Nguyên nhân nhận thức

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 69)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Nguyên nhân nhận thức

Nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đang trên đà phát triển như vũ bão, những thành tựu mà con người đạt được trên tất cả các lĩnh vực đang dần hé mở những chân trời mới cho nhận thức của nhân loại. Con người có khả năng nhận thức một cách tương đối đúng đắn về thế giới, qua những thành tựu khoa học đã được thực tế kiểm nghiệm và dần trở thành chân lý. Khoa học đã khẳng định: Trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời và trái đất cũng chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong hệ mặt trời thay vì quan niệm trái đất là do Chúa sinh ra, là trung tâm của vũ trụ, mặt trời và các hành tinh khác quay xung quanh trái đất theo quan niệm của Thiên Chúa Giáo. Người ta đã hiểu giới tự nhiên là tự thân vận động, và con người cũng là sản phẩm của sự tự vận động ấy không phải do Chúa trời hay

một lực lượng siêu nhiên nào đó sáng tạo ra. Quan niệm thế giới do Chúa tạo ra trong bảy ngày giờ chỉ là truyền thuyết, cổ tích. Thần Lửa cũng đã trôi vào dĩ vãng từ khi con người tìm được cách tạo ra lửa.

Hơn lúc nào hết quan niệm về thế giới của Phật giáo dù còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã được chứng minh ít nhiều có tính phù hợp với khoa học. Phật giáo quan niệm rằng thế giới là thế giới vật chất, tự nó được tạo nên chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên nào. Trong khi đó hầu hết các tôn giáo khác đều cho rằng thế giới này là do vị Thần cuả họ sáng tạo nên. Chính bản thân Đức Phật cũng là con người, Phật giáo là do con người tạo ra. Nhiều quan niệm của Phật giáo nguyên thủy đã được khoa học hiện đại xác nhận, điều đó chứng tỏ Phật giáo ít nhiều cũng có cơ sở khoa học riêng của mình.

Mặt khác, khoa học và kỹ thuật là động lực phát của triển kinh tế. Nếu trong lịch sử châu Âu thời phong kiến tôn giáo đã từng chống đối lại tiến bộ kỹ thuật, thì đạo Phật không cố chấp, mà cởi mở và duy lý hơn. Phật giáo lấy nhân quả làm chủ thuyết nền tảng của nó, mà liên hệ nhân quả chính là cơ sở của khoa học cận hiện đại. Như vậy, Phật giáo dễ hơn trong việc tiếp thu mọi tư tưởng và phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Đạo Phật là tôn giáo điển hình không giáo điều mà còn chống giáo điều. Đây là tư tưởng tích cực có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kinh tế. Một đặc điểm nữa của Phật giáo là không bày tỏ quan điểm đối với những vấn đề siêu hình, do đó đã tiết kiệm nhiều thời gian và sức lực, cả của cải nữa dành cho tư duy và hành động sáng tạo. Tính thực tiễn đó của Phật giáo tiến xa tới chỗ hợp nhất “biết và làm” với nhau. Đó cũng là một khía cạnh của tư tưởng phi nhị nguyên của Phật giáo. Nó làm cho công tác lý luận đúng đắn hơn, còn công tác thực tiễn hiệu quả hơn.

Tri thức loài người trong năm mươi năm qua chiếm gần như tất cả tri thức loài người cộng lại từ khi tìm ra lửa. Khoa học công nghệ đang ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị trí của mình trong đời sống xã hội loài người như Mác đã tiên đoán: Khoa học công nghệ sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi lĩnh vực đời sống. Chính những thành tựu vang dội đã đạt được và xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cộng nghệ đã phần nào làm cho con người kỳ vọng quá nhiều vào khoa học kỹ thuật, lúc đầu con người cứ nghĩ rằng sức mạnh khoa học công nghệ dường như có thể giải quyết được mọi vấn đề của trần thế, mà không cần viện vào sức mạnh của thần thánh. Nhưng sự thực lại không phải như vậy. Khoa học công nghệ phát triển bộc lộ tính hai mặt của nó. Những mặt trái của khoa học kỹ thuật đang ngày càng tác động sâu vào đời sống xã hội loài người. Đó là: Khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho sự phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nâng lên. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã và đang chỉ nâng cao nhu cầu vật chất của nhân loại, chủ yếu cho một số người giàu có, một bộ phân nhân dân. Một thế giới tiêu dùng xuất hiện vẫn làm cho đa số người nghèo thèm khát. Những thành tựu của khoa học công nghệ không phải là san đều cho tất cả mọi người. Khoa học công nghệ làm cho con người lao động đỡ vất vả hơn, thay vì lao động chân tay, thủ công thì giờ đã có máy móc có thể tạo ra số sản phẩm gấp nhiều lần lao động của một người trong cùng thời gian. Con người có điều kiện học tập, hiểu biết hơn nhưng nỗi lo âu về tình trạng thất nghiệp về những ngày nhàn hạ vô vị của những người ăn bám đang là gánh nặng cho xã hội. Hơn nữa đối với Việt Nam một nước nghèo, trình độ dân trí thấp, sức khỏe hạn chế, khoa học kỹ thuật áp dụng vào đã đẩy một bộ phận người ra khỏi guồng máy sản xuất áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật cao. Họ là người “ngoài lề xã hội”, chán chường nhưng không cam chịu, song thay vì vươn lên bằng con

đường phát triển trí tuệ và sức lực, họ lại tìm đến tôn giáo, trong đó có Phật giáo.

Ở Việt Nam, trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc với hai đế quốc sừng sỏ trên thế giới, phải đối đầu với những thiết bị quân sự tiên tiến nhất, những chất độc hóa học hủy diệt ghê gớm nhất, đều là những sản phẩm lợi dụng những thành tự của khoa học hiện đại. Chiến tranh đẩy lùi xa rất nhiều năm nhưng hậu quả, di chứng của nó vẫn còn để lại trên từng thước đất Việt Nam, da thịt người Việt Nam. Có thể nói một trong những hậu quả lớn nhất của cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam mà đế quốc Mỹ để lại là chất độc màu da cam dioxin. Nó đã hủy hoại môi trường Việt Nam tàn khốc nhưng nặng nề hơn là di chứng của nó cho các thế hệ người Việt Nam sau này. Bất lực trước những ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ấy, nhiều người đã tìm đến tôn giáo với hy vọng tìm được một nơi có sự che trở của Chúa, Thần, Phật để tránh xa những lo âu, phiền muộn về tương lai của mình, để họ chiến thắng nỗi đau bệnh tật, những mất mát lớn lao mà cuộc đời họ phải trải qua.

Khoa học công nghệ hiện đại thậm chí đang trở thành vũ khí cho các thế lực đương thời lợi dụng nhằm phục vụ cho mục đích của họ. Vũ khí hạt nhân ra đời là thành quả cao nhất của nền khoa học kỹ thuật nhưng nó lại đem đến nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Lo sợ cho số phận, vận mệnh của mình, lo lắng về ngày mai, con người tìm đến nguồn an ủi nơi Niết Bàn không còn sinh tử, không còn khổ đau, phiền não vô minh.

Khoa học kỹ thuật phát triển đem lại khả năng nhận thức lớn cho con người. Thế giới quan khoa học ra đời giúp con người nhận thức thế giới đúng đắn hơn, những hiện tượng khó hiểu của tự nhiên dần được lý giải. Về nguyên tắc khả năng nhận thức của con người là vô hạn. Không có điều gì không thể biết, chỉ có chưa biết và sẽ biết. Tuy nhiên, ở một thời điểm

nhất định nhận thức của con người vẫn là có hạn, trong khi đó, thế giới lại vô cùng vô tận. “Trong tương lai, vấn đề giới hạn về tri thức của nhân loại sẽ tiếp tục được giải quyết, nhưng người ta sẽ không bao giờ hiểu được toàn bộ vũ trụ. Vũ trụ là vô cùng tận, ngay trong bản thân nó, nó tự hủy hoại và tái tạo không ngừng. Nếu chúng ta hiểu được toàn bộ vũ trụ, toàn bộ tự nhiên, toàn bộ xã hội, mọi tư duy nhân loại thì khoa học sẽ cạn kiệt, bởi vì chức năng của nó là chuyển cái chưa biết thành cái đã biết” [51, tr7]. Hơn thế nữa, lịch sử của khoa học là lịch sử của sự gạt bỏ dần dần những điều “ngu ngốc”, hay là của sự thay thế những điều “ngu ngốc” mới nhưng ít phi lý hơn. Nhờ khoa học đã giải đáp cho con người nhiều câu hỏi, nhưng những vấn đề mới lại ập đến nhiều hơn và phức tạp hơn mà khoa học đành tạm thời nhường bước cho tôn giáo. Khoa học vẫn chưa lý giải và chứng minh được những vấn đề cơ bản liên quan đến nhu cầu được giải thích chính đáng của con người như tại sao con người lại có số phận khác nhau, cuộc sống hưởng thụ khác nhau, điều gì chi phối tất cả những điều đó? Con người khi chết sẽ đi về đâu, có sự tồn tại của linh hồn và thể xác hay không?… hay còn rất nhiều những hiện tượng khoa học không thể lý giải được nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống con người: Khả năng ngoại cảm của một số người là gì? (Ở Việt Nam hiện nay khả năng ngoại cảm của một số nhân vật đã làm được rất nhiều điều kỳ diệu như tìm mộ liệt sĩ, mà khi tìm lại được, thử nghiệm bằng khoa học xét nghiệm ADN đã chứng minh tỷ lệ tìm đúng rất cao), hay hiện tượng gọi hồn người đã khuất thực sự là gì?.... Khoa học chưa chứng minh được nhưng các tôn giáo lại có thể giải đáp được các vấn đề trên bằng thế giới quan tôn giáo của mình và bằng cả những huyền thoại thần bí.

Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, bước đầu xây dựng đất nước, thoát khỏi cuộc chiến tranh, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.

Đảng và Nhà nước cố gắng “diệt giặc dốt bằng nhiều biện pháp và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng nhìn chung, trình độ dân trí Việt Nam còn thấp so với thế giới và các nước trong khu vực, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Theo bảng thống kê mà tác giả Trần Xuân Hoài trong bài viết Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn

cầu: Báo động đỏ in trong trang báo điện tử Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt nam và các nƣớc xung quanh Năm Số nước Điểm cao nhất

Việt Nam Malaysia Singapore Thailand

Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc

2008 153 5.8 2.38 65 3.47 26 4.1 7 3.01 34 2009 130 5.28 2.97 64 4.06 25 4.81 5 3.4 44 2010 132 4.86 2.95 71 3.77 28 4.65 7 3.06 60 2011 125 74.1 36.71 51 44.05 31 74.11 1 43.33 48 2012 141 68.2 33.9 76 45.9 64 64.8 3 36.9 57

Trình độ dân trí giữa các vùng cũng có sự phân chia không đồng đều. Theo chuyên khảo giáo dục của Tổng cục Thống kê, khoảng cách dân trí giữa nông thôn - thành thị tại 63 tỉnh, thành vẫn còn khá xa. Chẳng hạn, tỉ lệ biết đọc, biết viết của dân số 15 tuổi trở lên ở nông thôn thấp hơn thành thị. Ở trình độ Đại học – Cao đẳng, dân ở các tỉnh, thành kinh tế phát triển có tỉ lệ nhập học đúng tuổi cao hơn tỉnh, thành kém phát triển gấp nhiều lần. Chẳng hạn, tỉ lệ này ở TP Đà Nẵng là 50,6%, trong khi ở Lai Châu chỉ có 1%. Tỉ lệ dân số tốt nghiệp THPT trở lên ở thành thị cũng cao gấp ba lần so với ở nông thôn (37,4% ở thành thị so với 13,8% ở nông thôn)…

Nền giáo dục Việt Nam đang cố gắng cải thiện và phát triển nhưng tình hình hiện nay còn nhiều khó khăn. Nhận thức của người dân còn thấp nên chưa thể nhận thức đúng đắn bản chất các hiện tượng chứ chưa kể đến

những sai lệch trong quá trình nhận thức dẫn đến hiểu sai bản chất hiện tượng, từ đó khi nhìn một sự vật hiện tượng người ta thường chú ý đến những chi tiết “kỳ lạ” (do chưa biết hoặc do bị ý chủ quan chi phối) và họ gán cho các hiện tượng ấy vẻ huyền bí, mang đầy tính tôn giáo. Thống kê cho thấy, đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, có học vấn thấp, trong đó chủ yếu là nông dân, ước tính tín đồ là nông dân của Phật giáo chiếm khoảng 80% số lượng tín đồ.

Ngoài những vấn đề trên đây thì Việt Nam hiện nay đang còn nhiều những vấn đề dù là “tai nạn” ngoài ý muốn nhưng lại xảy ra nhiều gây tâm lý bất an cho nhân dân: tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình lao động… Việt Nam là một nước tuy nhỏ về diện tích, dân số so với thế giới không phải đông nhưng lại đứng thứ 11 trong số các nước có số người chết vì tai nạn giao thông lớn nhất thế giới. Trong 10 năm qua, Việt Nam phải chi phí 40.000 tỷ đồng giải quyết hậu quả tai nạn giao thông. Số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, 10 năm qua có hơn 100.000 người chết vì tai nạn giao thông, bình quân mỗi năm có 11.000 người chết. Cụ thể mỗi ngày có 30 gia đình mất người thân, 200 gia đình chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần do tai nạn giao thông để lại đồng thời những người gây tai nạn và người gánh hậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần suốt đời. Các vụ tai nạn lao động cũng xảy ra rất nhiều do lao động ở Việt Nam vẫn chủ yếu bằng công cụ thô sơ, tính an toàn thấp…

Những tổn thương mất mát ấy, gây ra những đau khổ, sợ hãi, hoang mang cho con người. Nỗi mất mát vật chất có thể bù đắp được nhưng những tổn thương tinh thần thi không dễ dàng mất đi. Sợ hãi họ chỉ còn biết cầu xin Trời Phật cho tai qua nạn khỏi, cầu cho những người xấu số được siêu thoát…

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 69)