0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Định hướng về ngưỡng nợ công tối ưu cho giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU TẠI VIỆT NAM (Trang 35 -42 )

Kinh nghiệm của các nước về quản lý nợ công - Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công EU: Thực trạng nợ công của Việt Nam khá tương đồng với quá trình phát sinh khủng hoảng của các nước trong khu vực.Theo đó: (i) cấu trúc nợ tiềm ẩn rủi ro (tỷ lệ nợ nước ngoài cao, nợ trong nước có kỳ hạn ngắn); (ii) nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng bộc lộ yếu kém; (iii) thâm hụt kép trên tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách; và (iv) áp lực lạm phát luôn tiềm ẩn và đôi

khi khó kiểm soát. Trong khi đó, năng lực quản lý, giám sát và sử dụng nợ công còn hạn chế. - Bài học từ thành công trong quản lý vốn vay nước ngoài: Hàn Quốc và Thái Lan là những nước thành công trong sử dụng và chấm dứt nhận ODA trong thời gian ngắn nhất. Để đạt được thành công, hai nước đã: (i) sử dụng vốn vay hiệu quả, song song với tăng tiết kiệm; đặt kế hoạch chấm dứt nhận ODA trong thời gian xác định không xa; (ii) hệ thống quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Cụ thể tại Thái Lan, mỗi dự án ODA bắt buộc phải thuê tư vấn và mọi khoản vay không được tính là nguồn thu ngân sách, nhưng các khoản trả nợ phải tính vào các khoản chi (ngưỡng vay nợ là 10% thu ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi ngân sách).

Theo khuyến nghị của WB và IMF, Việt Nam cần xây dựng và công bố kế hoạch tài khóa trung hạn nhằm cải thiện công tác quản lý ngân sách và nợ công theo hướng bền vững. Cụ thể: (Lưu ý, kể từ phần này, vốn vay nước ngoài gồm ODA và vốn thương mại khác).

+ Đến năm 2018: Tỷ lệ nợ công/GDP là dưới 63%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài/GDP dưới ngưỡng kiểm soát 50%. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)/ thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài đảm bảo theo khuyến nghị của WB là 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu (theo khuyến nghị IMF). Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP. Xây dựng định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên, trong đó chi cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương tiết kiệm từ 810%/năm.

+ Đến năm 2020: Tỷ lệ nợ công/GDP là dưới 60%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ và nợ nước ngoài/GDP được kiểm soát tốt và có bước đệm để duy trì dưới ngưỡng kiểm soát 50%. Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 58% tổng chi NSNN (giảm 9 -10% so với tỷ trọng bố trí dự toán năm 2015), tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi NSNN đạt khoảng 19-20% để có nguồn thu. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)/ thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/ tổng dư nợ nước ngoài đạt tối thiểu 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu. Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP, định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương từ 58%/năm.

III. GI I PHÁP CHO NGẢ ƯỠNG N CÔNG T I U T I VI T NAMỢ Ố Ư

Những vấn đề về nợ công ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số nguy cơ tiềm ẩn mang tính dài hạn nằm ở những yếu kém mang tính nội tại của nền kinh tế. Do đó, một số vấn đề Chính phủ cần phải xem xét các giải pháp trước những rủi ro của nợ công trong bối cảnh hiện nay, đó là:

1. Việc tính toán tỷ lệ nợ công cần nhất quán theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, tăng cường tính kỷ luật ngân sách đồng thời giúp việc quản lý nợ công đảm bảo tính chính xác, đồng bộ.

Cần thay đổi cách tính nợ công, trong đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ công hiện tại là bao nhiêu, có ở ngưỡng rủi ro cao hay không, từ đó mới có thể quản lý hiệu quả nợ công.

2. Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngoài. Nợ trong nước có thể huy động thông qua các đợt phát

hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.

3. Cần thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Kỷ luật tài khóa cần thực thi nhằm giảm thâm hụt ngân sách một cách cứng rắn theo lộ trình rõ ràng, chẳng hạn như thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 4% từ nay đến năm 2020, duy trì ở mức 3% kể từ sau năm 2020...

4. Phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công. Những ưu tiên cần đặt ra là: các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà nước không vì mục đích thương mại. Các doanh nghiệp nhà nước vì thế cũng cần phải thu hẹp theo hướng: tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích công ích và được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời bán các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại cho nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước.

Kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các DNNN đảm nhận. Chú ý năng lực tự tồn tại của các DN, cần có những điều chỉnh phù hợp để nguồn lực được phân bổ đến những khu vực có năng suất cao hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế.

5. Cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ công của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ chính phủ và nợ công đều đang tăng lên rất nhanh, mỗi bộ phận nợ này có tính chất và cấu trúc khác nhau, đem lại những rủi ro khác nhau và cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Để quản lý nợ hiệu quả, cần phải tính cả nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước để tránh tình trạng một hoặc vài doanh nghiệp nhà nước mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhà nước khác, gây đổ vỡ hàng loạt hệ

thống tài chính - ngân hàng do nợ xấu của các doanh nghiệp, khiến Chính phủ mất khả năng giúp doanh nghiệp trả nợ và dẫn đến tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và một số nước châu Âu đang gặp phải.

6. Cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm toán rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm toán nhà nước của Việt Nam còn thấp, chưa đủ khả năng để đánh giá, phân tích bản chất của nợ công, phân loại nợ công và đánh giá những tác động có thể xảy ra đối với nợ công. Hơn nữa, việc giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép. Luật Ngân sách Nhà nước cũng cần phải được rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, nợ công trong nước hay nợ công nước ngoài đang gặp mối nguy hiểm gì, do vậy nguy cơ vỡ nợ là điều không thể lường trước.

7. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, giảm thuế thu nhập DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả thu ngân sách, tránh thất thoát, thất thu thuế. Hiện tại, có thể cân nhắc đối với thuế giao dịch bất động sản, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ hay thuế ô nhiễm môi trường.

Duy trì khả năng xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt để trả nợ; Cần có giải pháp tránh tình trạng lên giá của tiền đồng làm tổn hại đến năng lực xuất khẩu, khuyến khích vay nước ngoài dẫn đến xói mòn khả năng trả nợ.

KẾT LUẬN

Vấn đề vay nợ công và quản lý vay nợ công luôn là những mối quan tâm thường trực của bất kì đất nước nào, bất kì giai đoạn nào. Việt Nam, tuy đã vượt qua mức an toàn (50% ) như mức tham chiếu của WB nhưng vẫn nằm chưa gặp phải nguy hiểm nào, tuy nhiên có thể thấy, tính cấp thiết của vấn đề này. Có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ công vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công/GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ công gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn. Thông qua những bài toán nợ công trên thế giới, cũng đã có những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chính phủ cần xây dựng kế hoạch vay nợ công phù hợp với từng chiến lược phát triển của từng thời kì. Đảm bảo tính bền vững, phát triển cả về quy mô và tốc độ của các khoản nợ, quản trị và đánh giá rủi ro có thế xảy ra một cách thường xuyên và hiệu quả. Mỗi quyết định vay, đầu tư đều cần được cân nhắc thạt kĩ lưỡng. và một điều rất quan trọng đó là tính công khai minh bạch trong công tác quản lý nợ công, tránh tình trạng “ cha chung không ai khóc” làm việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ quản lý.

Thông qua đề tài này, chúng em cũng đã tìm hiểu được nhiều thông tin, tập hợp được nhiều kiến thức và vấn đề cấp bách của xã hội. Chúng em cũng mong muốn rằng, bài viết có thể đem lại cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về nợ công, tình hình nợ công của đất nước ta trong thời gian gầy đây, đồng thời, đề cập một số giải pháp quản lý nợ công hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2011), Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7-2011, trang

www.mof.gov.vn

Vũ Quang Việt. (2010). Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?. Được lấy về từ: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-05-lieu-viet-nam-da-tinhdung-va- du-no-cong

Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt. “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”.

TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thảo Phương. “Nợ công Việt Nam – Những vấn đề cần bàn thêm”.

The World Bank- Điểm lại : Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

http://documents.worldbank.org/curated/en/131111468189531717/pdf/98139- VIETNAMESE-WP-PUBLIC-Box385180B.pdf

Tạp chí Tài chính – Nợ công : Ngưỡng nào là an toàn?

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/no-cong-nguong-nao-la-an- toan-50261.html

Tạp chí Tài chính- Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam -

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/no-cong-nguong-nao-la-an- toan-50261.html

Thời báo Ngân hàng – “ Nợ công tối ưu 68%GDP “ -

http://thoibaonganhang.vn/no-cong-toi-uu-68-gdp-14.html

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – “ Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay” - Ths. Lê Thị Khương

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?

48&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=2367967132950655# %40%3F_afrLoop%3D2367967132950655%26centerWidth

%3D80%2525%26dDocName%3DSBV245948%26leftWidth

%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse %26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqbmjia7hr_9

Một phần của tài liệu NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU TẠI VIỆT NAM (Trang 35 -42 )

×