Những rủi ro tiềm ẩn và đánh giá về ngưỡng nợ công Chính phủ thiết lập trong giai đoạn 2011-2015:

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 28 - 32)

lập trong giai đoạn 2011-2015:

Những rủi ro liên quan đến nợ công hiện nay Hiện nay, theo các Tổ chức quốc tế và trong nước, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo: Theo Bộ Tài chính (BTC), trong giai đoạn, nghĩa vụ trả

nợ nước ngoài trung dài hạn/thu NSNN đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).

- Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững: Theo Bộ KH&ĐT, chỉ tiêu Nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015; Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỷ năm 2014 và 150.000 tỷ năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm. - Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế: Các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Do đó, Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt NSNN. Hệ quả là, quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành TPCP. Ngoài ra, lãi suất bị đẩy đi lên cao, gây ra khó khăn cho DN, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay.

Cơ cấu nợ công trong giai đoạn này chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nghĩa vụ trả nợ công tăng cao trong hai năm 2014 và 2015 xuất phát từ việc phát hành trái phiếu năm 2013 có kỳ hạn rất ngắn, chủ yếu phải trả nợ vào năm 2014 và 2015 (gần 70% trái phiếu phát hành năm 2013 có kỳ hạn dưới 2 năm); Tỷ giá VND/USD liên tục tăng tác động đến nợ công (nợ nước ngoài). Tuy nhiên, rủi ro đối với nợ nước ngoài khi tỷ giá tăng sẽ không đáng ngại, do dự trữ ngoại hối của Việt Nam cơ bản gắn liền với đồng USD và đạt 36 tỷ USD (cuối năm 2014), sẽ đảm bảo sự can thiệp và điều chỉnh thị trường ngoại hối ngắn hạn, trong đó có việc trả nợ vay nước ngoài.

Dự kiến nghĩa vụ nợ nước ngoài hằng năm của Chính phủ

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Bản tin Nợ nước ngoài số 07 - Bộ Tài chính (7/2011)

Áp lực trả nợ nước ngoài đã phần nào giảm nhờ 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm được Chính phủ phát hành thành công ra thị trường quốc tế ngày 06/11/2014, với lãi suất 4,8%. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, áp lực trả nợ nước ngoài dưới hình thức trả nợ trái phiếu quốc tế sẽ rất lớn, có khả năng đưa Việt Nam rơi vào nguy cơ khủng hoảng nợ tại các thời điểm đáo hạn nợ.

Hiệu quả đầu tư chưa cao, thể hiện qua chỉ số ICOR:

Năm 2015, tăng trưởng kinh tế đã dần hồi phục, với tăng trưởng GDP đạt 6,68% - mức cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, hiệu quả đầu tư đã có bước cải thiện, với ICOR giai đoạn 2011-2015 đạt 6,91, giảm so với giai đoạn 2006-2010 (là 6,96). Điều này có nghĩa là, nếu giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần 6,96 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, thì giai đoạn 2011-2015 chỉ cần đầu tư 6,91 đồng. Rất đáng ghi nhận khi trong bối cảnh tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm mạnh (còn khoảng 32,6% GDP vào năm 2015) thì tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức hợp lý. Song cũng cần thẳng thắn, ICOR của Việt Nam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cộng với tình trạng đầu tư còn có sự dàn trải, lãng phí.

(Nguồn: http://cafebiz.vn)

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 lên tới gần 10.600.000 tỷ đồng, bằng khoảng 32-34% GDP. Phải huy động được nguồn vốn này, Việt Nam mới có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5-7% và thực hiện khâu đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn. Huy động vốn đã khó, nhất là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt, bội chi lớn, không đủ để chi thường xuyên và trả nợ, còn nợ công đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, càng đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn đầu tư, làm giảm ICOR, đồng thời gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại qua những phân tích trên, ngưỡng nợ công mà Chính phủ thiết lập trong giai đoạn này đã đem lại những kết quả tích cực đáng kể, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro giảm tăng trưởng khi sản lượng làm ra phải trả nợ và lãi, phải tăng thuế để tăng nguồn thu trả nợ.

3. Ngưỡng n công năm 2016 và đ nh hợ ướng ngưỡng n công cho giai ợđo n 2016-2020ạ

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 28 - 32)