Chu kỳ thăng trầm của thị trường vàng tại Việt Nam 1 Thời kỳ trước

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP docx (Trang 33 - 35)

Trước năm 1991, NHNN chưa ban hành các quy định về quản lý DTNHNN và quản lý vàng thuộc DTNHNN nhưng thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng. Chỉ các xí nghiệp quốc doanh mới được mua, bán vàng với số lượng hạn chế. Tuy nhiên hoạt động buôn bán vàng bất hợp pháp vẫn phổ biến.

"Điều lệ quản lý ngoại hối" ban hành năm 1988 đã xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh vàng. NHNN quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng cho doanh nghiệp. Các đơn vị kinh tế quốc doanh có liên quan đến khai thác, tinh luyện vàng và các hộ cá thể nếu có đủ điều kiện được kinh doanh vàng nữ trang. Đồng thời cho phép thành lập các công ty kinh doanh vàng bạc trực thuộc Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố lớn. NHNN bắt đầu cho phép một số đơn vị, địa phương nhập khẩu vàng và cho phép thành lập Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam năm 1989.

2.2. Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1999

Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ (bản chất của quỹ này là quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước) nhằm mục đích chính là để can thiệp bình ổn tỷ giá và giá vàng.

Để ổn định thị trường vàng, năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định 63/CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Mọi đối tượng thuộc đủ điều kiện đều được kinh doanh vàng trên thị trường và chịu sự quản lý chuyên ngành của NHNN. Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu vàng vẫn được quản lý chặt chẽ nhằm tạo chủ động cho NHNN trong việc điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ.

Các hoạt động can thiệp mua, bán ngoại tệ và vàng của NHNN để bình ổn tỷ giá và giá vàng trong thời kỳ này diễn ra mạnh mẽ, nhất là trong những năm đầu của thập kỷ 90, góp phần ổn định giá cả, đẩy lùi lạm phát, tạo dựng lòng tin của dân chúng nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước.

2.3. T hời kỳ từ 1999 đến nay

Ngày 30/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý DTNHNN. Nghị định 86/1999/NĐ-CP và Quyết định 653 của Thống đốc NHNN hướng dẫn

thực hiện Nghị định 86 đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quản lý DTNHNN được nêu dưới đây:

Vàng được coi là một thành phần thuộc DTNHNN. NHNN là cơ quan quản lý DTNHNN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn DTNHNN. Công tác quản lý DTNHNN được tập trung vào ba nguyên tắc theo thông lệ quốc tế là Bảo toàn dự trữ ngoại hối, Bảo đảm tính thanh khoản và Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư.

DTNHNN được lập thành hai quỹ, gồm: (i) Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điều hòa nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường quốc tế, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; và (ii) Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, điều hòa nguồn ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối khi cần thiết và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn.

Vàng thuộc DTNHNN phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế; Các tổ chức đối tác được lựa chọn để gửi ngoại tệ và vàng, ủy thác đầu tư phải là tổ chức được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao,…

Sau khi ban hành Nghị định 86/CP, vàng tiêu chuẩn quốc tế là một thành phần của DTNHNN. Toàn bộ số dư Quỹ can thiệp vàng được chuyển vào Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng. Năm 2002, Thống đốc NHNN đã cho điều chuyển một phần từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối để đầu tư trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, NHNN chưa tiến hành bất kỳ hoạt động can thiệp nào đối với thị trường vàng trong nước cũng như chưa tiến hành bất kỳ hoạt động đầu tư nào đối với số vàng thuộc DTNHNN. NHNN cũng không mua bổ sung vàng dự trữ.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP docx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w