Vị trí khởi phát của ung thư

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG UNG THƯ BIỂU mô tế bào đáy và UNG THƯ BIỂU mô tế bào vảy VÙNG đầu mặt cổ (Trang 37 - 47)

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 161 bệnh nhân thì vị trí khởi phát của thương tổn ung thư hay gặp nhất là vị trí mũi và rãnh mũi má chiếm 26,7%, tiếp theo là tổn thương ở má chiếm 25,5%, thương tổn ở thái dương và ổ mắt chiếm 18,6%. Ít gặp hơn là quanh miệng chiếm 5,6%, trán, da đầu và tai cùng chiếm 4,3% và ít gặp nhất là vùng cằm và cổ chiếm tương ứng 1,9% và 1,3%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự theo kết quả nghiên cứu của Trần Hậu Khang và cộng sự trên 231 bệnh nhân UTBMTBĐ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 2007 - 2011 cho thấy 33,8% tổn thương ở má, 27,3 % thương tổn ở mũi, 18,2% thương tổn ở mi mắt. [23]

Như vậy ung thư da thường khởi phát ở vị trí mũi, má, mi mắt.

4.2.3. Kích thước thương tổn cơ bản

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 161 bệnh nhân được chọn vào nhóm

nghiên cứu, kích thước tổn thương trung bình của UTBMTBĐ là 4,11 ± 5,8 cm², của UTBMTBV là 3,91 ± 3,87 cm². Thương tổn nhỏ nhất là 0,5 cm², thương tổn lớn nhất 25 cm².

Trong nghiên cứu Blackford S và cộng sự tại Bệnh viện Sinleton cho thấy kích thước thương tổn cơ bản của UTBMTBĐ là 0,96cm², rộng nhất là

3,5cm², nhỏ nhất là 0,3cm² [24].

Theo Jonh.S.Rhee và cộng sự nghiên cứu 121 bệnh nhân mắc ung thư da không hắc tố trong năm 2001 - 2002 kết quả cho thấy kích thước thương tổn cơ bản nói chung của là 0,56cm², nhỏ nhất là 0,04cm², rộng nhất là 18cm². [21]

So sánh với các nghiên cứu trên ta có thể thấy rằng kích thước thương tổn ung thư da tại Anh và Mỹ nhỏ hơn nhiều so với tại Việt Nam. Như trên ta thấy thời gian trung bình bệnh nhân đến khám và điều trị cũng là gần 4 năm, khoảng thời gian dài này giúp khối u phát triển to hơn nhiều so với các thương tổn đến khám sớm. Điều này có thể giải thích do trình độ dân trí nước ta thấp, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, đa số bệnh nhân không có điều kiện đi kiểm tra và phát hiện thương tổn sớm, thường âm thầm chịu đựng hoặc tự điều trị không đúng cách chính vì vậy làm cho thương tổn lan rộng hơn và lớn hơn.

Mặt khác nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong ung thư biểu mô tế bào đáy, tổn thương trên 2 cm² chiếm 52,7%, dưới 2 cm² chiếm 47,3%. Trong ung thư biểu mô tế bào vảy, tổn thương trên 2cm² chiếm 59,4%, dưới 2 cm² chiếm 40,6%. Kích thước thương tổn của ung thư tế bào đáy là lớn hơn so với tế bào vảy, điều này có thể được lí giải như sau, ung thư tế bào đáy thường tiến triển chậm hơn, ít xâm lấn hơn nên thường bệnh nhân sẽ đến muộn hơn, trong khi đó ung thư tế bào vảy có tiên lượng xấu, dễ xâm lấn, tiến triển nhanh hơn nên thường bệnh nhân đến khám sớm hơn. Do vậy có thể kích thước thương tổn trong UTBMTBĐ lớn hơn so với thương tổn trong UTBMTBV, song điều này không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

4.2.4. Tính chất thương tổn trong ung thư da không hắc tố

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chủ yếu gặp tổn thương đơn độc với 149/161 bệnh nhân tương ứng với 92,5%. Thương tổn cơ bản chủ yếu là dạng u chiếm 44,1%, tiếp theo đó là thương tổn sẩn và sùi tương ứng 32,3% và 19,9%. Trong các thương tổn cơ bản, triệu chứng loét đi kèm gặp ở 80/161

bệnh nhân tương ứng với 49,7%. Trong UTBMTBĐ, có 81/129 bệnh nhân tương ứng với 62,8% có chảy máu, 48/129 bệnh nhân chiếm 37,2% xuất hiện hạt ngọc ung thư và 24/129 bệnh nhân ứng với 18,6% ung thư xuất hiện trên thương tổn da có sẵn từ trước đó như sẹo, vết trợt ,loét, dày sừng,… Trong UTBMTBV, triệu chứng chảy máu thương tổn với 16/32 bệnh nhân tương ứng 50%, có 8/24 bệnh nhân tương ứng với 25% bệnh nhân có thương tổn da từ trước đó như sẹo, vết trợt, loét, dày sừng…

Qua đây nhận thấy rằng có tỷ lệ không nhỏ UTBMTBĐ và UTBMTBV có thương tổn cơ bản kèm theo chảy máu và đặc biệt là kèm theo loét. Loét là 1 yếu tố mà bệnh nhân thường để ý và đến khám vì dấu hiệu này, nó cũng là dấu hiệu để tiên lượng ung thư da. Tỷ lệ loét đi kèm với thương tổn trong nghiên cứu cao cho thấy việc cung cấp, tuyên truyền và giáo dục các kiến thức về các dấu hiệu quan trọng báo động ung thư da cho bệnh nhân như vết loét lâu lành trên nền tổn thương mạn tính để bệnh nhân có thể phát hiện và đi khám chữa kịp thời là vô cùng quan trọng, có thể giúp phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để tổn thương tiến triển và lan rộng.

Chúng tôi nhận thấy các kết quả trên tương đối giống với các kết quả của nghiên cứu Trần Hậu Khang và cộng sự về ung thư biểu mô tế bào đáy tại Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn từ năm 2007 – 2011 đó là 91,3% là tổn thương đơn độc, thương tổn cơ bản là dạng u chiếm 84,4%, triệu chứng loét gặp trong 40,7% các trường hợp và dấu hiệu hạt ngọc ung thư xuất hiện ở 41,6% bệnh nhân [23].

4.2.5. Điều trị trong ung thư da không hắc tố

Qua nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy trong UTBMTBĐ , phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật Mohs với 82/129 bệnh nhân UTBMTBĐ chiếm tỷ lệ 63,6%, phương pháp phẫu thuật cắt rộng tổn thương với 29/129 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,5%. Còn trong UTBMTB vảy, phương pháp điều trị

chủ yếu là cắt rộng tổn thương có 16/32 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 50%, phẫu thuật Mohs có 8/32 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 25%. Có thể lý giải kết quả này như sau: UTBMTBĐ là ung thư chủ yếu phát triển tại chỗ, nhiều khi các thương tổn bề mặt nhỏ nhưng lan rộng ở dưới giống hàm ếch, rất ít khi di căn do đó ưu tiên thực hiện phẫu thuật Mohs, còn UTBMTBV ngoài tính chất xâm lấn tại chỗ thì nó còn di căn hạch, di căn xa theo đường máu và bạch huyết do vậy người ta thường thực hiện phẫu thuật Mohs trong những trường hợp thật sự cần tiết kiệm vùng da lành.

Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu của ung thư da nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn tỷ lệ không nhỏ là điều trị không phải phẫu thuật với tỷ lệ 13,3% với UTBMTBĐ và 25% với UTBMTBV. Sở dĩ vẫn còn tồn tại con số không nhỏ điều trị không phải phẫu thuật trong nghiên cứu vì điều trị khác ở đây hầu hết là các bệnh nhân nặng, nhiều tuổi phát hiện muộn, không đủ điều kiện sức khoẻ tham gia cuộc mổ, gia đình xin về không điều trị và một số bệnh nhân xin chuyển viện. Đó là các yếu tố nhiễu, gây ra những khó khăn trong việc đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác về điều trị ung thư da trong nghiên cứu của chúng tôi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 161 bệnh nhân bao gồm UTBMTBĐ và UTBMTBV điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Tình hình ung thư da biểu mô không hắc tố vùng đầu mặt cổ

- Tuổi trung bình mắc bệnh là 65,6 ± 15,8 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 7 tuổi, lớn tuổi nhất là 92 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, nhiều nhất là tuổi trên 40 chiếm 93,1%.

- Độ tuổi hay gặp nhất là trên 60 tuổi chiếm 67,7%.

- Bệnh hay gặp ở nhóm bệnh nhân tiếp xúc nhiều với bức xạ mặt trời, tỷ lệ ở nông thôn cao gấp 2,22 lần thành thị.

2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Thời gian mắc bệnh trung bình ≤ 2 năm chiếm 44,9% với UTBMTBĐ và 68,7% với UTBMTBV.

- Phần lớn bệnh nhân có thương tổn đơn độc (92,55%). - Hay gặp nhất là tổn thương dạng u (44,1%).

- Tổn thương gặp nhiều nhất ở vùng mũi má (52,2%).

- Tổn thương thường kèm theo chảy máu (81% ở UTBMTBĐ, 50% ở UTBMTBV) và loét (49,7%).

- Ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm tỷ lệ chủ yếu (80,1%), ung thư biểu mô tế bào vảy kém phổ biến hơn (19,9%).

- Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu.

KIẾN NGHỊ

Sau khi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư da đầu mặt cổ” chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

1. Các thương tổn ung thư da thường kèm theo loét. Vậy nên các thương tổn da có loét, đặc biệt các thương tổn da mạn tính cần được tầm soát và theo dõi kĩ bằng lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện sớm UTD.

1. Guy GP, Machlin SR, Ekwueme DU, Yabroff KR (2014), Prevalence and

costs of skin cancer treatment in the U.S, 2002-2006 and 2007-2011. Am J

Prev Med , 104(4), 69-74.

2. Robinson, JK (2005). Sun exposure, sun protection, and vitamin D.

JAMA ,294, 43- 1541.

3. Slattery, Martha, Richard Kerber (1993). A comprehensive evaluation of family history and breast cancer risk. Journal of the American Medical Assn.

4. Tierney EP and Hanke CW (2009). Cost effectiveness of Mohs micrographic

surgery: Review of the literature. J Drugs Dermatol, 8, 914-922.

5. Shriner DL, McCoy K, Goldberg DJ, Wagner RF (1998). Mohs

micrographic surgery. J Amer Acad Dermatol, 39, 79-97.

6. Cakir, BÖ; Adamson, P; Cingi, C (2012). Epidemiology and economic

burden of nonmelanoma skin cancer. Facial plastic surgery clinics of

North America, 20 (4), 22- 419.

7. Dubas, LE; Ingraffea, A (2013). Nonmelanoma skin cancer. Facial plastic

9. Marks R (1995). An overview of skin cancers. Incidence and causation.

Cancer, 75,12- 607.

10. Mohan SV, Chang ALS (2014). Advanced basal cell carcinoma: epidemiology and therapeutic innovations. Curr Dermatol Rep, 3(1),40-45.

11. Richard Seabrook (2011) "Skin cancer statistics". Cancer Research UK.

Retrieved 28 October 2014.

12. Rogers HW, Weinstock MA, Harris AR et al (2006). Incidence estimate of

nonmelanoma skin cancer in the United States, Arch Dermatol,

146(3),283-287.

13. Saladi RN, Persaud, AN (2005). The causes of skin cancer: a

comprehensive review. Drugs of today , 41 (1), 37–53.

14. National Toxicology Program. Report on Carcinogens, Twelfth Edition. U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, National Toxicology Program. 2011, 429-430.

15. Kuschal C, Thoms, KM et al (2012). Skin cancer in organ transplant

recipients: effects of immunosuppressive medications on DNA repair. Experimental Dermatology, 21 (1), 2–6.

Cancer, 9, 14-18.

17. Margaret P Staples, Mark Elwood, Robert C Burton (2002), Non-

melanoma skin cancer in Australia, the 2002 national servey and trends since 1985, 7.

18. Davis RE, Spencer JM (1997). Basal and squamous cell cancer of the

facial skin. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 5,86–92.

19. Christenson LJ, Borrowman TA, Vachon CM (2005), et al. Incidence of

basal cell and squamous cell carcinomas in a population younger than 40 years JAMA, 294, 681–690.

20. Howlader N, Noone AM, Krapcho M, et al (2012). SEER Cancer

Statistics Review 1975-2009 Bethesa, National Cancer Institute.

21. John S. Rhee, B. Alex Matthews, Marcy Neuburg, et al, The Skin Cancer

Index: Clinical Responsiveness and Predictors of Quality of Life, 399– 405

22. John S. Rhee MD, MPH. B. et al (2004). Skin Cancer and Quality of Life:

Assessment With the Dermatology Life Quality Index. Dermatol

Surg , 30, 525–529.

23. Trần Hậu Khang, Vũ Thái Hà, Vũ Huy Lượng và cộng sự (2011), Ung thư

24. Blackford S, Roberts DL, Salek MS, Finlay AY (1996). Basal cell

carcinomas cause little handicap. Quality of Life Research, 5, 191-194.

PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

1. Hành Chính:

 Họ tên bệnh nhân:

 Giới: □ nam □ nữ

 Tuổi:

 Địa chỉ: □ Thành thị □ Nông thôn

 Nghề nghiệp: □ Trong nhà □ Ngoài trời

 Mã bệnh án:

 Ngày vào viện:…………. Ngày ra viện:………….

 Số điện thoại liên lạc:

2.3. Thời gian mắc bệnh:

2.4. Diễn biến triệu chứng: Triệu chứng xuất hiện đầu tiên

2.5. Thương tổn cơ bản: - Vị trí: - Kích thước: diện tích………..cm2 - Số lượng: - Màu sắc: - Đặc điểm thương tổn:

- Ảnh hưởng chức năng: có / không

3. Đặc điểm mô bệnh học:

□ Ung thư tế bào đáy.

 Ung thư tế bào vảy.

□ Ung thư da không hắc tố khác.

4. Phương pháp điều trị:

□ Mohs và tạo hình. □ Cắt rộng thương tổn.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG UNG THƯ BIỂU mô tế bào đáy và UNG THƯ BIỂU mô tế bào vảy VÙNG đầu mặt cổ (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w