Hình tƣợng ngƣời phụ nữ phản diện

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 48 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2Hình tƣợng ngƣời phụ nữ phản diện

So với hình tượng người phụ nữ đức hạnh là những nhân vật chính diện, hình tượng người phụ nữ phản diện không được Nguyễn Du chú trọng và dành nhiều tâm huyết. Đây là những người phụ nữ đáng chê trách về đạo đức, đi ngược lại những quy chuẩn thẩm mỹ của Nho giáo. Ông chỉ phác họa chân dung, tính cách, số phận

của họ cùng thái độ, cách suy nghĩ của chính nhà thơ đối với họ như một cách nhìn nhận đa chiều về người phụ nữ. Vẫn giữ quan điểm nhìn nhận của một nhà nho có tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Du đã nhìn nhận về hình tượng người phụ nữ phản diện một cách thiếu thiện cảm. Bởi Tố Như cho rằng, chính những tính cách, cách hành xử của họ đã trở thành nỗi “ô nhục” cho hình tượng người phụ nữ chính thống trong xã hội phong kiến. Chính họ đã làm mất đi vẻ đẹp tài sắc và tâm hồn do chính nhà nho xây dựng nên cho họ.

Hình tượng người phụ nữ phản diện, đáng chê được Nguyễn Du nhắc đến trong bài Tam liệt miếu và được miêu tả một cách chân thực, sống động trong bài thơ Vƣơng Thị tƣợng. Dù không có tần suất nhiều như hai hình tượng phụ nữ kể trên nhưng cũng đủ để người đọc hiểu về tâm hồn, cách nhìn nhận con người cũng như quan điểm tư tưởng của nhà thơ về nữ giới trong chính xã hội mà ông đang sống.

Nếu hình tượng người phụ nữ phản diện trong truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ được miêu tả những nét tâm lý đời thường, những tình cảm thuần túy, thậm chí, có cả những nét tâm lý chứa đựng yếu tố thân xác, thể hiện tâm tư thầm kín của người phụ nữ thì hình tượng này trong thơ Nguyễn Du lại được miêu tả một cách chân thực về những hành động, ứng xử đạo đức xã hội. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu người phụ nữ phản diện nên hiểu theo nghĩa tương đối, gắn liền với quan điểm về nữ giới trong bối cảnh văn hóa nhất định. Nét tâm lý ở kiểu người phụ nữ này chính là cách ứng xử và hành động không theo những chuẩn mực đạo đức Nho gia, không ứng xử và hành động hoàn toàn vì nam giới như những nhân vật nữ chính diện đã làm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi cũng đã từng viết về kiểu nhân vật nữ đáng chê này: Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đa số nhân vật ngƣời phụ nữ đáng chê đƣợc nhắc tới nhƣ là một loại ngƣời không có ngoại hình rõ ràng. Nhà thơ nhƣ muốn nói đến một lớp ngƣời quen thuộc nào đấy, một lớp ngƣời mà ông biết rõ tung tích, lối sống, ông thân cận với chúng nữa là khác. Nhƣng ông không tiện vạch mặt chỉ tên thẳng ra, chỉ nói vừa cho ngƣời ta đủ hiểu. Có khi ông dùng một đại từ nhân

xƣng: họ. Có khi ông mƣợn một nhân vật phản diện quá khứ: Tần Cối, Tần Thủy Hoàng... Tƣởng đâu nhƣ ông chỉ bày tỏ nỗi uất ức với “cái ác” từng tồn tại và mất hút trong lịch sử đã hàng nghìn năm. Thì bất ngờ, ông cắt ngang dòng hồi tƣởng, đƣa thời gian trở về với hiện tại. Và chỉ bằng một vài câu kết lấp lửng, ngƣời đọc chợt hiểu, đây chính là ông đang đối thoại với những con ngƣời còn sống, những con ngƣời đang tác oai tác quái ngay bên cạnh ông, chạm mặt với ông hàng ngày giữa cuộc đời thực. Sự chuyển đổi của hai tuyến thời gian trong thơ Nguyễn Du là một nghệ thuật tinh diệu giúp ta nhận diện trong khoảnh khắc gốc gác đích thực của những con ngƣời ấy. [10, tr69]

Nếu như trong Tam liệt miếu, Nguyễn Du chọn cách so sánh hình ảnh người phụ nữ đáng chê để làm nổi bật tính cách, phẩm chất cao đẹp, đáng quý của 3 liệt nữ thì đến bài thơ Vƣơng Thị tƣợng, nhà thơ đã không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ “đanh”, “sắc” và “nét” của mình để kể, miêu tả, thể hiện cảm xúc của chính mình khi nghĩ về họ:

Thiệt trƣờng tám xích cánh hà vi? Hảo dữ quyền gian bị xƣớng tùy Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật Tiền công an vấn ẩm long kỳ Nhất sinh tâm tích đồng phu tế Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi Để sự tƣởng lai "mạc tu hữu" Khuê trung tƣ ngữ cánh thùy tri?

(Cái lưỡi dài ba thước của thị để làm gì? Khéo cùng kẻ quyền gian kết làm vợ chồng Khi cần bắt hổ để phòng mối lo sau

Thì ai còn đếm xỉa đến cái công hẹn sau này uống rượu mừng Một đời bụng dạ giống hệt chồng,

Nghìn năm hình hài thị làm nhục nữ giới. Việc đó nghĩ đến ba chữ "Mạc tu hữu"

Biết đâu không phải lời thị nói riêng với chồng trong chốn buồng the)

(Vƣơng Thị tƣợng I)

Vương thị vốn là vợ của Tần Cối, đời Tống. Lúc bấy giờ, triều đình Nam Tống có hai phe, phe Tần Cối chủ trương hòa với Kim, phe Nhạc Phi chủ trương đánh. Tần Cối mạo lệnh vua bắt Nhạc Phi rút quân về, bỏ ngục rồi giết chết. Người đời sau dựng tượng hai vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ của Nhạc Phi, những người đi qua có thể dùng roi quất, phỉ nhổ để tỏ lòng căm giận.

Nguyễn Du chỉ dùng những hình ảnh "lưỡi dài ba thước" nhưng cũng đủ khái quát nên con người của Vương thị cũng như sự khinh miệt, coi thường của ông đối với hình tượng nhân vật nữ này. Nguyễn Du cho rằng, việc đúc tượng vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ Nhạc Phi để những ngọn roi muôn đời quất vào chúng là đủ. Tuy nhiên, ông nghĩ liệu có đáng không khi thân hình được đúc bằng gang thép lưu truyền muôn năm, làm nhục nữ giới nói riêng. Cách lật ngược vấn đề của tác giả cũng thật thâm thúy, kín kẽ. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã dành tất cả những gì sâu cay nhất, đáng khinh bỉ nhất để nói về tội lỗi của thị.

Trong bài Vƣơng Thị tƣợng II, Nguyễn Du có dịp nói về Vương thị mưu mô sâu sắc hơn cả chồng, thị là hạng gà mái gáy sớm bậc nhất. Thị có cái lưỡi dài ba tấc bất hủ, thân hình lại được đúc bằng gan thép lưu truyền lại muôn đời. Trọn đạo xướng tùy chắc không có gì hối hận? Thủ đoạn bằng nhau nên càng ăn ý với nhau. Chớ bảo đàn bà không có sức mạnh. Chính thị đã phá vỡ quân đội của Nhạc Phi.

Thâm đồ mật toán thắng phu quân Ƣng thị "thần kê" đệ nhất nhân Bất lạ dĩ sinh tam thốn thiệt

Thuần cƣơng hoàn đắc vạn niên thân Xƣớng tùy tận đạo ƣng vô hối

Kĩ lƣỡng đồng niên cánh khả thân Mạc đạo nữ nhi vô lực lƣợng Dã tằng hám phá Nhạc gia quân

Thị là hạng "gà mái gáy sớm" bậc nhất. Thị có cái lưỡi ba tấc bất hủ,

Thân hình lại được đúc bằng gang thép lưu truyền muôn năm Trọn đạo xướng tùy, chắc không có gì hối hận,

Thủ đoạn bằng nhau nên càng ăn ý với nhau Chớ bảo đàn bà không có sức mạnh

Chính thị đã phá vỡ đội quân của Nhạc phi)

(Vƣơng Thị tƣợng I)

Nguyễn Du miêu tả Vương thị bằng giọng điệu gay gắt bởi đó là lời phán xét nghiêm khắc dành cho người đàn bà xấu xa. Nguyễn Du dường như muốn loại trừ, dường như không hề muốn Vương thị tồn tại trong thế giới những người phụ nữ. Người phụ nữ trong con mắt Nguyễn Du là thuần khiết, đáng trọng, đáng thương chứ không phải là kẻ gây thị phi. Vì vậy, hình hài kia nghìn năm chỉ làm nhục cho người phụ nữ mà thôi.

Cũng như khi viết về tên gian thần Tần Cối, Nguyễn Du viết liền hai bài thơ nói về Vương Thị vợ y. Có lẽ nếu chỉ trong một bài, thi nhân không thể giải tỏa hết nỗi u uất, oán giận trong lòng mình. Những lời lẽ khinh miệt chưa bao giờ dùng để nói về người phụ nữ, Nguyễn Du đều dành cho Vương Thị.

Trong những bài thơ vịnh sử, phần đầu bao giờ cũng là hình ảnh, hiện thực lịch sử, phần cuối là những bình luận để rút ra các bài học lịch sử. Nhưng trong bài thơ Vƣơng thị tƣợng, cả hai bài thơ của Nguyễn Du không có một câu nào khắc họa, miêu tả tượng Vương thị cùng với chồng thị là gian thần Tần Cối, cũng không có một câu thơ dành cho tả cảnh. Trong cả bài thơ, vị quan giận dữ điểm mặt gọi tên Vương thị, thẳng tay kết tội: "chính thị đã từng phá tan quân của họ Nhạc". Cả đời thươnng xót, bênh vực cho người phụ nữ, giờ ông phải thốt lên chua chát: "Chớ bảo đàn bà không có sức mạnh". Tuy ít viết về nhân vật gian ác, những mỗi bài, mỗi câu thơ đều tỏ rõ thái độ, cách đánh giá của mình. Đó là thái độ phủ nhận, phê phán, là cách đánh giá sắc sảo và khách quan.

Cũng trong bài thơ, Nguyễn Du đã dùng hình ảnh "gà mái gáy báo sáng" để chỉ người phụ nữ thao túng chính trường. Chưa bao giờ trong cuộc đời sáng tác của mình ông lại nặng lời với phụ nữ như vậy. Ông luôn dành sự đồng cảm, chia sẻ, trân trọng đối với người phụ nữ. Thế nhưng đối với Vương thị, ông lại dùng những lời lẽ chua cay.

Những bài thơ viết về người phụ nữ là hình tượng liệt nữ Nguyễn Du viết bằng tấm lòng nhân đạo cao cả cùng con mắt nhân ái của mình. Điều đó đủ để chúng ta thấy được Nguyễn Du như một cây đại thụ, luôn mở lòng lắng nghe âm vang của từng chiếc lá rơi khẽ dưới chân mình và lắng nghe cả âm vang của những thanh âm từ quá khứ vọng về. Bao nhiêu bài thơ viết về những linh hồn nghìn xưa tiết nghĩa là bấy nhiêu lần vị quan thổn thức, khóc thương cho họ. Những bậc thánh nhân để lại đức trọng muôn đời, những bậc trung thần, nghĩa sĩ danh thơm lưu truyền, những tấm lòng cô trung phải nhận cái chết thảm khốc, những người phụ nữ tài sắc nghiêng thành bị xô đẩy vùi dập. Chỉ riêng trong những vần thơ Nguyễn Du viết về người phụ nữ cũng đủ thấy tấm lòng yêu thương của nhà thơ thẳm sâu đến nhường nào. Hình tượng người phụ nữ ngời sáng trong thơ Nguyễn Du, lấp lánh muôn sắc hương diệu kỳ. Nguyễn Du thương xót họ, đồng thời ngưỡng mộ, kính trọng họ. Ông càng thương xót, càng trân trọng họ bao nhiêu thì càng căm ghét, khinh bỉ những người phụ nữ bất nghĩa, bất trung như Vương thị bấy nhiêu. Điều đó chứng tỏ được rằng, Nguyễn Du nhìn nhận con người, nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận xã hội bằng con mắt thấy “sáu cõi”, bằng sự trải nghiệm và bằng tấm lòng nhân đạo cao cả của mình.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 48 - 53)