Lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư da không hắc tố vùng đầu mặt cổ

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG UNG THƯ BIỂU mô tế bào đáy và UNG THƯ BIỂU mô tế bào vảy VÙNG đầu mặt cổ (Trang 36 - 37)

mặt cổ

4.2.1.Thời gian mắc bệnh trung bình

Thời gian mắc bệnh trung bình được tính là thời gian từ lúc bệnh nhân bắt đầu xuất hiện thương tổn cơ bản đến lúc bệnh nhân đi khám được chẩn đoán là ung thư da.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 161 bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu, thời gian mắc bệnh trung bình là 47 tháng, thời gian mắc bệnh dài nhất là 20 năm, ngắn nhất là 1 tháng. Trong số đó số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm hay gặp nhất là 52/161 bệnh nhân chiếm 32,3%, và thời gian mắc bệnh trên 5 năm hay gặp thứ 2 là 38/161 bệnh nhân chiếm 23,6%. Do đất nước ta đang đổi mới và phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, điều kiện kinh tế cao hơn nên ý thức của mỗi người dân với sức khoẻ của chính bản thân mình cũng tăng lên. Có lẽ mà vì thế tỷ lệ bệnh nhân đi khám sớm tăng lên dẫn đến tỷ lệ phát hiện bệnh trong khoảng thời gian dưới 1 năm

là nhiều nhất. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân phát hiện bệnh muộn (trên 5 năm).

Theo một nghiên cứu của Blackford S và cộng sự tại Bệnh viện Sinleton, thành phố Swansea nước Anh cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình của ung thư tế bào đáy là 25 tháng, thời gian ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 20 năm [24].

Theo nghiên cứu của Trần Hậu Khang và các cộng sự về UTBMTBĐ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2007 – 2011 trên 231 bệnh nhân UTBMTBĐ cho thấy thời gian mắc bệnh thường gặp nhất trong khoảng từ 1- 3 năm. [23]

So sánh với các kết quả nghiên cứu trên thì chúng tôi thấy tương xứng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG UNG THƯ BIỂU mô tế bào đáy và UNG THƯ BIỂU mô tế bào vảy VÙNG đầu mặt cổ (Trang 36 - 37)