KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia tt (Trang 39 - 40)

Kết luận:

1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia của Ngành Thể dục thể thao còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực CNTT bước đầu đã đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia, song qua quá trình triển khai ứng dụng các hệ thống CNTT, do cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT còn chưa đồng bộ, chưa cụ thể để thu hút các đối tượng tham gia vào công tác quản lý. Vì thế hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia hiện nay còn nhiều hạn chế.

2. Qua phân tích những cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và Ngành TDTT nói riêng, cũng như thực tiễn

việc ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn hiện nay, luận án đã xác định, đề xuất và xây dựng được 7 giải pháp cơ bản mang tính đồng bộ, trọng điểm và tính chiến lược xuyên suốt nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia. Các giải pháp bao gồm:

Giải pháp 1. Giải pháp về nâng cao nhận thức.

Giải pháp 2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Giải pháp 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả CNTT.

Giải pháp 4. Giải pháp về nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính.

Giải pháp 5. Giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT. Giải pháp 6. Giải pháp về khoa học và công nghệ.

Giải pháp 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT.

3. Với 07 giải pháp lựa chọn bước đầu đã được sự thừa nhận của các chuyên gia, các nhà chuyên môn. Đồng thời qua thời gian 2 năm kiểm chứng trên đối tượng khách thể nghiên cứu, và 20 tháng kiểm chứng cụ thể ở 03 môn thể thao đã khẳng định được hiệu quả rõ rệt của các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia thông qua các tiêu chí về số lượng, tần suất cán bộ, viên chức sử dụng thường xuyên các hệ thống CNTT phục vụ quản lý đào tạo VĐV; các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT mang tính định tính và định lượng. Kết quả đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thể hiện qua chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT&TT.

Kiến nghị:

1. 07 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia mà kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng có thể được triển khai áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia nói riêng.

2. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia, cần thiết phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ 07 giải pháp mà kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng, cũng như phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị chuyên trách về CNTT, cũng như các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia trong điều kiện thực tiễn hiện nay.

3. Tổng cục Thể dục thể thao cần xem xét và xây dựng, ban hành một cơ chế quản lý (gồm cơ chế khai thác, vận hành, tác nghiệp, chuẩn hoá thông tin CSDL và chế độ báo cáo điện tử của các Vụ, đơn vị trực thuộc) nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính Nhà nước của Ngành nói chung và hiệu quả quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia tt (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)