So sánh ngƣời phụ nữ trong Thơ chữ Hán với ngƣời phụ nữ trong

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.So sánh ngƣời phụ nữ trong Thơ chữ Hán với ngƣời phụ nữ trong

Kiều

2.4.1. Sự khác biệt giữa ngƣời phụ nữ trong Thơ chữ Hán Truyện Kiều

Có thể nói, hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du, cả chữ Hán và chữ Nôm đã trở thành hình tượng chính, phổ biến. Cũng không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để viết nên những hình ảnh phụ nữ đa dạng, nhiều chiều trong thơ của mình, đặc biệt là khi nhà thơ đang sống trong xã hội nam quyền, một xã hội đề cao quyền lợi của người đàn ông, một xã hội mà tiếng nói của người phụ nữ gần như trở nên vô nghĩa. Ngoài những đề tài như thiên nhiên, người nổi tiếng đến những người bình dị mà ông bắt gặp trong xã hội thì người phụ nữ là hình tượng được tác giả gửi gắm nhiều tâm sự, nhiều nỗi lòng, nhiều sự trăn trở của mình đối với cuộc đời và thời thế. Ở Truyện Kiều, Nguyễn Du chọn một cô gái nhà nhà lành bị rơi vào nhà chứa làm nhân vật chính, một nhân vật mà một số nhà nho đầu thế kỷ XX như Huỳnh Thúc Kháng gọi là đĩ, để thể hiện cách nhìn của mình, một người nam đối với người nữ. Với cốt truyện vay mượn độc đáo được

xem như lá chắn vững chắc, Nguyễn Du thể hiện một cách nhân bản, sâu sắc đầy tính nhân đạo khi nhìn về cuộc đời, cách hành xử của người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Đối với thơ chữ Hán, Nguyễn Du viết bằng cảm hứng, cảm xúc của mình khi bắt gặp một sự việc đời thường, vì thế những sáng tác chữ Hán có chừng mực hơn, có che chắn tinh vi hơn. Nhưng ở đó, người đọc vẫn nhận ra được Nguyễn Du là nhà thơ nữ quyền, có tinh thần bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Từ hoàn cảnh ra đời dẫn đến sự khác biệt về cách nhìn nhận ngƣời phụ nữ khác nhau

Mỗi một giai đoạn, mỗi thời kì con người sẽ có cách nhìn nhận vấn đề, có những quan điểm, tư tưởng khác nhau, do sự chi phối mạnh mẽ của thời đại cũng như sự trưởng thành của họ trước trải nghiệm từ cuộc sống. Tập thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm Truyện Kiều lần lượt được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Trước sự thay đổi của xã hội, con người cũng như quan điểm tư tưởng, dễ nhận thấy từ Thơ chữ Hán đến thơ chữ Nôm có những điểm nhìn khác nhau và có sự chuyển biến trong thống nhất về mặt tư tưởng, quan điểm của nhà thơ Nguyễn Du. Và lẽ dĩ nhiên, mỗi một tác phẩm, chuỗi tác phẩm không chỉ phản ánh một cách sinh động về đời sống, về cuộc đời trong một giai đoạn nhất định của tác giả mà còn đánh dấu bước ngoặt lớn trong tư tưởng nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.

Những tác phẩm trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu được sáng tác trong thời kỳ đầu trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Khi tiếp cận 250 bài thơ chữ Hán, người đọc sẽ nhìn thấy được cả một xã hội rối ren, loạn lạc, nhìn thấy được cuộc đời cùng nỗi trăn trở, suy tư của tác giả trước thời vận. Tập thơ chữ Hán được viết chủ yếu trong thời kỳ "lặn lội" chốn quan trường của Nguyễn Du. Đó là Thanh Hiên thi tập viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn, Nam trung tạp ngâm viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, chuỗi những ghi chép trong Bắc hành tạp lục trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Mỗi một hành trình được ông chiêm nghiệm và viết nên những bài thơ nổi tiếng trong tập thơ chữ Hán của mình.

Lắng nghe thơ chữ Hán Nguyễn Du là lắng nghe một nỗi niềm tâm sự lớn, lắng nghe hơi thở của một thời đại bể dâu. Từ những nỗi niềm ấy, ta lại thấy tỏa ra thứ ánh sáng đẹp đẽ của một chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đặc biệt với hình tượng người phụ nữ nhìn ở góc độ giới, và dựa trên cơ sở của hoàn cảnh ra đời, người đọc nhận thức sâu sắc rằng, thơ chữ Hán Nguyễn Du thanh lọc tâm hồn con người, đưa con người về gần với giá trị nhân bản của mình hơn.

Ở hành trình thơ chữ Hán của mình, ngoài những bài thơ viết về thiên nhiên, về bậc danh tài, Nguyễn Du còn dành tâm huyết cho những bài thơ viết về hình tượng người phụ nữ. Nếu như những nhà nho trước và cùng thời, chủ yếu viết về thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình thì Nguyễn Du lại gửi gắm nỗi niềm chất chứa trong lòng về cuộc đời và thời cuộc qua những bài thơ viết về phụ nữ. Ông sinh ra và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay. Ngay gia đình ông cũng là cả một tấm bi kịch với sự phân hóa quyết liệt, vì người mang tâm sự hoài Lê, người nhập cuộc với Tây Sơn, có người chống đối hoặc theo về với nhà Nguyễn. Bản thân ông cũng bị xô đẩy, vừa mới được giữ một chức quan nhỏ dưới thời Lê mạt thì phong trào Tây Sơn dấy nghĩa, ông trở thành cánh bèo trôi dạt, khi ở quê vợ Thái Bình, khi về lại núi Hồng, sông Lam. Đến ngày ra làm quan với nhà Nguyễn và được trọng dụng thì tuổi đã sang chiều, hơn nữa lại phải ở bên "chúa lạ", nơi dẫu sao mình cũng chỉ dự một vai phụ, một chân "chầu rìa". Vì thế, dường như ông luôn bị phân thân, xa gần thấy triều đại nào mình cũng chịu ân sủng và cũng thấy những điều bất cập, trái chiều, khó có thể tận trung tận hiếu. Vì vậy, không khó để nhận ra những điều suy tưởng của ông trong những hình tượng người phụ nữ trong thơ. Họ có thể là những người mà ông bắt gặp trên đường đời, có thể là những người phụ nữ đã chìm khuất trong lịch sử… Tất cả đều dựa trên cảm hứng thực tế, từ những chuyến đi ông gặp lại họ, hay gặp lại những hình ảnh về họ để tạo nên những cảm xúc lớn viết nên tâm sự, tri ân đến họ…. Trên tất cả là sự nhập thân, cảm thông sâu sắc của chính tấm lòng Nguyễn Du với mọi kiếp con người. Mỗi tứ thơ, mỗi câu thơ của ông đều chan chứa nỗi niềm, bộc lộ tiếng nói cá nhân nghệ sĩ theo một cách nhìn riêng, một điểm nhìn khác biệt trước thực tại.

Bên cạnh tập thơ chữ Hán đồ sộ, Nguyễn Du còn “nâng tầm” của mình lên thành đại thi hào, lên tập đại thành của văn học và văn hóa Việt Nam khi sáng tạo nên truyện thơ chữ Nôm Truyện Kiều. Nếu như những bài thơ chữ Hán thể hiện được cảm xúc, tâm hồn, quan điểm của ông đối với người phụ nữ, đối với cuộc sống và thời đại thì 3254 câu thơ trong Truyện Kiều lại thể hiện một cách đa dạng khả năng sáng tạo của một người nghệ sĩ, khả năng chuyển tải cách nhìn nhận về cuộc sống một cách đa dạng nhiều chiều, nhìn nhận về người phụ nữ một cách linh hoạt, đầy màu sắc cũng như tấm lòng dạt dào yêu thương. Truyện Kiều được sáng tác vào khoảng thời gian tác giả đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của của cuộc sống cũng như của chính cuộc đời mình. Vì vậy, tất cả những tinh hoa của Tố Như được chắt lọc và thể hiện một cách sâu sắc nhất, tinh tế nhất qua tác phẩm Truyện Kiều.

Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du dựa trên nội dung của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Tuy mượn cốt truyện nhưng từng hình tượng nhân vật, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống trong Truyện Kiều đều được thể hiện một cách sinh động, đầy màu sắc sáng tạo mang dấu ấn phong cách Nguyễn Du. Và chắc chắn rằng, phải có một tâm hồn nghệ sĩ lớn, một năng lực sáng tạo phi thường và “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, “lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” (lời Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân) thì Nguyễn Du mới có được những vần thơ chữ Hán chất nặng suy tư và kiệt tác Truyện Kiều.

Nếu như ở Tập thơ chữ Hán, những suy tư, trăn trở về thời cuộc, về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ được gợi từ những con người có thực trong cuộc sống mà Nguyễn Du chứng kiến thì ở Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo hoàn toàn, ông chỉ dựa vào cốt truyện của một tiểu thuyết Trung Quốc để dựng lên cả một xã hội Truyện Kiều đa chiều. Truyện Kiều là một thành công lớn trong việc phản ánh cuộc sống sinh động đương thời, phản ánh cuộc sống số phận con người qua cách xây dựng hình tượng nhân vật đa dạng, sắc nét. Ở tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du xây dựng những hình tượng nhân vật phụ nữ cơ bản trong xã hội như

tiết liệt, người phụ nữ tài sắc, tài tình như ca nữ, kĩ nữ… thì ở Truyện Kiều, người đọc nhìn thấy sự phong phú và vô cùng sinh động bởi nhiều hình tượng người phụ nữ, mỗi một hình tượng đại diện cho một lớp người trong xã hội, đại diện cho tiếng nói và tâm tư của họ trong xã hội… Tất cả đều được Nguyễn Du tưởng tượng, sáng tạo và khắc họa một cách đầy đủ và sắc nét. Đó là chuyển biến “ngoạn mục” của Nguyễn Du, để ông xứng đáng trở thành nhà thơ đại diện cho tiếng nói, tâm tư tình cảm của nhân dân.

Sự khác biệt ở điểm nhìn của nhà thơ Nguyễn Du

Trong giai đoạn đầu sáng tác kéo dài đến những năm ra làm quan với triều Nguyễn, Nguyễn Du có Thanh Hiên thi tập bày tỏ tâm trạng hoang mang, xót xa về thân phận "chân trời góc bể", "đi khắp chân trời lại đến góc biển", "mối sầu man mác", "một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây", "người đã đến bước đường cùng"... Nỗi đau đời, thương đời tiếp tục theo đuổi ông trong những ngày ra làm quan và thể hiện trong cả tập thơ Nam Trung tạp ngâm. Được làm quan, với ai kia thì có thể là cả một niềm khắc khoải, một dịp vinh thân và cơ may tiến thân, riêng với Nguyễn Du, ông ngại ngần và cảm nhận nhiều hơn ở phía mặt trái, những hệ lụy, ràng buộc "Khá thƣơng mình đầu bạc vẫn phải chịu để ngƣời sai khiến - Không cùng với núi xanh giữ đƣợc thủy chung" (Vọng trông chùa Thiên Thai). Trong Bắc hành tạp lục, bên cạnh mấy bài thơ viết về Thăng Long dâu bể, xót thương từ một kiếp ca nhi, một nàng hầu và biết bao người xưa cảnh cũ đã phai bạc dần theo năm tháng, còn lại tất thảy đều viết về chuyến đi sứ Trung Quốc kéo dài qua suốt một năm trời. Nhìn chung, ba tập thơ chữ Hán cho thấy quá trình sáng tác phù hợp với từng chặng đường đời và tư tưởng tác giả. Xuyên suốt nội dung các bài thơ là tiếng nói trữ tình, tiếng nói nhân văn giữa một thời tao loạn, tiếng nói khắc khoải tìm về giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người.

Có thể nói, Nguyễn Du sáng tác thơ chữ Hán trước hết là để gửi gắm nỗi niềm riêng. Ông đã “tự họa” chân dung như một con người lẻ loi, nếm trải nhiều cay đắng, thất vọng song cũng thật cứng cỏi, kiêu hãnh khi gìn giữ sự trong sạch, thanh cao của lòng mình. Và giữa bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn thấy ngời lên ánh

sáng của một trái tim chưa bao giờ nhầm lẫn trong yêu thương, đau đớn, phẫn nộ... Hình tượng “tự họa” của Nguyễn Du không chỉ thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn mà còn có khả năng phản ánh và khái quát hiện thực sâu sắc. Bởi vì, ông đã không hề tách rời cuộc đời mình khỏi số phận của một lớp người, một thời đại. Trái lại, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộ đều gắn liền với những nỗi đau thương bao trùm lên thân phận con người lúc bấy giờ. Chúng bắt nguồn từ bao nhiêu biến cố của lịch sử. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ chữ Hán có nước mắt Nguyễn Du khóc cho Tố Như, có nước mắt Tố Như khóc cho con người.

Trong thơ chữ Hán với từng bước đường Nguyễn Du trải nghiệm cùng cuộc sống thực tại và chốn quan trường, hình ảnh người phụ nữ được xây dựng dựa trên điểm nhìn của một nhà nho thời phong kiến và cả tư tưởng phi Nho. Nguyễn Du đứng trên lập trường tư tưởng của Nhà nho, dùng hệ tư tưởng Nho giáo để soi chiếu những hành động, cuộc đời, số phận của những người phụ nữ được ông viết trong tập thơ của mình.

Viết về họ, tay bút của ông chừng như uyển chuyển hơn, nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong thơ Nguyễn Du đẹp đẽ, thuần khiết như làn mây, điểm tuyết, như hoa mai trắng nở trên đỉnh núi cao. Đó là một Tiểu Thanh nhan sắc "có thần", một nàng Cầm "báu vật chốn kinh thành" với ngón đàn tuyệt kĩ, một Dương Phi nghiêng nước, nghiêng thành. Vậy mà cuộc đời họ thế nào? Cuộc đời họ là cả một bể khơi nước mắt oán sầu, là cả một đại dương mênh mông, dồn dập những cơn sóng khổ đau bão tố. Tiểu Thanh như hoa xuân lìa đời khi vừa chớm nở, vừa bén hương đời. Và cô gái gảy đàn ở thành Thăng Long lộng lẫy ngày nào nay chỉ còn lại:

Nhan sấu thần khô hình lƣợc tiểu Lang tạ tàn mi bất sức trang

(Nét mặt võ vàng thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ Đôi mày tàn tạ phờ phạc không trang điểm)

Người ca nữ Long Thành trở thành hình ảnh tiêu biểu cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Viết về chủ đề người kĩ nữ, Nguyễn Du có lẽ cũng đã tiếp nhận những âm vang trong Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị song nhà thơ đã đem lại cho Long thành cầm giả ca một âm điệu khác. Số phận của người ca nữ được lồng trong số phận của thời đại:

Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong Ca nữ không di nhất nhân tại

(Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan hết cả rồi Chỉ còn sót lại một người ca mua)

(Long Thành cầm giả ca)

Khi “ngụp lặn” trong chính xã hội phong kiến mà mình đang sống, được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống Nho giáo, lẽ dĩ nhiên Nguyễn Du sẽ xây dựng những trong thơ bằng tư tưởng của một nhà nho. Ở tập thơ chữ Hán, người đọc nhận thấy rằng, hình tượng người phụ nữ như người phụ nữ tiết liệt, người phụ nữ tài sắc tài tình và người phụ nữ đáng chê được xây dựng trong thơ bằng cách so sánh, hồi tưởng, liên tưởng… Nhà thơ đã viết về cuộc đời họ bằng việc liên tưởng khi bắt gặp sự việc trong cuộc sống, hay hồi tưởng lại những cuộc gặp gỡ họ trong những câu chuyện lịch sử, hay đơn giản là những người phụ nữ ông gặp trong cuộc sống… Tất cả đều được soi chiếu qua lăng kính của một nhà nho. Bởi với ông, một người phụ nữ đáng được trân trọng là những người có phẩm chất, tiết khí theo quy định của Nho giáo. Đó là những người trung trinh, giữ được khí tiết khi thời vận đổi thay. Bên cạnh đó, Nguyễn Du có cách nhìn sâu sắc về người phụ nữ tài sắc tài tình. Ông trân trọng họ bởi họ là lớp người thấp hèn trong xã hội, luôn chịu thiệt thòi, khổ đau và thường có số phận bi kịch trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nguyễn Du thương xót cho thân phận của họ, cho cuộc đời tài hoa của họ như thương xót cho chính mình, thương xót cho cuộc đời cô đơn, bạc bẽo của mình.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du còn cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Tập thơ như một tập nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 72)