Hoạt động huy động, cho vay bằng vàng

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP docx (Trang 27 - 30)

2. Nguyên nhân sàn vàng tại Việt Nam đóng cửa

2.2.5. Hoạt động huy động, cho vay bằng vàng

Việc ban hành QĐ432 / 2000 / QĐ-NHNN đã tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD huy động vàng trong dân cư, sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vấn đề phát sinh cần được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn như sau:

NHNN cần sửa đổi QĐ432 theo hướng huy động vốn của TCTD thực hiện theo hình thức phát hành giấy tờ có giá cần được thực hiện theo một văn bản thống nhất

NHNN cần nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giảm tỷ lệ chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền cho phù hợp với thực tế.

Bài học nằm lòng

Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần nắm được chính xác mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng đòn bẩy tài chính có thể đem lại hiệu quả cao hơn đối với nhóm người trẻ tuổi có độ chấp nhận rủi ro cao vì có thể giúp nhóm này đa dạng hóa danh mục đầu tư theo thời gian. Ở các nước phát triển, nhà đầu tư cá nhân vào các quỹ quản lý tài sản thường phải làm các test liên quan tới

mức độ chấp nhận rủi ro, qua đó nhà quản lý tiền có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng. Cần tuân thủ kỷ luật đầu tư. Đây là yếu tố tiên quyết nếu bạn sử dụng đòn bẩy.

Thứ nhất, bạn cần tuân thủ việc cắt lỗ: xác định mất mát tối đa và có sự cắt lỗ hợp lý khi thị trường diễn biến không theo ý đồ đầu tư, ít nhất là đối với phần vốn vay.

Thứ hai, không sử dụng đòn bẩy để mua trung bình giá khi thị trường đi xuống vì điều này chỉ khiến cho các khoản nợ ngày càng trầm trọng.

Thứ ba, tránh việc sử dụng đòn bẩy gấp thếp. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy và thành công trong một vài phiên giao dịch đầu và tiếp tục “gấp thếp”, tiếp tục sử dụng đòn bẩy với mức độ cao tương đương hay cao hơn trên toàn bộ phần vốn và lãi đạt được.

Thực tế thì những người sử dụng đòn bẩy sau một vài lần thành công có xu hướng cho rằng vận may sẽ tiếp tục đến và mình sẽ rút khỏi thị trường khi đang trên đỉnh cao, nhưng trong phần lớn các trường hợp điều này không xảy ra. Một diễn biến không đúng ý đồ của nhà đầu tư sẽ khiến cho một phần lớn tài sản bay hơi chỉ trong một lần sai sót.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy vào các tài sản không có tính thanh khoản. Nếu đầu tư vào các tài sản này, nhà đầu tư cần nắm được họ sẽ đối mặt với cả 3 rủi ro chính là rủi ro mất giá, rủi ro đòn bẩy và rủi ro thanh khoản.

Việc sử dụng đòn bẩy nên tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao như cổ phiếu blue chip so với cổ phiếu penny, hay các bất động sản có tính thanh khoản cao so với các bất động sản ở địa bàn có cầu mua thấp.

Nên bắt đầu sử dụng thử đòn bẩy với quy mô nhỏ để thử nghiệm và việc sử dụng đòn bẩy nên là một phần của một kế hoạch đầu tư có kỷ luật và có tính khả thi. Việc sử dụng đòn bẩy cần có kế hoạch rõ ràng, nhà đầu tư cần phác thảo ra các trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai và hành động của họ trong từng trường hợp.

Bạn cũng nên sử dụng đòn bẩy khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Nếu bạn đi ngược xu hướng hay đám đông thị trường, ngay cả khi bạn đúng thì cũng sẽ mất một thời gian trước khi diễn biến thị trường hợp với ý đồ của bạn.

Ngay trong đợt khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, nhiều quỹ đầu tư đã xác định sớm sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và thị trường chứng khoán từ những năm 2001 – 2002, tuy nhiên chỉ sau 5 - 6 năm (2007 - 2008) các dấu hiệu của bong bóng mới trở nên rõ ràng. Chỉ một số ít người bán khống xác định đúng thời điểm và trường vốn mới đạt được thành công. Tránh việc sử dụng đòn bẩy tối đa: Đây là sai lầm mà những người mới sử dụng đòn bẩy thường hay gặp phải. Việc sử dụng đòn bẩy quá khả năng chịu đựng về tài chính thường xảy ra khi thị trường không diễn biến theo ý đồ. Trên thực tế, một nguyên lý khi sử dụng đòn bẩy 50% vốn tự có, 50% vốn vay là nhà đầu tư luôn phải duy trì khoảng 40% tài sản dưới dạng tiền gửi/tiền mặt để giảm rủi ro đầu tư và có vốn để duy trì danh mục khi diễn biến của thị trường đi ngược với nhận định.

Thứ nhất, việc sử dụng vốn vay nên dùng để đầu tư vào các dự án có tính khả thi và độ an toàn thu hồi vốn cao thay vì đầu tư vào các tài sản rủi ro. Đây là điều nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã học được trong đợt suy giảm vào năm 2008 khi các doanh nghiệp đã dùng vốn vay để đầu tư tài chính, đầu cơ nguyên vật liệu hay bất động sản. Những biến động giá ngược chiều và tính thanh khoản kém của các thị trường đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu như REE, SAM, GMD phải chịu những khoản lỗ lớn dù họ vẫn hoạt động tương đối hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Thứ hai, các cơ chế kiểm soát việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng cần được tuân thủ một cách kỷ luật và chặt chẽ hơn. Khác với cá nhân, doanh nghiệp và người quản lý (tổng giám đốc) là hai cá thể độc lập. Ngay cả khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản của người quản lý cũng không bị ảnh hưởng (với giả định họ không nắm cổ phiếu của doanh nghiệp). Vì lẽ đó, người quản lý thường có xu hướng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, và theo đó rủi ro phá sản với doanh nghiệp cũng cao hơn. Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại cần được áp dụng triệt để để giảm thiểu rủi ro trên trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính không chỉ cho các tài sản có tính rủi ro cao mà còn cho cả các dự án kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một công việc không hề đơn giản và đòn bẩy tài chính không phải là công cụ khiến cho việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, nhà đầu tư nên thuộc lòng những biện pháp kiểm soát rủi ro trước khi nghĩ tới việc thu lợi nhuận. Xa rời nguyên tắc trên sẽ là bước đầu tiên đưa nhà đầu tư tham gia thị trường với tư cách một “con bạc” thay vì đầu tư với mục đích cải thiện lợi nhuận và giảm bớt rủi ro.

CHƯƠNG IV : TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2012

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP docx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w