Giải pháp về nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính 56 56.00 5.Giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT 44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia tt (Trang 25 - 29)

CNTT. 78 78.00 17 17.00 5 5.00

6. Giải pháp về khoa học và công nghệ. 72 72.00 21 21.00 7 7.00 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT. 83 83.00 16 16.00 1 1.00 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT. 83 83.00 16 16.00 1 1.00 Tất cả các giải pháp mà quá trình nghiên cứu đưa ra đều được đa số các ý kiến trả lời lựa chọn với trên 90.00% ý kiến xếp ở mức độ từ cần thiết cho đến rất cần thiết. Đồng thời, qua toạ đàm trực tiếp với các đối tượng phỏng vấn cho thấy, các ý kiến trả lời đều cho rằng, để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia, cần thiết phải áp dụng đồng thời tất cả các giải pháp trên vào thực tiễn quá trình tổ chức, quản lý công tác đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.

Tiếp theo, luận án tiếp tục xem xét đến kết quả phỏng vấn 100 chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các HLV, VĐV… Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.14 cho thấy:

BẢNG 3.14. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC MANG TÍNH TRỌNG ĐIỂM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT MANG TÍNH TRỌNG ĐIỂM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT

TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VĐV CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA (n = 100).

TT Các giải pháp Kết quả phỏng vấn

n %

1. Giải pháp về nâng cao nhận thức. 64 64.00

2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý. 100 100.00

3. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả CNTT. 100 100.00

4. Giải pháp về nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính. 56 56.00 5. Giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT. 44 44.00 5. Giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT. 44 44.00 6. Giải pháp về khoa học và công nghệ. 51 51.00 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT. 100 100.00

Trong số 07 giải pháp đã được các chuyên gia lựa chọn, thì khi xác định giải pháp trọng điểm, các ý kiến chuyên gia cũng tương đối tập trung, và đồng nhất xác định 03 giải pháp (giải pháp số 2, 3 và 7) với tỷ lệ 100% ý kiến lựa chọn. Như vậy, qua kết quả phỏng vấn của chuyên gia, trong số 07 giải pháp lựa chọn, luận án đã xác định được 03 giải pháp chiến lược mang tính trọng điểm, gồm giải pháp 2, giải pháp 3 và giải pháp 7. Các giải pháp còn lại, mặc dù không xác định là các giải pháp trọng điểm (đột phá), nhưng cũng đều là các giải pháp mang tính chiến lược xuyên suốt nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.

3.2.5. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia. công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.

Giải pháp 1. Giải pháp về nâng cao nhận thức.

Mục đích: Tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công

nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực của Ngành Thể dục thể thao, và nâng cao năng lực sử dụng CNTT&TT qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng.

Giải pháp 2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Mục đích: Thúc đẩy nhanh tiến trình ứng dụng CNTT trong công tác

quản lý nhà nước, và công tác quản lý đào tạo VĐV. Nghiên cứu xây dựng quy định bắt buộc cán bộ, công chức viên chức sử dụng phương tiện CNTT trong công việc; hoàn thiện quy chế khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin, yêu cầu phải ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin đã xây dựng trong công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp như: Hệ thống thông tin quản lý huấn luyện VĐV; hệ thống thông tin quản lý điều hành, tác nghiệp; hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp thi đấu thể thao; hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hệ thống CSDL VĐV, HLV.

Giải pháp 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả CNTT.

Mục đích: Tin học hoá các hoạt động quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển

nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý và tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Đảm bảo duy trì vận hành các hệ thống CNTT phục vụ quản lý đào tạo VĐV cho các đối tượng tham gia vào hệ thống một cách thuận tiện nhất. Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động đào tạo VĐV các đội tuyển đến với các cán bộ quản lý, các cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách.

Giải pháp 4. Giải pháp về nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính.

Mục đích: Huy động nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn vốn khác nhau

19

từng phần các chương trình, dự án trọng điểm trong chiến lược. Tập trung cho triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT theo định hướng của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cũng như yêu cầu thực tiễn của Ngành Thể dục thể thao.

Giải pháp 5. Giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT.

Mục đích: Tăng cường phối hợp, hợp tác với các đơn vị có liên quan

trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong TDTT. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành về lĩnh vực CNTT&TT; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng về trình độ khoa học, công nghệ hiện đại, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong thi đấu thể thao.

Giải pháp 6. Giải pháp về khoa học và công nghệ.

Mục đích: Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, nghiên cứu triển

khai các công nghệ mới nhằm mở rộng khả năng liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành. Nghiên cứu phát triển CNTT để giải quyết các bài toán đặc thù về xử lý dữ liệu VĐV, HLV và dữ liệu thành tích thi đấu thể thao, nâng cao năng lực nghiên cứu của các cán bộ khoa học về CNTT. Triển khai các chương trình NCKH, công nghệ về CNTT tạo tiềm lực và năng lực công nghệ cho Ngành Thể dục thể thao.

Giải pháp 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT.

Mục đích: Luôn coi trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ

CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, HLV, VĐV. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực CNTT của Ngành Thể dục thể thao. Có chính sách, chế độ thích hợp cho các đơn vị chuyên trách CNTT để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực về CNTT cho Ngành Thể dục thể thao. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT cho ngành.

Nội dung cụ thể của các giải pháp, phương thức phối hợp thực hiện và các tiêu chí đánh giá được trình bày cụ thể ở mục 3.2.5 trong luận án.

3.2.6. Bàn luận về nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia. công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.

Các giải pháp lựa chọn về cơ bản đã được sự thừa nhận của các chuyên gia, các cán bộ quản lý với tỷ lệ trên 90.00% ý kiến xếp ở mức độ từ cần thiết cho đến rất cần thiết, đồng thời 100% ý kiến xác định các giải pháp 2, 3 và 7 là các giải pháp trọng điểm. Có thể nói các giải pháp lựa chọn được các ý kiến tán thành khá cao và tương đối tập trung. Tuy nhiên, nội dung các giải pháp sau khi đã xây dựng còn được luận án tiếp tục khảo nghiệm trên các đối tượng chuyên gia, cán bộ quản lý về mức độ phù hợp, tính khả thi của nó trong điều kiện thực tiễn áp dụng. Có thể nói, các giải pháp trên đây về cơ bản là xuất phát từ mục tiêu kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch đến năm 2020 (theo Quyết định số 3728/QĐ-BVHTTDL), cụ thể: hàng năm, phấn đấu nâng cao thứ hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch so với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, phấn đấu xếp hạng tổng thể đứng trong tốp 6.

3.3. Ứng dụng và xác định hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. dụng CNTT trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia.

3.3.1. Tổ chức kiểm chứng khoa học.

Việc nghiên cứu ứng dụng và xác định hiệu quả các giải pháp được tiến hành trong thời gian 24 tháng (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016) tại Trung tâm Thông tin Thể dục thể thao - Tổng cục Thể dục thể thao, các Vụ, đơn vị, một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia và các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia. Quá trình kiểm chứng khoa học được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1. Kiểm chứng về mức độ phù hợp, tính khả thi của nội dung các giải pháp đã được xây dựng.

Bước 2. Kiểm chứng các giải pháp lựa chọn trong thực tiễn.

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu, cũng như phạm vi tác động của cá nhân, nên trong quá trình kiểm chứng khoa học, luận án chỉ tiến hành ứng dụng thí điểm trong thực tiễn 03/07 giải pháp lựa chọn (trong đó có 02 giải pháp trọng điểm), các giải pháp lựa chọn ứng dụng thí điểm gồm:

Giải pháp 1. Giải pháp về nâng cao nhận thức.

Giải pháp 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả CNTT. Giải pháp 7. Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT.

3.3.2. Kết quả kiểm chứng khoa học.

3.3.2.1. Kết quả kiểm chứng mức độ phù hợp, tính khả thi của các giải pháp lựa chọn.

Luận án đã tiến hành phỏng vấn và hội thảo với các chuyên gia. Căn cứ vào thang đo Likert, luận án tiến hành xác định điểm trung bình trên 100 chuyên gia. Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.15 và 3.16 cho thấy:

Về mức độ phù hợp, tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia: Đại đa số các ý kiến đều xếp ở mức độ phù hợp cho đến rất phù hợp (chiếm tỷ lệ từ 95.00% đến 100.00%); tương tự về tính khả thi trong điều kiện áp dụng thực tiễn, đại đa số các ý kiến cũng đều xếp ở mức độ khả thi cho đến rất khả thi (chiếm tỷ lệ từ 95.00% đến 100.00%). Còn lại số ít các ý kiến cho rằng về giải pháp về hợp tác trong lĩnh vực CNTT do luận án xây dựng xếp ở mức độ rất không phù hợp (02 ý kiến, chiếm tỷ lệ 2.00%) và ở mức độ không phù hợp (03 ý kiến, chiếm tỷ lệ 3.00%). Về tính khả thi cũng tương tự, có 02 ý kiến (chiếm tỷ lệ 2.00%) xếp ở mức độ rất không khả thi và 03 ý kiến (chiếm tỷ lệ 3.00%) xếp ở mức độ không khả thi. Ở kết quả phỏng vấn lần thứ hai cũng cho diễn biến tương tự.

BẢNG 3.15. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 1 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP, TÍNH KHẢ THI CỦA NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VĐV CÁC ĐỘI TUYỂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VĐV CÁC ĐỘI TUYỂN

QUỐC GIA (n = 100).

TT Mức độ phù hợp, tính khả thi của các giải pháp

Kết quả phỏng vấn xếp theo mức độ ưu tiên Điểm trung bình

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia tt (Trang 25 - 29)