 5-8), đặc biệt tổng số ngày mưa tháng của cả 4 trạm đều đạt cực đại vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè); vào các tháng mùa đông (từ tháng 11-2 năm sau) tổng số ngày mưa trong tháng có xu hướng giảm dần.

3.4 Xu thế biến đổi của lượng mưa

Phân tích xu thế biến đổi lượng mưa trong 40 năm qua cho 12 tháng và cho cả năm bằng những đường xu thế biến đổi lượng mưa, nhận thấy một số đặc điểm chính về sự biến đổi lượng mưa tại 4 trạm nói trên trong 40 năm (1961-2000)

Tuy nhiên, để nhìn rõ hơn sự tăng giảm lượng mưa qua 40 năm, dưới đây là 4 biểu đồ biểu thị tổng lượng mưa của 4 trạm tỉnh Cao Bằng vào 4 tháng chính là: tháng 1, 4, 7, 10 và cả năm (từ hình 3.17 đến hình 3.21).

Hình 3.17. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Bảo Lạc

Có thể thấy sự thay đổi về lượng mưa giữa các tháng trong 40 năm ở Bảo Lạc khá rõ rệt (hình 3.17). Tháng có giá trị tổng lượng mưa cao nhất trong 40 năm trạm Bảo Lạc ghi nhận được là tháng 7 năm 1994 với tổng lượng mưa là 457.3mm, chiếm khoảng 30,56% tổng lượng mưa cả năm. Cùng với đó, tháng 1 trong các năm 1963, năm 1980, lại cho thấy lượng mưa gần như không đáng kể.

khá lớn. Đường xu thế của tháng 1 – tháng đặc trưng cho mùa đông và tháng 7 – tháng đặc trưng cho mùa hè là đường dốc đi lên. Cụ thể trong tháng 7, hệ số hồi qui a = 1.9403 mang dấu dương và giá trị tuyệt đối của hệ số khá lớn, thể hiện sự tăng mạnh của lượng mưa trong vòng 40 năm, đồng thời đây cũng là tháng tập trung tổng lượng mưa nhiều nhất trong cả năm. Tháng 1 lượng mưa cũng có xu thế tăng nhưng nhẹ hơn với hệ số góc 0,629. Tuy nhiên vào tháng 4 và tháng 10 lượng mưa lại giảm với hệ số hồi quy vào khoảng 0,3206 và 0,0833.

Hình 3.18. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Nguyên Bình

Đến trạm Nguyên Bình, lượng mưa trung bình trong tháng 1, tháng 7 và tháng 10 có xu thế tăng lên, tăng mạnh nhất vào tháng 7 với hệ số góc là 2,7394; thấp nhất là tháng 10 với hệ số góc là 0,0616. Tuy nhiên vào tháng 4, lượng mưa có xu thế giảm với hệ số góc là 0,442.

Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60 km. Huyện Trùng Khánh có phần phía bắc tiếp giáp với biên giới Việt - Trung. Nhìn chung, Trùng Khánh tập trung khá nhiều cánh rừng và dãy núi chạy theo hình cánh cung, khí hậu nơi đây khá ổn định, ôn hòa. Ngoại trừ thời điểm mùa mưa bắt đầy từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, sự chênh lệch lượng mưa các tháng còn lại trong năm ở đây gần như không nhiều. Tháng 7 lượng mưa có xu thế tăng mạnh nhất với hệ số hồi quy là 0,8241. Vào tháng 1 và tháng 10, hệ số hồi quy mang dấu dương, nên độ dốc của đường xu thế dốc lên, tuy nhiên giá trị tuyệt đối của 2 hệ số không quá lớn, gần sát nhau, nên lượng mưa trong 2 tháng giai đoạn 1961-2000 tăng không đáng kể và tương đối đều nhau. Tháng 4 lượng mưa trong 40 năm tại trạm Trùng Khánh có xu thế giảm với hệ số góc là 0,5209.

Hình 3.19. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Trùng Khánh

Hình 3.20. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Cao Bằng

Cao Bằng sở hữu nhiều sông, hồ, thác, đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá là mát mẻ, ổn định. Tuy vậy, đến mùa mưa vẫn có sự biến đổi đáng kể. Vào tháng 4 và tháng 10, lượng mưa của trạm có xu thế giảm nhẹ. Còn vào 2 tháng chính đông và hè (tháng 1 và tháng 7) lượng mưa có xu thế tăng lên, tháng 7 tăng mạnh hơn với hệ số góc là 1,8318.

Nhìn chung, ta thấy tổng lượng mưa vào tháng 7 đạt giá trị cực đại trong 4 tháng tại tất cả các trạm, do khu vực đang ở trong mùa mưa. Độ dốc của đường xu thế tháng 1 trong 40 năm của 4 trạm hướng lên không quá nhiều, như vậy sự tăng lên của lượng mưa trong vòng 40 năm không quá lớn; tháng 4 và tháng 10 là 2 tháng chuyển mùa, lượng mưa có xu thế giảm nhẹ, tức là mùa mưa đang có xu hướng ngắn dần đi, lượng mưa tập trung hơn vào 3 tháng 6, 7 và 8.

Kết quả tính lượng mưa trung bình năm và các cực trị của chúng được dẫn ra trong hình 3.21 và bảng 3.5.

Hình 3.21. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm 4 trạm từ 1961-2000 Bảng 3.5. Tổng lượng mưa năm của các trạm khu vực tỉnh Cao Bằng

Đại lượng Bảo Lạc Nguyên Bình Trùng Khánh Cao Bằng

Trung bình 1245,98 1760,92 1655,02 1429,585

Tối cao 1630,0 2260,7 2570,6 1989,4

Tối thấp 884,6 1252,4 1178,8 939,8

Từ bảng 3.5 và hình 3.21, ta thấy 4 trạm thuộc tỉnh Cao Bằng có tổng lượng mưa từng năm trong khoảng 1000-1650mm. Xu thế biến đổi của tổng lượng mưa từng năm của 3 trên 4 trạm đều tăng lên, trừ trạm Trùng Khánh có xu thế giảm nhẹ. Tổng lượng mưa trung bình năm trong 40 năm của các trạm có sự dao động khá lớn: trạm Bảo Lạc có lượng mưa lớn nhất đạt 1630mm (năm 1981) nhưng lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 884,6mm (năm 1992); trạm Nguyên Bình có lượng mưa lớn nhất đạt 2260,7mm (năm 1978) nhưng lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 1252,4mm (năm 1969); trạm Trùng Khánh có lượng mưa lớn nhất đạt 2570,6mm (năm 1968) nhưng lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 1178.8mm (năm 1962); trạm Cao Bằng có lượng mưa lớn nhất đạt 1989,4mm (năm 1985) nhưng lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 939,8mm (năm 1962). Như vậy, ta thấy sự chênh lệch giữa năm mưa lớn nhất và năm mưa nhỏ nhất lên đến 1391,8mm tại trạm Trùng Khánh; và đạt thấp nhất là 745,4mm tại trạm Bảo Lạc. Nhìn chung tổng lượng mưa trung bình năm hầu hết có xu thế tăng, tăng mạnh nhất là ở trạm Cao Bằng với hệ số a1 = 6,4617; tăng nhẹ nhất là ở trạm Bảo Lạc với hệ số a1 = 0,8792. Tuy nhiên trạm Trùng Khánh có xu thế giảm nhẹ với hệ số a1 = 0,9341.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, thống kê và phân tích đặc điểm xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại khu vực tỉnh Cao Bằng trong vòng 40 năm, đồ án đã thu được một số kết quả như sau:

1) Trong 40 năm, nhiệt độ trung bình năm của cả 4 trạm quan trắc trên khu vực đều có xu thế tăng; tăng mạnh nhất ở trạm Nguyên Bình và nhỏ nhất tại trạm Bảo Lạc. Nhiệt độ trung bình trong tháng chính đông (tháng 1) có xu thế tăng nhanh hơn so với các tháng khác; tháng chính hè ở 2 trên 4 trạm là Bảo Lạc và Nguyên Bình lại có xu thế giảm.

2) Nhiệt độ tối cao tháng và năm của cả 4 trạm khá đồng đều, tốc độ tăng (giảm) đều không quá lớn, xu thế không có sự biến đổi rõ rệt.

3) Nhiệt độ tối thấp tháng và năm của khu vực có xu thế tăng, trong đó tháng 1 là có xu hướng tăng mạnh nhất trong 4 tháng chính, nghĩa là nền nhiệt của khu vực đang ấm dần lên.

4) Lượng mưa trung bình 2 tháng chính đông và hè (tháng 1 và tháng 7) có xu thế tăng lên, trong đó tháng 7 đạt giá trị cực đại trong 4 tháng tại tất cả các trạm. Còn lại trong 2 tháng chuyển mùa là tháng 4 và tháng 10 lượng mưa có xu thế giảm, lượng mưa trung bình năm hầu hết đều tăng, tăng mạnh nhất ở trạm Cao Bằng; giảm ở trạm Trùng Khánh. Tổng số ngày mưa tháng của 4 trạm đều đạt cực đại vào tháng 7, còn vào các tháng mùa đông (từ tháng 11-2 năm sau) tổng số ngày mưa trong tháng có xu hướng giảm dần. Lượng mưa ngày cực đại có xu hướng tăng dần vào mùa mưa, giảm dần vào mùa khô. Như vậy ta thấy mùa mưa đang rút ngắn dần đi, lượng mưa tập trung hơn vào 3 tháng 6,7 và 8.

2. Kiến nghị

Trong khuôn khổ của đồ án tốt nghiệp, bước đầu em đã thống kê, phân tích được xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại khu vực tỉnh Cao Bằng trong 40 năm (1961-2000). Đề tài có sử dụng bộ số liệu quan trắc, tuy nhiên số liệu chưa đầy đủ. Nếu điều kiện cho phép em sẽ có phương hướng phát triển đồ án để xác định thêm nguyên nhân, hình thế gây nên sự biến đổi này cho khu vực, sử dụng thêm số liệu tái phân tích hoặc mở rộng ra các khu vực lân cận dựa trên bộ số liệu đã có và sẽ tìm hiểu thêm các phương pháp nghiên cứu khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

1) Trần Duy Bình (2000), Chương trình quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu. Viện KTTV;

2) Nguyễn Viết Lành (2007), Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên khu vực Việt Nam, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 560, 33;

3) Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

4) Nguyễn Đức Ngữ (2009), Biến đổi khí hậu thách thức đối với sự phát triển (kỳ1), Kinh tế Môi trường, số 01, 10;

5) Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội. Báo cáo Tổng kết Đề tài NCKH cấp nhà nước;

6) Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1991), Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua - Thiên nhiên và con người. Nhà XB Sự thật, Hà Nội;

7) Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1999), Các trạng huống biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong các thập kỷ tới. Viện Khí tượng Thủy Văn;

8) Đào Đức Tuấn, Nguyễn Trọng Hiệu (1993) Về các trạng huống biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và Việt Nam. Viện Khí tượng thủy văn;

9) Nguyễn Văn Thắng và CS (2010) Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam. Báo cáo Tổng kết đề tài KC.08.13/06-10. Viện Khoa học KTTV và Môi trường, Hà Nội, 330 trang;

10)Trần Việt Liễn (2000) Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven biển Việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội;

11) Trương Anh Sơn, Trần Việt Liễn, Hoàng Đức Cường, (2007) Xây dựng các kịch bản khí hậu cho các vùng khí hậu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2100. Tạp chí KTTV, tháng 1, Hà Nội;

2. Tài liệu tiếng Anh

12)Kattenberg A., F. Giorgi, H. Grassl, G.E. Meehl, J.F.B Mitchell, R.J. Stouffer, T. Tokioka, A.J. Weaver, T.M.I Wigley (1996), Climate models - projections of future climate. Climate change 1995, Cambridge University Press, Cambridge;

13) Yan Zhongwei, Steven Bate, Richard E. Chandler, and Valerie Isham, Howard Wheater (2002), An Analysis of Daily Maximum Wind Speed in Northwestern Europe Using Generalized Linear Models. Journal of Climate, Vol. 15, 2073- 2088.

14) Founda D., K.H. Papadapoulos, M. Petrakis, C. Giannakopoulos, P. Good (2004), Analysis of mean, maximum, minimum temperature in Athens from 1897-2001 with emphasis on the last decade: trends, warm events and cold events, Global Planet Change;

15) Schoenwiese C. D., J. Rapp (1997), Climate Trend Atlas of Europe based on observations 1891-1990, Kluwer Academic Publisher, 228pp;

16) Schoenwiese C. D., J. Rapp, T. Fuchs, M. Denhard (1994) Observed climate change in Europe 1891-1990, Meteorol Zeitschrift NF 3, 22;

17) Manton M.J., P.M. Della-Marta, M.R. Haylock, K.J. Hennessy, N. Nicholls, L.E. Chambers, D.A. Collins, G. Daw, A. Finet, D. Gunawan, K. Inape, H. Isobe, T.S. Kestin, P. Lafale, C.H. Leyu, T. Lwin, L. Maitrepierre, N. Ouprasitwong, C.M. Page, J. Pahalad, N. Plummer, M.J. Salinger, R. Suppiah, V.L. Tran, B. Trewin, I. Tibig, D. Yee, (2001) Trends in extreme daily rainfall and temperature in Southern Asia and the South Pacific: 1961-1998, Int. J. Climatol. 21, 269;

3. Một số trang thông tin điện tử

18)http://dukhach.caobang.gov.vn/node/107 19)http://kttvdb.net/50/cao-bang.htm#.Wv8NP0iFPDf 20)http://danida.vnu.edu.vn/cpis/vn/cat/31 21)http://www.vea.gov.vn/VN/truyenthong/sukien-ngayle/tgshnd/Pages/Bi %E1%BA%BFn%C4%91%E1%BB%95ikh%C3%ADh%E1%BA%ADut %C3%A1c%C4%91%E1%BB%99ng%C4%91%E1%BA%BFnVi%E1%BB %87tNam.aspx 22)http://www.imh.ac.vn/files/doc/KichbanBDKH/KBBDKH_final%20May %202012_Part1.pdf 23)http://occa.mard.gov.vn/Gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-%E1%BB%A9ng-ph %C3%B3/Gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB %A3p/catid/16/item/2834/tong-quan-ve-bien-doi-khi-hau-toan-cau 24)http://www.vea.gov.vn/VN/truyenthong/sukien-ngayle/tgshnd/Pages/Bi %E1%BA%BFn%C4%91%E1%BB%95ikh%C3%ADh%E1%BA%ADut

%C3%A1c%C4%91%E1%BB%99ng%C4%91%E1%BA%BFnVi%E1%BB %87tNam.aspx

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w