Nguyên nhân kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 62)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Nguyên nhân kinh tế xã hội

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, khi nghiên cứu nó phải xuất phát từ chính những điều kiện kinh tế xã hội, nơi nó tồn tại thì mới có thể hiểu được hết bản chất và các hiện tượng của nó. Chính vì vậy nghiên cứu sự tồn tại, phát triển Phật giáo ở Việt Nam chúng tôi cũng phải xuất phát từ chính những điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam để lý giải nó.

Trải qua hai cuộc chiến tranh thần thánh, nhân dân Việt Nam tràn đầy niềm tin lạc quan vào ngày mai tươi sáng, tin vào sức mạnh của con người, tin vào khả năng xây dựng một xã hội tương lai giàu đẹp, nhân văn ngay trên mảnh đất quê hương mình. Trải qua chiến tranh, kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề, việc đầu tiên phải làm là toàn thể nhân dân bắt tay vào khôi phục, xây dựng đất nước. Từ cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ trước, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do sai lầm chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống các tầng lớp trong xã hội sa sút nghiêm trọng. Tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân, xã hội rối ren.

Trước tình hình trên, để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm qua đã có sự

phát triển vượt bậc, đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Chúng ta đã khôi phục được đất nước ở mọi mặt, hàn gắn được cơ bản vết thương chiến tranh. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Theo đánh giá của tác giả Nguyễn Duy Quý, đăng trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thì Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số, năm 2012 là 7,5%; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới.

Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Theo Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trong hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định. Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 : 8,4% ; 2006 : 8,2% ; 2007 : 8,5% và năm 2008, trong bối cảnh khủng

hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%.

Đó là những thành tựu đáng mừng, là kết quả nỗ lực của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, nước ta xây dựng kinh tế từ điểm xuất phát rất thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thu hút tới 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, năng suất thấp, mang nặng tính tự cung tự cấp. Các cuộc chiến tranh kéo dài gây thiệt hại lớn về người và của, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Vì vậy khi thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta mới chỉ bước đầu khôi phục lại nền kinh tế, cải thiện được mức sống. Những vấn đề cũ vẫn còn nhiều, hơn thế nữa xã hội Việt Nam lại nảy sinh những vấn đề mới, phức tạp và đầy khó khăn. Như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên ADB ngày 5/5/2011: “Tuy đạt được nghiều thành tựu, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn”. Xã hội đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như: Mặt trái của nền kinh tế thị trường, tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa… Những vấn đề này đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo. Nó cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, liên quan không ít đến việc giải quyết vấn đề tôn giáo, bởi nó là một trong số những cơ sở tồn tại và phát triển của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Dưới đây là một vài biểu hiện của chúng:

Theo thống kê của Con số và sự kiện, tạp chí của Tổng cục Thống

kê, tình hình kinh tế nước ta bảy tháng đầu năm, năm 2010: Theo Báo cáo sơ bộ các địa phương, cả nước có 26,3 nghìn hộ thiếu đói với 122,3 nghìn nhân khẩu thiếu đói. Đây là một con số không nhỏ chứng minh cho thực trạng nghèo đói vẫn đang là vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay. 75% số dân

nông thôn có thu nhập dưới mức bình quân của xã hội, 90% người nghèo nước ta sống ở nông thôn, đặc biệt là ở miền núi. Theo Website của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, năm 2011, Tỷ lệ hộ nghèo cả nước vẫn còn 12%.

Tăng trưởng kinh tế đã chia sẻ lợi ích cho đông đảo các tầng lớp xã hội, cho đa số người dân ở mọi vùng đất nước, trong đó có cả người nghèo. Tuy nhiên vẫn còn những khác biệt, không công bằng, do có những nhóm xã hội được hưởng lợi nhiều hơn và những nhóm ít hơn. Và xã hội Việt Nam vẫn tồn tại sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo, điều đó thể hiện ở nhiều mặt. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đánh giá: “Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra” [14, tr.168].

Khoảng cách chi, tiêu dùng giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất là 7 lần những năm trước đây, nay đã tăng lên 10 lần. Tỉ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong số tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8 lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống 7,1% cùng thời kỳ. Khoảng cách giàu – nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng doãng ra. Khoảng cách thu nhập nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất năm 1991 là 4,2 lần, năm 2002 đã là 8,1 lần… Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt theo khu vực và vùng kinh tế - xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo nhất là ở nông thôn và 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất là ở đô thị. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất sống ở các vùng: Đông Nam Bộ (37%), Đồng bằng Sông Hồng (21%), Đồng

bằng Sông Cửu Long (18%), trong khi đó ở vùng núi phía Bắc chỉ có gần 7% và Bắc Trung Bộ là 6%.

Tỉ lệ hộ nghèo cũng không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Theo Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2010

Tỷ lệ hộ nghèo theo các vùng của Việt Nam từ 2004-2009 (%)

TT Tỷ lệ hộ nghèo 2004 2005 2006 2007 2008

1 Cả nước 18,1 15,5 14,8 13,4 12,3

2 Thành thị 8,6 7,7 7,4 6,7 6,0

3 Nông thôn 21,2 18,0 17,7 16,1 14,8

4 Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 9,5 8,6 7,7 5 Trung du, miền núi phía Bắc 29,4 27,5 26,5 25,1 23,5 6 Bắc trung bộ và Duyên hải

miền Trung

25,3 22,2 21,4 19,2 17,6

7 Tây Nguyên 29,2 24,0 23,0 21,0 19,5

8 Đông Nam bộ 4,6 3,1 3,0 2,5 2,1

9 Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 12,4 11,4 10,4 Một ví dụ khác, phân hóa giàu nghèo với khoảng cách quá xa đã diễn ra ngay trong nội bộ các giai tầng và giữa vùng này với vùng khác là tỉ lệ GDP bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập ở Việt Nam Đơn vị tính: 1000 VNĐ Năm Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch 5/1 2002 356,1 107,7 178,3 178,3 251,0 370,5 8,1 2004 448,4 141,8 240,7 240,7 347,0 514,2 8,3

2006 636,5 184,3 318,9 318,9 458,9 678,6 8,4 2008 995,2 275,0 477,2 477,2 699,9 1067,4 8,9 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm

2008. Hà Nội. 2010

Mức chênh lệch giàu nghèo gần 9 lần như vậy là rất cao và đang là mối quan tâm của toàn xã hội bởi vì phân hoá giàu nghèo gắn liền với phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thậm chí ngay trong một vùng nhỏ như một thành phố, một làng quê cũng có sự phân biệt giàu nghèo khá rõ ràng. Ví dụ như ở Thành phố Hà Nội.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập ở Hà Nội cũ và Hà Nội mới

Đơn vị tính: 1000 VNĐ Năm Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch 5/1 Hà Nội cũ 2002 621,0 204,6 368,4 499,8 672,8 1360,5 6,7 2004 806,9 255,3 471,4 659,5 908,1 1739,9 6,8 2006 1050,0 329,1 589,2 878,4 1201,0 2252,3 6,8 2008 1719,6 535,1 957,0 1386,5 1933,3 3777,8 7,1 Hà Nội mới 2008 1296,9 363,4 585,4 889,9 1486,6 3156,2 8,7

Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm

2008. Hà Nội. 2010.

Một bộ phận nghèo đang nghèo mãi đi, để vươn lên, cầu sự may mắn, cầu cho công bằng được lặp lại, xóa bỏ đi không còn bất công, phân biệt, con người tìm đến một chỗ dựa là tôn giáo nói chung. Trong số các

tôn giáo cùng tồn tại ở Việt Nam hiện nay thì Phật giáo là một sự lựa chọn dễ được chấp nhận hơn cả. Bởi sự bừng tỉnh mang ý nghĩa lịch sử thế giới đầu tiên của sự tự ý thức của con người đã diễn ra ở nơi mà giấc ngủ của nó chứa chất nhiều hơn cả những chiêm mộng huyền ảo và hoang dã ở Ấn Độ. Không ở đâu thể chế thần quyền lại phức tạp và nặng nề như ở đó, và nó lại được gắn chặt với tính ngoại biệt dân tộc và đẳng cấp lớn đến thế. Chính từ Ấn Độ loài người đã tiếp thu một số khái niệm thể hiện sự ngăn cách cực độ giữa các giai cấp con người và sự phủ định đến cực độ phẩm giá con người. Đúng vào lúc đó Đức Phật xuất hiện và tuyên bố: tất cả đều hư ảo, ngoài ba điều đáng được thừa nhận: 1/con người đã thức tỉnh tinh thần, 2/ những lời thức tỉnh và 3/ cộng đồng huynh đệ của những người đã thức tỉnh – đấy là bản chất đích thực của đạo Phật, mà cho đến nay vẫn nuôi dưỡng hàng triệu linh hồn ở châu Á và đang lan rộng ra nhiều nơi khác trên thế giới. Ra đời trong đất nước của các đẳng cấp, những tín đồ của tôn giáo này không tin nữa vào cái nguyên tắc của thể chế ấy, vào sự bất bình đẳng cha truyền con nối vô điều kiện của các giai cấp xã hội; xuất hiện giữa một dân tộc biệt lập rõ rệt, Phật giáo đã chuyển dịch ý thức con người sang lĩnh vực của các khái niệm khác, phổ biến và siêu dân tộc, nhờ đó mà đạo Phật, một tôn giáo ở Ấn Độ được chuẩn bị về mặt lý luận bởi triết học Ấn Độ nhưng cuối cùng bị bác bỏ ở chính nước này, lại có thể bắt rễ bền vững ở nhiều dân tộc khác nhau thuộc những chủng tộc khác và những nền văn hiến lịch sử khác. Trong đạo Phật ý thức về bản chất bất tận mang tính phản diện của tinh thần con người lần đầu tiên có được sức mạnh nhập thân lịch sử vào đời sống tập thể. Ở đây lần đầu tiên phẩm giá của cá nhân và quan hệ của nó với xã hội được quyết định rốt cục không bởi thực tại của sự phụ thuộc cha truyền con nối của nó vào một dòng giống nào đó, hay một tổ chức chính trị - dân tộc nào đó, mà bởi hành vi nội tại lựa chọn một lý tưởng tinh

thần xác định. Bởi Phật giáo ngay từ khi ra đời đã phủ nhận chế độ đẳng cấp. Phật đề cao sự bình đẳng giữa con người với con người – Thứ mà ở hiện thực cuộc sống người ta chưa có được. Phật giáo đề cao con người, con người có khả năng tự giải thoát, con người phải nương tựa vào chính mình. Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của đạo Phật là trong nó lần đầu tiên ngã thể con người được bắt đầu quý trọng không phải với tư cách một thành viên của dòng họ, hay đẳng cấp, hay liên minh chính trị - dân tộc, mà với tư cách chủ thể một ý thức tối cao, một sinh linh có khả năng bừng tỉnh khỏi những ảo ảnh lừa dối của giấc ngủ cuộc đời, tự giải phóng khỏi xiềng xích của luật nhân quả. Một sinh linh như thế có thể là con người thuộc bất kỳ một đẳng cấp hay dân tộc nào – và về phương diện này – Phật giáo đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn mới trong lịch sử - giai đoạn của cái nhân loại phổ quát.

Thực chất đây là sự bất lực của con người trước xã hội, họ không thể làm chủ cuộc sống của mình, cứ bị xô đẩy, bần cùng hóa, không tìm được lối thoát trong cuộc sống hiện tại, người ta tìm đến cửa Phật thanh tịnh – nơi ấy họ được chở che, yêu thương, sống cuộc sống công bằng. Hơn cả vậy, đến với Đức Phật từ bi, sáng suốt con người còn mong mỏi một niềm an ủi để tin vào khả năng của chính bản thân mình, thứ mà cuộc sống bất công đã làm họ bị mất đi. Bởi Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗ nương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài chính bản thân mình. Hãy cầm vững ngọn đèn chân lý. Hãy nương tựa vững chắc vào ngọn đèn chân lý, cũng đừng tựa vào những gì ngoài chân lý” [trích theo 77, tr.54]. Đó như nguồn động viên cho con người có thêm nghị lực để bước tiếp trên đường đời đầy khó khăn, gian khổ.

Ở cực đối lập kia, một bộ phận người giàu có nhanh chóng đến ngỡ ngàng, nhờ tài kinh doanh siêu lợi, nhờ may mắn gặp thời… Đã giàu có thì phải bền vững, phải giàu hơn, vì thế những người giàu cũng đến với tôn giáo. Hoặc một số kẻ giàu do làm ăn bất chính, lo sợ bị phát hiện, cũng có thể cắn dứt lương tâm, họ cầu trời, cầu Phật mong thứ tha, yên bình để làm ăn tiếp. Đó là lý do vì sao những người giàu có bỏ rất nhiều tiền của công

Một phần của tài liệu Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 62)