Nguyên nhân tâm lý, lối sống và đạo đức

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Nguyên nhân tâm lý, lối sống và đạo đức

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội cũng như đạo đức gia đình. Bên cạnh những gia đình truyền thống, luôn giữ gìn nề nếp truyền thống gia đình thì những đợt sóng biến đổi nhiều mặt của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Không ít những giá trị đạo đức gia đình đang bị vi phạm thể hiện lệch lạc.

Gia đình là tế bào của xã hội, đạo đức gia đình là nền tảng của đạo đức xã hội. Nhưng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những vấn đề nhức nhối. Trước hết phải kể đến quan niệm về hôn nhân. Nam nữ yêu nhau và đến với nhau lập thành gia đình vốn là một vấn đề hệ trọng của cả đời người. Nhưng hiện nay, quan niệm này ở một số người đang trở nên lộn xộn, tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường. Người ta yêu nhanh, lấy nhanh, lấy tiền bạc là tiêu chuẩn của kết hôn, lấy kết hôn làm bàn đạp để đạt được mục đích riêng của mình. Nền tảng quan trọng nhất của gia đình là tình yêu lại không có dẫn đến gia đình thiếu tình yêu thương, trách nhiệm rồi dẫn đến tan vỡ. Ly hôn đang có chiều hướng gia tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH - TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4 - 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18 - 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có bốn nguyên nhân thường

xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).

Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho xã hội. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, chữ Hiếu luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là nét đặc sắc của văn hoá gia đình Việt Nam, văn hoá gia đình phương Đông. Song, trong nhưng năm gần đây, đã có một số gia đình quá yêu chiều con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ông bà, cha mẹ, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt mục đích “lợi ích" làm trọng, họ đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ đã lấy mức độ giàu – nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở nên không bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình (họ hàng) bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lòng mọi người. Gia đình là tổ ấm thân thương của mỗi người. Với những vấn đề trên đây, biết bao người đã không còn mái ấm đó. Nét đẹp của văn hóa gia đình Việt Nam, văn hóa gia đình Phương Đông đang bị lu mờ, phá hủy.

Hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình. Có gia đình đã thu hẹp phạm vi giáo dục gia đình vào việc nuôi con ăn học, chỉ chú ý đến thành tích học tập hay sức khoẻ thể lực mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, cách ứng xử trong mối quan hệ với người khác. Hiện tượng buông lỏng giáo dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Có những gia đình đã dung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con cái. Họ đã để cho quan niệm tư lợi, "đồng tiền trên hết" ngự trị, lưu hành trong mọi hoạt động sống của gia đình. Thậm chí có gia đình, bố mẹ sống buông thả, có hành vi

thất đức, không ý thức rằng đó là những bài học tự nhiên đối với con cái. Tình trạng giáo dục gia đình bị buông lỏng, từ đó xuất hiện hiện tượng “bụi nhà”, con cái bỏ đi, coi thường cha mẹ, coi bố mẹ là lạc hậu, cổ hủ, không theo kịp thời đại… Trong nhiều gia đình, cha mẹ vì mải mê kiếm tiền dẫn đến sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình. Hệ lụy của sự coi thường giáo dục gia đình này, cộng thêm với sự xuống cấp đạo đức xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức giới trẻ Việt Nam.

“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Nhiều thanh thiếu niên lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh

Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông. Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.

Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ do ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị nết na… Đồng thời, tình trạng nạo pha thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 ca nạo phá thai.

Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau dễ dàng. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi, gây rối và làm mất trật tự, an toàn xã hội.

Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta. Vụ án Cướp tiệm vàng, giết người ở Bắc Giang năm 2012 do Lê Văn Luyện thực hiện khi còn chưa đủ 18 tuổi với hành vi man rợ và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã làm xôn xao dư luận và đặt ra không ít câu hỏi cho toàn xã hội chúng ta.

Đối với xã hội, trong kinh doanh – một lĩnh vực không thể thiếu của kinh tế thị trường, vấn đề đạo đức đang rất nóng bỏng. Người ta bất chấp tất cả để có được lợi nhuận. Quy luật “mạnh sống yếu chết” của kinh tế thị

trường đã khiến nhiều người đánh mất đi đạo đức lương tâm, chỉ chú trọng tìm mọi cách để kinh doanh có lãi, dù việc đó có vi phạm pháp luật, phải dùng những thủ đoạn mưu mô, lừa lọc. Có những người coi đồng loại của mình như hàng hóa đem ra trao đổi, mua bán.

Tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, gây ảnh hưởng nguy hại đến nền tảng đạo đức xã hội. Nhiều cán bộ, viên chức thoái hóa, tham nhũng đang trở thành những con sâu làm vẩn đục môi trường xã hội. “Cha mẹ” của dân mà như vậy, bóc lột sức lao động của nhân dân như vậy, nhân dân biết tin ai?

Tệ nạn xã hội ở Việt Nam ngày càng nhiều, không chỉ ở các đô thị mà đang lan dần ra các vùng nông thôn như: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín…

Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam như hiện nay, các giá trị đạo đức bị lệch lạc, các chuẩn mực đạo đức bị thay đổi, lung lay, con người sống trong một xã hội xa lạ, lạnh lùng, thiếu tình thương cảm thấy hoang mang, lo sợ. Trong hoàn cảnh ấy, rất cần một chỗ dựa vững chắc để cân bằng lại các chuẩn mực giá trị đang lung lay ấy. Đạo đức Phật giáo có thể góp phần làm được điều đó. Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc. Giới luật Phật giáo và luật pháp thế gian tuy khác mục đích, nhưng có cùng ý nghĩa như nhau. Đó là cải thiện con người cá nhân và ổn định xã hội. Trong kinh Pháp Cú có bài kệ:

“Không làm cái việc ác Năng làm cái việc lành Giữ tâm ý trong sạch Ấy lời chư Phật dạy”

Nền tảng đạo đức Phật giáo trên phương diện giới luật là Ngũ giới và Thập thiện giới.

Trước tiên là Ngũ giới: không sát hại sinh mạng, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống các chất gây say. Giữ được năm giới này coi như đã an định được xã hội. Những tội ác gây ra của con người đều là do không tuân thủ năm giới này. Người ta phạm tội gì? Giết người, cướp của, ngoại tình đưa đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình, rượu chè say sưa gây ra những tội ác, nói dối gây chia rẽ, hận thù. Và những tội khác điều có liên hệ đến năm giới như cha con bất hòa, chiến tranh, tham ô hối lộ… Và người ta sợ hãi cũng chung quanh năm giới: Sợ bị giết hại, mất của, sợ người khác nói oan cho mình, sợ người bạn đời ngoại tình, sợ nghiện ngập, hút sách, sợ chiến tranh, sợ tù tội . . . Nếu không còn ai gây ra những tội lỗi đó thì lấy gì sợ? Thế giới này có phải hòa bình an lạc vĩnh viễn không?

Nói về Ngũ giới, một học giả Tây phương nhận định: Năm giới này cho thấy năm hướng chính mà người phật tử tự mình kiểm soát để tri hành . Đó là giới thứ nhất răn người phật tử kiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn.

Tiếp đến là Thập thiện giới: Thập thiện giới chia làm ba nhóm, thân: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh; khẩu: không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không nói lời hung ác; ý: không tham lam, không sân hận, không si mê. Mười giới này là căn bản cho cả tại gia và

xuất gia. Nó còn gọi là Thập thiện nghiệp đạo. Hành trì mười giới này là đi đến giải thoát như trong kinh Tăng Chi III, Phật dạy: “Một người thực hành mười điều bất thiện thì cuộc sống của họ là phi đạo đức đồng thời không đạt được mục tiêu hạnh phúc”. “Này các Tỳ kheo, sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận và tà kiến, đây gọi là phi pháp và phi mục đích”.

Trong ba nghiệp trên thì ý đứng đầu. Nó ẩn bên trong và chỉ đạo tất cả hành vi của thân, miệng. Vì vậy, Duy thức nói về ý: “công vi thủ, tội vi khôi” (Về công nó đứng đầu, về tội nó cũng chiếm vị trí số một). Do đó, đạo đức Phật giáo hướng dẫn con người tu tập hoàn thiện bản thân, xây dựng đạo đức xã hội chú trọng đến tâm nhiều hơn là thân.

Tóm lại, ba nghiệp thanh tịnh là góp phần làm cho xã hội thanh tịnh. Sự an lạc của xã hội tùy thuộc vào sự an lạc của tâm chúng ta. Xã hội này có đạo đức hay không là tùy thuộc mỗi chúng ta có hành trì giới luật hay không mà thôi.

Với đạo Phật, dù đặt nặng ở việc xuất thế, nhưng đức Phật vẫn dạy chúng ta coi trọng chữ “hiếu”. Kinh nói cúng dường cho cha mẹ, nghĩa là lo chăm sóc cha mẹ, làm được nhiều việc cho cha mẹ vui lòng thì phước đó ngang bằng phước cúng dường Phật. Cho thấy chữ “hiếu” rất được đề cao. Song vì sao “hiếu” lại được đề cao, và vì sao con cái thực hành hạnh hiếu với cha mẹ lại có phước rất lớn? Việc này sẽ được giải thích qua lý nhân quả. Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội. Bởi vì, căn cứ theo quy luật Nhân quả Nghiệp báo của đạo Phật, tất cả mọi hành động lời nói cho đến mỗi ý nghĩ của chúng ta, đều tác động đến bản thân chúng ta trong hiện tại và tương lai, đồng thời cũng tác động đến xã hội, tạo ra cái mà đạo Phật gọi là biệt nghiệp, đối với mỗi cá

nhân và tạo ra cộng nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Nói cộng đồng ở đây là các cộng đồng nhỏ và lớn, trong đó mỗi con người chúng ta sống và hoạt động như gia đình, tập thể cơ quan, ngành nghề và quốc gia xã hội. Sống có ý thức, với đầy đủ trách nhiệm của mình tức là nhận chân thật rõ, không chút mơ màng là mỗi việc làm, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ của chúng ta đều có tác động ít hay nhiều đến bản thân mình đã đành (biệt nghiệp), mà còn đến người khác nữa, đến môi trường sống chung quanh chúng ta (cộng nghiệp). Cương vị càng cao, quyền lực càng lớn, thì tầm cỡ ảnh hưởng của mỗi việc làm chúng ta cũng rộng lớn theo, chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc. Chính thuyết này đã phần nào ngăn cản và hạn chế những suy nghĩ và hành vi vô đạo đức của con người, nhất là đang có xu hướng nảy sinh ở cơ chế thị trường hiện nay.

Con người sở dĩ chìm trong khổ đau là do tư duy hữu ngã và dục

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)