Khái quát chung tình hình năm

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 32 - 35)

Những tháng đầu năm 2016, nền kinh tế nước ta phải gánh chịu nhiều thiệt hại do rét hại và băng giá ở phía Bắc, sau đó hạn hán kéo dài ở các tỉnh miền Nam Trung bộ, Tây Nguyên, hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố do Formosa, kinh tế thế giới phục hồi chậm... Do đó, tăng trưởng của nền kinh tế năm 2016 khó đạt được mục tiêu đề ra 6,7%. Cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài khóa, bội chi, vay nợ đều xuất phát từ tăng trưởng kinh tế. Khi chỉ tiêu tăng

trưởng kinh tế giảm nhưng các chỉ tiêu kia không giảm, dẫn đến tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên.

GDP 2016 không đạt chỉ tiêu: năm 2016 ước đạt tăng 6,21% so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%, quý IV tăng 6,68%.

Theo Tổng cục thống kê mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng là 6,7% đã đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn thì mức trên đã là một thành công.

Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%. Khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 125,9%, tăng 10,2%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2016 ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%.

CPI cả năm 2016 tăng 4,74%: CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

Theo đồng hồ nợ công toàn cầu The Global Debt Clock trên trang

Economist.com, tính đến thời điểm hiện tại, nợ công Việt Nam đang là 94,85 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP, chia bình quân đầu người là 1.039 USD, mức gia tăng nợ là 9,3%/năm.

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính cho biết đến cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến

đến sát ngưỡng nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.

Nợ công được quản lý, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo trong giới hạn cho phép nhưng “nếu tính đủ thì nợ đã vượt quá trần cho phép”.

Trước đó, ngay ngày đầu năm 2017, HSBC đã phát đi cảnh báo “nợ công vẫn tăng và có thể ảnh hưởng đến những lựa chọn chính sách trong trường hợp tăng trưởng sẽ thoái trào trong thời gian tới”.

Trong năm 2016, đối với trường hợp Việt Nam, nợ công đang tăng lên không hẳn là một điều xấu: trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Nhưng, trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ. Như vậy ngưỡng nợ công năm 2016 vẫn cho phép nền kinh tế có sự tăng trưởng và nằm trong ngưỡng chịu của nợ công Việt Nam mặc dù cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình phát triền kinh tế và gánh nặng nợ công để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 32 - 35)