Xu thế biến đối nhiệt độ trung bình tháng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 27 - 30)

Nhiệt độ không khí thay đổi từ tháng này qua tháng khác và từ năm này qua năm khác, nhưng luôn luôn xoay quanh giá trị nhiệt độ trung bình. Tính xu thế của nhiệt độ được thể hiện thông qua dấu của hệ số a1 và tốc độ xu thế của nhiệt độ được thể hiện thông qua độ lớn của hệ số a1 của phương trình xu thế: y= a0 + a1t

Hình 3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Bảo Lạc

Nằm trong khu vực địa bàn núi cao phía bắc của tỉnh Cao Bằng và cũng là vùng miền núi cao phía bắc Việt Nam, huyện Bảo Lạc là một quần thể núi non hùng vĩ, có địa hình hiểm trở, phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn với nhiều khe núi, núi đá, trong đó chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp. Khí hậu ở đây chịu tác động lớn của địa hình. Do huyện miền núi nên mùa hè mát mẻ, mùa đông lại rét buốt. Nền nhiệt độ ở đây được phân bố không đồng đều giữa các khu vực núi vừa, núi cao và thung lũng, khiến cho đây là khu vực có nhiệt độ cao nhất và mùa đông ấm nhất. Biên độ dao động nhiệt cũng không quá lớn. Theo hình 3.1 ta thấy nhiệt độ trung bình tháng 1 trong 40 năm tăng với hệ số góc a1 = 0,0485; nhiệt độ trung bình tháng 4 cũng tăng với hệ số góc là 0,0022 tăng nhẹ hơn so với tháng 1; ngược lại tháng 7 và tháng 10 nhiệt độ có xu thế giảm, tuy nhiên nhẹ với hệ số góc lần lượt là 0,0003 và 0,0006.

Còn đối với Nguyên Bình, đây là khu vực có nền nhiệt độ thấp, nhiều năm xảy ra sương muối và băng tuyết trên núi cao. Biên độ dao động nhiệt không quá lớn. Theo hình 3.2, nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng khá lớn với hệ số góc a1 = 0,0409; đến tháng 4 nhiệt độ tăng nhẹ hơn với hệ số góc a1 = 0,0107; tháng 7 nhiệt độ giảm nhẹ còn tháng 10 nhiệt độ tăng với hệ số góc lần lượt là 0,0004 và 0,0053.

Hình 3.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Nguyên Bình

Do điều kiện vị trí địa lý và địa hình, huyện Trùng Khánh chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới; thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Từ hình 3.3 ta thấy nhiệt độ ở khu vực Trùng Khánh có diễn biến rất rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tất cả 4 tháng đều tăng, tháng 1 tăng nhiều nhất với hệ số góc là 0,03; các tháng còn lại tăng nhẹ hơn với hệ số góc lần lượt là 0,0133; 0,0019 và 0,0035.

Đối với trạm Cao Bằng (hình 3.4), nhiệt độ trung bình của tất cả 4 tháng đều tăng, trong đó tháng 1 tăng nhiều nhất, tháng 10 tăng nhẹ nhất với hệ số góc lần lượt 0,03 và 0,0099; tháng 4 với tháng tháng 7 tăng nhẹ hơn với hệ số góc lần lượt là 0,0088 và 0,0012.

Qua hình 3.5, ta thấy nhiệt độ trung bình năm trên khu vực đều có xu hướng tăng, tuy nhiên với hệ số hồi quy khá nhỏ. Nhiệt độ trung bình tháng trạm Nguyên Bình và Trùng Khánh tăng khá đều nhau, với hệ số góc a1 = 0,01; còn trạm Bảo Lạc và Cao Bằng có xu thế tăng nhẹ hơn với hệ số góc lần lượt là 0,0077 và 0,0092.

Hình 3.3. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Trùng Khánh

Hình 3.4Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Cao Bằng

Hình 3.5. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm các trạm (1961-2000)

Tóm lại, từ 5 hình trên ta thấy, nhiệt độ trung bình năm cả 4 trạm đều tăng, tăng mạnh nhất là tại trạm Nguyên Bình và nhỏ nhất tại trạm Bảo Lạc. Nhiệt độ

trung bình trong các tháng chính đông (đặc biệt là tháng 1) của trạm quan trắc trong khu vực tăng lên nhiều hơn so với các tháng khác; tháng 7 của trạm Nguyên Bình, tháng 7 và tháng 10 trạm Bảo Lạc có xu thế giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w