Thực trạng công tác Kiểm tra thực tế hàng hóa

Một phần của tài liệu Quy trình thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục Hải Quan Nam Định (Trang 33 - 46)

Kiểm tra thực tế hàng hóa là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa,đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được quyết định khi tờ khai vào luồng đỏ hoặc Lãnh đạo chi cục hải quan nam định phát hiện dấu hiệu khả nghi.Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực tế hàng hóa thường được thực hiện sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ và xét duyệt miễn thuế.Mức độ,hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa được quyết định dựa trên các tiêu chí nhất định như:

-Quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng

-Chính sách quản lý đối với hàng nhập khẩu miễn thuế tạo TSCĐ của dự án đầu tư -Hồ sơ hải quan

-Kết quả phân tích và các nguồn thông tin khác

Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa là chi cục trưởng chi cục hải quan nam định.Đội nghiệp vụ dựa trên chỉ đạo của chi cục trưởng hải quan nam định để quyết định xem kiểm tra tỷ lệ %(xác suất) hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng.Cụ thể:

- Kiểm tra thông số của hàng hóa:tên hàng,mã số,số lượng,trong lượng,… - Đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Nếu kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo sẽ chuyển sang bước tiếp theo.Nếu kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với khai báo thì sẽ được Đội nghiệp vụ báo cáo trình lên để Lãnh đạo chi cục hải quan nam định để từ đó lãnh đạo xem xét quyết định hướng xử lý.

3.2.4. Thực trạng công tác Tổ chức miễn thuế và quyết định thông quan

Việc quyết định thông quan đối với hàng hóa miễn thuế được thực hiện theo điều 34 thông tư 38/2015/TT-BTC và điều 37 luật hải quan.Cán bộ hải quan Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai báo hải quan.Cán bộ hải quan bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu tiếp nhận,bàn giao hồ sơ hải quan theo mẫu

Việc tổ chức miễn thuế được thực hiện Việc tổ chức miễn thuế phải được thực hiện theo điểm b khoản 2 điều 103 của thông tư 194/2010/TT-BTC sau khi đã được thông quan các hàng hoá có chế độ miễn thuế do pháp luật quy định thì sẽ được cơ quan hải quan tính toán lại và hoàn lại thuế cho các DN hoặc DN tự tính tự kê khai báo cáo cơ quan hải quan và đề nghị cơ quan hải quan hoàn trả, không thu thuế theo quy định.

Công chức thuộc Đội Tổng hợp được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc miễn thuế.Căn cứ vào hồ sơ hải quan, căn cứ các qui định hiện hành, các điều kiện được miễn thuế để ra quyết định cho phù hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho DN trên cơ sở đảm bảo đúng pháp luật về thuế.

Bảng 3.4.Bảng số liệu miễn thuế

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Miễn thuế 10.337,8 9.395,24 10.337,76 11.084,98

(Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định) 3.2.5. Thực trạng công tác Phúc tập hồ sơ

Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu miễn thuế đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ pháp luật về hải quan của người khai hải quan và cán bộ, công chức trong quá trình thực

định nằm trong quy trình thủ tục thông quan được quy định tại số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16/04/2003.Quy trình nghiệp vụ phúc tập hồ sơ thực hiện theo quyết định số 1564/TCHQ/QĐ/KTSTQ.Người thực hiện việc phúc tập hồ sơ bao gồm:Chi cục trưởng chi cục Hải quan Nam định,đội trưởng đội Tổng hợp và kế toán thuế và các công chức theo sự phân công của chi cục trưởng.

3.3. Đánh giá thực trạng quy trình thủ tục Hải Quan hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư miễn thuế tại Chi cục Hải Quan Nam Định

3.3.1.Một số thành công

- Số dự án đầu tư

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định và Chi cục Hải quan Nam Định luôn thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư vào tỉnh Nam Định. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5. Số dự án đầu tư qua các năm tại Chi cục Hải quan Nam Định

Đơn vị tính:Dự án

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

SốDự án đầu tư 14 15 19

(Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định)

Năm 2014 số dự án đầu tư của tỉnh nam định là 14,năm 2014 là 15 và năm 2015 là 19 dự án đầu tư.Năm 2013 đến năm 2015 đã tăng lên 135,71%,tốc độ tăng trưởng nhanh. Có thể thấy số dự án đầu tư tại Nam Định đều tăng trưởng qua các năm, cho thấy được phần nào sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư mới và mở rộng dự án đầu tư.

- Công tác miễn thuế

Bảng 3.6. Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm tại Chi cục Hải quan Nam Định

Năm Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số thuế được miễn 9.395.245.900 10.337.760.682 11.084.981.199 Số tiền thuế thu được 105.884.980.194 156.604.857.023 172.108.979.868 Tổng tiền thuế 115.280.226.094 166.942.617.705 183.193.961.067 Số thuế được miễn theo

tỷ lệ % 8,87 6,60 6,44

Số thuế thu được theo tỷ

lệ % 91,13 93,40 93,56

(Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định)

Trong những năm qua Chi cục Hải quan Nam Định luôn quan tâm đến công tác thu thuế hàng hoá XNK như kêu gọi DN về làm thủ tục tại Chi cục, cải cách thủ tục hành chính, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu không để nợ đọng thuế, nợ xấu phát sinh. Điều này thể hiện rõ qua số tiền thuế thu được từ năm 2013 đến năm 2015. Cụ thể như sau: Năm 2013 số thuế thu được 105.884.980.194 đồng, năm 2014 là 156.604.857.023 đồng, năm 2015 là 172.108.979.868 đồng. Số thuế thu được năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân 37,96% (tốc độ tăng trưởng nhanh). Như đã phân tích ở bảng 3.2. về tỷ lệ kim ngạch NĐT miễn thuế/ Kim ngạch hàng NK có thuế từ năm 2013 đến năm 2015 có tỷ lệ tăng dần, chính điều này đã làm cho số thuế được miễn theo tỷ lệ % giảm đi, số thuế thu được theo tỷ lệ tăng lên. Cụ thể số thuế được miễn theo tỷ lệ % năm 2013 là 8,87%, năm 2014 là 6,60%, năm 2015 là 6,44%. Tốc độ giảm bình quân qua các năm là 1,40%.

- Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư đã được cải cách thông thoáng hơn nhưng vẫn chặt chẽ về mặt quản lý, thời gian làm thủ tục, chi phí đều đã giảm, tạo thuận lợi hơn cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quy trình thủ tục hải quan được rút gọn, khoa học hơn, minh bạch hóa, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng công chức hải quan.

- DN làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư 100% đã thực hiện khai báo hải quan điện tử.

- Việc phân luồng hồ sơ được thực hiện bằng hệ thống thông quan điện tử nên nhìn chung là nhanh chóng và khách quan hơn.

- Các vướng mắc, khó khăn của DN đều được cơ quan hải quan giải đáp và trả lời kịp thời đúng quy định của pháp luật.

- Thái độ và phương pháp làm việc của công chức hải quan văn minh, lịch sự, khoa học. Đây là một điểm có sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc trong đội ngũ CBCC hải quan.

3.3.2.Một số tồn tại

- Thiếu sự thống nhất các quy trình thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư tại tất cả các Chi cục trên toàn quốc.

- Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư về cơ bản vẫn là một quy trình thủ công, mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn như tiếp nhận tờ khai đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Tỷ lệ khai báo hải quan điện tử của các DN NK máy móc, thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, có nơi tỷ lệ này rất thấp hoặc chưa thực hiện.

- Tỷ lệ hàng thực kiểm còn lớn và kiểm hóa thủ công tạo ra các kẽ hở để công chức hải quan có thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho DN.

- Thời gian thông quan còn tương đối dài ở các khâu thông quan như xác nhận danh mục hàng hóa miễn thuế, tiếp nhận tờ khai, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Việc xác định trị giá tính thuế đối với mặt hàng này còn mang nặng tính hình thức, đối phó. Chưa thực sự quan tâm đến công tác này, các DN có vốn ĐT nước ngoài lợi dụng việc này khai tăng trị giá hàng hóa đầu tư để thông qua việc này thực hiện chuyển giá.

- Công tác phúc tập hồ sơ mặt hàng này chưa được chú trọng, không giúp ích được nhiều cho quy trình kiểm tra sau thông quan.

- Đa số máy móc, thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Tuy nhiên, việc xét miễn thuế vẫn thực hiện thủ công mang nặng tính chủ quan, tạo kẽ hở cho gian lận thương mại.

- Công chức hải quan gặp khó khăn rất lớn trong việc xác định sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị máy móc khi đã tháo rời để NK cả dây chuyền trong khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với mặt hàng này.

- Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư chưa tách bạch được việc kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ) đối với hàng hoá luồng xanh và luồng vàng.

- Bộ hồ sơ hải quan cần nộp của DN NK máy móc, thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư còn phức tạp.

3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại

- Lợi dụng kẽ hở trong phân luồng hồ sơ để gian lận,trốn thuế.

- Vận động hành lang,hối lộ,lót tay một bộ phận công chức hải quan trong việc áp sai mã HS nhằm giảm thuế,trốn thuế .

- Tư tưởng một số lãnh đạo, công chức còn thụ động với công việc còn đặt nặng yếu tố khách quan mà chưa thực sự tự hỏi mình đó làm hết trách nhiệm do lãnh đạo giao phó hay chưa? Trình độ hiểu biết về kỹ thuật, máy móc của công chức hải quan còn yếu dẫn tới khó khăn trong khâu kiểm tra thực tế hàng hoá. Trình độ chuyên môn của một số công chức hải quan hạn chế, thường chỉ cập nhật dữ liệu do DN khai báo tại hồ sơ NK mà ít chú trọng tới các nguồn thông tin khác.

- Nhiều DN chưa thực sự nhận thức được lợi ích của chương trình khai báo hải quan điện tử đối với việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đồng thời cơ quan hải quan chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh việc khai báo hải quan điện tử của DN.

- Hệ thống quy trình thủ tục, yêu cầu về hồ sơ còn phức tạp và nặng về phương pháp quản lý thủ công, dẫn đến sự can thiệp của công chức hải quan vào việc thực hiện quy trình còn khá lớn đồng thời dẫn tới tỷ lệ thực kiểm hàng hóa còn khá cao.

- Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tác nghiệp còn thiếu đồng bộ. Chất lượng đường truyền của cơ quan hải quan không ổn định, chưa có phương án dự phòng khi phát sinh sự cố.

- Một số văn bản quy định về quy trình thủ tục hải quan NK máy móc, thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư còn chưa minh bạch, rõ ràng, dẫn đến khó khăn cho DN khi nghiên cứu và thực hiện: ví dụ quy định về xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá hải quan;...Quy trình thủ tục hải quan NK máy móc thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư, tình trạng có quá nhiều văn bản thiếu đồng bộ, mâu thuẫn và chồng chéo do các Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan ban hành.

Chương 4:Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn quản lý

của Chi cục Hải Quan Nam Định

4.1.Định hướng Chi cục Hải Quan Nam Định đối với thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư

Để hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động XK, NK, đầu tư, trên địa bàn tỉnh Nam Định theo định hướng phát triển chung, công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan được Chi cục Hải quan Nam Định hết sức chú trọng, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của đơn vị.

Trong đó, Chi cục Hải quan Nam Định tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai thực hiện đồng bộ công tác khai báo hải quan điện tử; tích cực triển khai chạy thử Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS). Tiếp tục thực hiện dự án án hiện đại hóa thu ngân sách Nhà nước giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan giai đoạn 2, phối hợp thu ngân sách Nhà nước và bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử giữa cơ quan hải quan, các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, Chi cục đã tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tiếp nhận, xử lý khối lượng lớn công văn đi, đến, đảm bảo kịp thời, chính xác, góp phần hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ và trao đổi thông tin nhanh chóng thông qua mạng quản lý điều hành Net.office; Áp dụng có hiệu quả các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Chi cục; Ban hành quy chế làm việc của Chi cục trong đó chú trọng đến khâu tiếp nhận hồ sơ và xử lý kết quả kiểm tra theo cơ chế một cửa.

Thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan, trong quản lý điều hành nhằm nâng cao năng lực quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại góp phần phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Cùng với đó, quyết tâm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, kỷ cương, hành chính đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Tăng cường quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đối với các cơ quan quản lý có liên quan đến tiếp nhận thông tin trước về hàng hoá nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư.

4.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư

4.2.1. Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra hồ sơ phòng chống kẽ hở trong phân luồng hồ sơ nhằm gian lận trốn thuế

- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu hiện nay nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn và xử phạt những trường hợp cố tình gian lận tiền thuế dưới mọi hình thức. Thực tiễn một số đối tượng vẫn còn lợi dụng cơ chế chính sách và sơ hở trong quản lý thuế để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Để đảm bảo chính sách thuế được thi hành nghiêm túc, Chi cục cần có các biện pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Quy trình thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục Hải Quan Nam Định (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w