Sự biến đổi của nhiệt độ cực trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 30 - 35)

Nhiệt độ cực trị bao gồm nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại, lần lượt là các giá trị thấp nhất và cao nhất trên một quy mô thời gian như ngày, tháng, mùa, năm, nhiều năm, ... Nhiệt độ cực tiểu và cực đại tháng trên mỗi khu vực, mỗi địa phương thường là cực trị khí hậu, khá ổn định qua các năm. Trong xu thế ấm lên toàn cầu, nền nhiệt độ của nước ta cũng biến đổi phức tạp hơn. Tuy nhiên xu thế biến đổi của nhiệt độ cực trị trên khu vực vẫn chưa được nghiên cứu nhiều do số liệu quan trắc không đầy đủ. Do đó bài đồ án này lựa chọn hướng nghiên cứu phân tích xu thế biến đổi nhiệt độ cực trị tháng của tỉnh Cao Bằng trong 40 năm (1961-2000).

a. Nhiệt độ tối cao

Những biểu đồ dưới đây thể hiện rất rõ đường xu thế của nhiệt độ tối cao tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10 và tối cao năm của 4 trạm trong thời gian 40 năm (1961-2000) trên khu vực tỉnh Cao Bằng.

Từ hình 3.6 ta thấy, xu thế nhiệt độ tối cao các tháng trong vòng 40 năm tại trạm Bảo Lạc gần như không có sự biến đổi quá lớn. Nhiệt độ tối cao tháng 1, tháng 4 và tháng 10 có xu thế tăng; trong đó tăng mạnh nhất là vào tháng 4 với hệ số góc là 0,0142 và tăng nhẹ nhất là vào tháng 10 với hệ số góc là 0,0018. Tuy nhiên, nhiệt độ tối cao tháng 7 có xu thế giảm với tốc độ 0,01560C/năm.

Hình 3.6. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Bảo Lạc

Đến trạm Nguyên Bình (hình 3.7) ta thấy, tháng 1, tháng 4 và tháng 10 trong khu vực có sự tăng về nhiệt độ với tốc độ lần lượt là 0,01080C/năm; 0,01330C/năm

và 0,0080C/năm, còn tháng 7 lại có xu hướng giảm với hệ số góc là 0,0187. Nhiệt độ tối cao lớn nhất cũng được ghi nhận vào tháng 4/1983 với 36,50C. Nhìn chung nhiệt độ tối cao tại đây cũng không có sự biến đông mạnh, xu thế tăng hay giảm đều không đáng kể.

Hình 3.7. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Nguyên Bình

Sự biến động nhiệt độ tối cao ghi nhận được tại trạm Trùng Khánh là không đáng kể (hình 3.8). Mức nhiệt tối cao đạt cực đại vẫn tập trung vào tháng 7 – tháng đặc trưng cho mùa hè. Tháng 1 và tháng 7 nhiệt độ tối cao có xu thế giảm với hệ số góc lần lượt là 0,0052 và 0,01. Vào 2 tháng chuyển mùa là tháng 4 và tháng 10, nhiệt độ tối cao tăng nhẹ với hệ số góc lần lượt là 0,0083 và 0,0137. Nhìn chung xu thế biến động của nhiệt độ tối cao tại Trạm Trùng Khánh không đáng kể.

Sự chênh lệch nhiệt độ tối cao giữa các tháng tại trạm Cao Bằng vào khoảng 5-60C. Nhìn chung, xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tại khu vực gần như tương đương nhau. 3/4 tháng chính đều có xu thế giảm với hệ số góc không quá lớn. Chỉ có tháng 4 có xu thế tăng với tốc độ là 0,0020C/năm. Nhìn chung nhiệt độ tối cao ở khu vực cũng không có sự biến đổi lớn (hình 3.9).

Hình 3.9. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Cao Bằng

Từ những biến động về nhiệt độ tối cao của các tháng, ta xét xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các năm ở 4 trạm quan trắc (hình 3.10). Giữa các trạm, biên độ dao động của nhiệt độ tối cao năm không lớn, từ 2-30C. Tại 2 trạm Bảo Lạc và Trùng Khánh nhiệt độ tối cao có xu thế tăng nhẹ, tốc độ tăng lần lượt là 0,00380C/năm và 0,00920C/năm. Còn đối với trạm Nguyên Bình và Cao Bằng, hệ số hồi quy lại mang giá trị âm, nghĩa là mang xu thế giảm, tuy nhiên cũng không giảm mạnh. Nhìn chung, nhiệt độ tối cao của cả 4 trạm trong 40 năm đều khá đồng đều, xu thế không có sự biến đổi rõ rệt.

b. Nhiệt độ tối thấp

Những biểu đổ dưới đây thể hiện xu thế của nhiệt độ tối thấp tháng 1, 4, 7, 10 và tối thấp năm của 4 trạm trong vòng 40 năm trên khu vực tỉnh Cao Bằng.

Qua hình 3.11 ta có thể thấy, nhiệt độ tối thấp của các tháng thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ tối thấp có xu hướng tăng, tăng mạnh nhất vào tháng 1 với tốc độ tăng khoảng 0,06390C/năm; thấp nhất là vào tháng 10 với tốc độ khoảng 0,0060C/năm.2 tháng còn lại tăng nhẹ hơn với tốc độ lần lượt là 0,02050C/năm; 0,01470C/năm.

Hình 3.11. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Bảo Lạc

Nguyên Bình là khu vực có nhiệt độ tối thấp thấp nhất trong các trạm được xét. Đã có nhiều năm nhiệt độ ở khu vực này giảm dưới 00C, tuy nhiên càng về sau nhiệt độ càng có sự gia tăng mạnh mẽ so với giai đoạn trước 1981. Xét về nhiệt độ tối thấp thay đổi qua 40 năm cho thấy (hình 3.12), mặc dù nhiệt độ tăng, nhưng nhiệt độ tối thấp cao nhất trong các tháng 1 chỉ đạt 8,80C; xảy ra vào năm 1991. Các tháng còn lại có nhiệt độ tối thấp duy trì ổn định. Cả 4 tháng tại trạm Nguyên Bình đều có xu thế tăng nhiệt độ tối thấp, trong đó tháng 1 là tăng mạnh nhất với hệ số góc là 0,0638; tháng 10 tăng nhẹ nhất với hệ số góc là 0,0188.

Theo hình 3.13 ta có thể thấy, nhiệt độ tối thấp ở Trùng Khánh có sự chênh lệch khá lớn qua các tháng. Cả 4 tháng tại trạm Trùng Khánh trong 40 năm đều có xu thế tăng nhiệt độ tối thấp tháng. Đường xu thế của nhiệt độ tối thấp tháng 1 dốc lên khá cao, với mức tăng khoảng 0,05670C/năm; nhưng nhiệt độ tối thấp cao nhất vẫn chỉ ở 7,10C xảy ra vào năm 1991. Vào tháng 4, tháng 7 và tháng 10, nhiệt độ tối thấp cũng tăng, tuy nhiên độ dốc của đường xu thế không lớn như tháng 1, tốc độ tăng lần lượt vào khoảng 0,02030C/năm; 0,01050C/năm và 0,01380C/năm.

Hình 3.12. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Nguyên Bình

Hình 3.13. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Trùng Khánh

Theo số liệu quan trắc thu thập được ở trạm khí tượng Cao Bằng, thì đây là khu vực có nhiệt độ tối thấp ổn định nhất. Nhiệt độ tối thấp ở khoảng 15-200C. Biên độ dao động của nhiệt độ tối thấp ở đây không quá lớn. Giai đoạn trước năm 1980, nhiệt độ tối thấp trong tháng 1 của khu vực có năm dưới 00C. Tuy vậy, càng về sau này, nhiệt độ tối thấp của Cao Bằng càng tăng, với tốc độ tăng trong 40 năm vào khoảng 0,0580C/năm. Tốc độ tăng nhiệt của tháng 4, tháng 7 và tháng 10 cũng tăng, nhưng nhẹ hơn so với tháng 1 và khá đồng đều nhau, với tốc độ lần lượt vào khoảng 0,010C/năm (hình 3.14).

Từ những biến động về nhiệt độ tối thấp của các tháng, ta xét xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các năm ở các khu vực. Qua hình 3.15 ta có thể thấy biến động

nhiệt độ tối thấp chủ yếu tăng. Nhiệt độ tối thấp các tháng ở khu vực Nguyên Bình là thấp nhất trong 3 trạm được xét. Tuy vậy, đây lại là khu vực có xu thế tăng nhiệt lớn nhất với tốc độ tăng là 0,06430C/năm. Độ dốc của đường xu thế của 3 trạm quan trắc khí tượng còn lại là Bảo Lạc, Trùng Khánh và Cao Bằng cũng khá lớn, và tương đối đều nhau, với tốc độ tăng vào khoảng 0,050C/năm.

Hình 3.14. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Cao Bằng

Hình 3.15. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp năm tại 4 trạm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 30 - 35)