Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 41)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Tổ chức nghiên cứu

- Từ tháng 8 đến tháng 12/2011: Xác định tên đề tài luận văn Xây dựng đề cƣơng luận văn Bảo vệ đề cƣơng luận văn

- Năm 2012: xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu - Từ tháng 1 đến tháng 4/ 2013: hoàn thiện phần Cơ sở lý luận của đề tài; thiết kế quy trình tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị công cụ …

- Từ tháng 4 đến hết tháng 5/ 2013: Triển khai thu thập và xử lý số liệu. - Từ tháng 6 đến hết tháng 8/2013: Phân tích kết quả số liệu thu đƣợc, viết luận văn tổng hợp kết quả nghiên cứu.

- Tháng 9, 10/2013: Hoàn thiện luận văn và làm hồ sơ xin bảo vệ. - Tháng 11/2013: Bảo vệ luận văn.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề sáng tạo và tính sáng tạo, cấu trúc tâm lý của sáng tạo, phƣơng pháp đo lƣờng sáng tạo… Từ đó viết cơ sở lý luận và định hƣớng cho việc nghiên cứu thực trạng. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tác giả luận văn còn sử dụng nghiên cứu tài liệu trong cả quá trình phân tích kết quả. Có thể nói phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng hầu nhƣ xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài.

38

2.2.2. Phương pháp chuyên gia

Đây là phƣơng pháp tham khảo ý kiến của các Chuyên gia đã nghiên cứu về sáng tạo và tính sáng tạo nhằm có đƣợc những kiến thức khách quan giúp ngƣời nghiên cứu có đƣợc sự định hƣớng chính xác thông tin và so sánh kết quả nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế dành cho sinh viên nhằm tìm hiểu ba thành tố trong tính sáng tạo của sinh viên: Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp; những kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ nội sinh-động cơ sáng tạo của sinh viên. Ngoài ra các câu hỏi còn đƣợc thiết kế để tìm hiểu môi trƣờng giáo dục có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tính sáng tạo của sinh viên, các yếu tố thúc đẩy, phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Cấu trúc của bảng nhƣ sau:

+ Hệ thống câu hỏi để đo Kỹ năng lĩnh lực phù hợp (gồm các câu: 13,14,15,16,17,18,19).

+ Hệ thống câu hỏi để đo Kỹ năng sáng tạo phù hợp (gồm các câu: 24,25,26,27).

+ Hệ thống câu hỏi để đo Động cơ nội sinh (gồm các câu: 4,20,21,22,23,28,29,30).

+ Hệ thống câu hỏi để đo môi trƣờng ủng hộ, khuyến khích tính sáng tạo (gồm các câu: 7,8,9,10,11,12)

- Các phƣơng án trả lời trong bảng hỏi đƣợc đánh giá theo thang điểm 5, mỗi Item cho điểm 5-4-3-2-1 tƣơng ứng với 5 mức độ:

+ 5 điểm với các câu trả lời: Rất thƣờng xuyên, hoàn toàn đúng… + 4 điểm với các câu trả lời: Thƣờng xuyên, có phần đúng…

+ 3 điểm với các câu trả lời: Trung bình, nửa đúng, nửa sai, thỉnh thoảng…

39

+ 1 điểm với các câu trả lời: Không bao giờ, hoàn toàn sai…

Nhƣ vậy, mỗi item có điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5. Sau đó tính điểm trung bình (ĐTB) cho từng item và tổng hợp chung của các nội dung. Căn cứ vào số điểm đạt đƣợc, phân loại theo 5 mức độ:

Thang đánh giá: (n – 1/n)

+ Mức rất quan trọng, hoàn toàn đúng...: ĐTB > 4.2 ÷ 5 điểm; + Mức quan trọng, cơ bản đúng… : ĐTB > 3.4 ÷ 4.2 điểm; + Mức trung bình, bình thƣờng…: ĐTB > 2.6 ÷ 3.4 điểm;

+ Mức không quan trọng, không cần thiết…: ĐTB > 1.8 ÷ 2.6 điểm; + Mức hoàn toàn không quan trọng, hoàn toàn sai…ĐTB >1.0 ÷ 1.8 điểm.

Kết quả điểu tra đƣợc tổng hợp xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 theo chuẩn đánh giá đã xác định (thống kê tần suất, tính điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn, hệ số tƣơng quan giữa các item, đánh giá theo thứ bậc…).

2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm

Luận văn sử dụng trắc nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của tác giả ngƣời Đức K.J.Schoppe, đƣợc Nguyễn Huy Tú Việt hóa năm 1998. Đây là bộ test đo trí sáng tạo của khách thể là những ngƣời từ 15 tuổi trở lên (đƣợc coi là có năng lực ngôn ngữ phát triển đầy đủ). Đây là một trong 5 bộ test sáng tạo đƣợc các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên dùng ở Cộng hòa Liên bang Đức những năm 2000. Tuy sử dụng vật liệu ngôn ngữ nhƣng Test TST là một bộ test đo tiềm năng sáng tạo nói chung chứ không phải chỉ dùng để đo tính sáng tạo trong hoạt động ngôn ngữ [22, tr16 ]. Test phù hợp cho việc đo đạc tính sáng tạo của các nghiệm thể khác nhau trong độ tuổi nói trên.

Bộ Test sáng tạo hữu ngôn TST của Schoppe đƣợc cấu tạo bởi 9 tiểu test, nhƣ đƣợc trình bày ở bảng 2.1.

40

Test TST có 11 tờ giấy khổ A4. Tờ bìa đồng thời là nơi ghi các thông tin về nghiệm thể và các số liệu đánh giá kết quả test của chỉ số sáng tạo CQ. Tờ thứ hai ghi lời hƣớng dẫn cách làm test. Chín tờ còn lại của quyển test là dành cho nội dung của 9 tiểu test. Với mỗi tiểu test, trang trƣớc có ghi lời hƣớng dẫn cách làm và yêu cầu của test đó, còn trang sau là nơi ghi bài test và các các câu trả lời viết của nghiệm thể. Các câu trả lời đƣợc ghi theo thứ tự đƣợc đánh số sẵn theo cột. Có những tiểu test có hai cột trả lời.

Bảng 2.1 dƣới đây mô tả cấu trúc của test:

Bảng 2.1. Cấu trúc của Test TST

STT Tiểu test Số Items Thời gian thực hiện mỗi Item (giây) TG thực hiện mỗi tiểu test (phút) Tên viết tắt của tiểu test 1. Vĩ từ 2 90 3 VT 2. Đầu từ 2 90 3 ĐT 3. Câu bốn từ 2 150 5 CBT 4. Tìm đặt tên 10 5 TĐT 5. Tính chất giống nhau 2 90 3 GN 6. Tính tƣơng tự 1 120 2 TT 7. Cách sử dụng không quen thuộc (lạ) 2 12 4 SDL 8. Tình huống không tƣởng 2 240 8 KT

9. Tìm tên nhạo đùa 10 4 TĐN

Tổng thời gian của test 37 phút

Về mặt kỹ thuật: Test TST là một hệ thống câu hỏi hay bài tập có khả năng kích thích tính sáng tạo của nghiệm thể. Tại mỗi bài tập không đòi hỏi nghiệm thể chọn trả lời theo kiểu “đúng – sai” nhƣ test trí tuệ

41

truyền thống, mà đòi hỏi nghiệm thể đƣa ra càng nhiều ý tƣởng, giải pháp, phƣơng pháp, cách thức cũng nhƣ các giải pháp độc đáo, hiếm lạ, gây ngạc nhiên cho ngƣời khác thì càng tốt. Nhƣ vậy, test TST có đặc điểm của một test sáng tạo nhƣ:

1. Các Items của test có hiệu quả gây ngạc nhiên cho nghiệm thể, nhƣng ngƣời hƣớng dẫn làm test không để cho nghiệm thể nhận ra trƣớc về điều ngạc nhiên ấy.

2. Giới hạn thời gian của test là tƣơng đối ngắn sao cho giây phút lóe sáng của trí tuệ do kích thích của sự ngạc nhiên đủ để nghiệm thể đề xuất đƣợc càng nhiều giải pháp mới, hiếm lạ, độc đáo càng tốt và ghi đƣợc lên phần trả lời trên giấy rõ ràng, đúng luật.

3. Nghiệm thể phải tự ghi trả lời của mình (chứ không phải đánh dấu vào các trả lời cho sẵn). Các trả lời của test TST phải đƣợc ghi trên các dòng tƣơng ứng theo một thứ tự đã định.

Việc đánh giá test TST đƣợc tiến hành theo quan điểm lƣợng hóa. Mỗi câu trả lời hợp lý và khác với các câu trả lời khác thì đƣợc chấp nhận và đƣợc cho 1 điểm. Các câu trả lời không hợp lý hặc trùng lặp với các câu trả lời khác thì đƣợc 0 điểm. Điểm của một tiểu test có đƣợc là nhờ cộng tất cả các điểm của tùng Item theo cột dọc thành một tổng số. Nếu tiểu test nào có hai cột Items thì điểm ở mỗi cột đƣợc cộng riêng, sau đó lấy tổng chung của hai cột này là điểm thô của tiểu test.

Các điểm thô của 9 tiểu test đƣợc tổng hợp và ghi vào bảng số liệu test của nghiệm thể ở trang bìa. Làm tất cả những việc này mất 5 phút. Từ các điểm thô của 9 tiểu test, do việc cộng các cặp tiểu test tƣơng đƣơng 1và 2, 3 và 4, 5 và 6, ta chuyển thành các điểm thô của 6 hợp tiểu test. Tra cứu từ các bảng chuẩn đã đƣợc tác giả test TST tính toán sẵn, ta sẽ có GTC tƣơng ứng với từng hợp tiểu test I đến VI. Từ đây, ta có tổng của 6GTC từ I đến VI đƣợc viết là ∑GTCI-VI. Chia tổng này cho 6. Ta có chỉ số CQ, nghĩa là: CQ = ∑GTCI-VI /6.

42

Chỉ số CQ theo test TST là một số dƣơng nằm trong khoảng từ 70-130, nghĩa là 70 ≤ CQ ≤ 130. Thời gian hoàn thành việc tính toán xác định CQ của một nghiệm thể là khoảng 5 phút. Tính sáng tạo theo test TST đƣợc phân loại mức độ theo bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Phân loại mức độ tính sáng tạo dựa trên CQ của test TST

Mức độ tính sáng tạo Giá trị CQ E Cao 126 - 130 D Khá 111 - 125 C Trung bình 91 - 110 B Kém 76 - 90 A Thấp 70 - 75

Test TST đƣợc đánh giá là có tính khách quan ở mức giữa các test khách quan và test phóng chiếu. Mức độ khách quan của test TST phụ thuộc vào tiêu chuẩn phân định tính hợp lý hay đúng – sai của từng trả lời. Tính khách quan đánh giá của test còn đƣợc kiểm tra nhờ việc đánh giá test bởi hai hoặc nhiều ngƣời (nhà tâm lý học, giáo viên, phụ tá trắc nghiệm). Những nghiên cứu thử nghiệm của tác giả trong quá trình xây dựng test TST cho thấy sự tƣơng hợp của 3 ngƣời đánh giá test này nằm trong khoảng 0.82 - 0.93 và có thể tăng lên 0.93 - 0.97. Nhƣ vậy, mỗi ngƣời đánh giá chỉ có tác động chủ quan không đáng kể đến tính hiệu lực của test.

2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu

Khách thể của các cuộc phỏng vấn sâu là 10 giảng viên, trong đó có 06 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy những sinh viên - là khách thể nghiên cứu của đề tài. Các cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu hơn về tính sáng tạo của sinh viên, đánh giá của giảng viên về tính sáng tạo của sinh viên và những yếu tồ nào cản trở hoặc phát huy tính sáng tạo của sinh viên.

2.2.6. Phương pháp thống kê toán học

Các kết quả khảo sát dùng bảng hỏi sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản16.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội.

43

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã xác định đƣợc những vấn đề cơ bản sau: Xây dựng đƣợc quy trình nghiên cứu của luận văn theo 3 bƣớc cơ bản: Xác định đƣợc cơ sở lý luận của đề tài; trên cơ sở lý luận đó tác giả triển khai xây dựng bảng hỏi, tiến hành làm trắc nghiệm, thu thập và xử lý số liệu; phân tích số liệu thu đƣợc và rút ra kết luận.

Luận văn đã xây dựng quy trình nghiên cứu cụ thể trên cơ sở kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý học để nghiên cứu tính sáng tạo của sinh viên Trƣờng Đại học Hà Nội. Các phƣơng pháp trên đƣợc triển khai cụ thể theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của luận văn. Trong đó chủ yếu là thông qua phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.

44

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Trƣờng Đại học Hà Nội có lịch sử trên 50 nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, hiện là một trong những trƣờng đào tạo về ngoại ngữ hàng đầu của cả nƣớc. Trƣờng hiện có khoảng gần 8000 sinh viên hệ chính quy đang theo học tại 14 khoa với các thứ tiếng và các chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh. Trong số 14 khoa có:

- 03 khoa đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh - Khoa Quản trị kinh doanh -Du lịch, Khoa Quốc tế học, Khoa Công nghệ thông tin;

- 01 Khoa đào tạo Đại cƣơng - Khoa chuyên đào tạo tiếng anh cho khối sinh viên học chuyên ngành bằng tiếng anh;

- 10 khoa đào tạo về các thứ tiếng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).

Trong số các khoa đào tạo ngôn ngữ, khoa Tiếng Anh là một khoa có số lƣợng sinh viên đông nhất với trên 1000 sinh viên theo học. Và tác giả luận văn chọn khách thể nghiên cứu chính là sinh viên khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại học Hà Nội.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận về các thành tố tâm lý cơ bản cấu thành nên tính sáng tạo của sinh viên gắn với việc đánh giá mức độ sáng tạo của sinh viên cho thấy: mức độ hình thành và phát triển tính sáng tạo của sinh viên đƣợc quy định bởi ba thành tố cấu thành tính sáng tạo là kỹ năng lĩnh vực phù hợp, kỹ năng sáng tạo phù hợp, động cơ nội sinh. Tác giả luận văn sẽ phân tích từng thành tố cấu thành tính sáng tạo của sinh viên, sau đó lấy kết quả đo tính sáng tạo theo Test Sáng tạo hữu ngôn TST của K.J.Schoppe làm cơ sở so sánh đối chiếu. Tiếp theo đó, tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tính sáng tạo của sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ba thành tố cấu thành tính sáng tạo của sinh viên Trƣờng Đại học Hà Nội đồng thời là cơ sở đề xuất các biện pháp để phát triển tính sáng tạo

45

cho sinh viên. Từ quan niệm nhƣ vậy, tác giả tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu Tính sáng tạo của sinh viên Trƣờng Đại học Hà Nội:

3.1. Thành tố thứ nhất: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp

Nhằm chính xác hóa nội dung đánh giá thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp – thành tố thứ nhất cấu thành tính sáng tạo, tác giả tiến hành khảo sát 150 sinh viên. Điểm đánh giá theo thang điểm 5. Các ý kiến đánh giá về nội dung Kỹ năng lĩnh vực phù hợp đƣợc thể hiện trong 7 item (Phụ lục 02).

Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp là tập hợp con đƣờng nhận thức để giải quyết một vấn đề, nó bao gồm sự hiểu biết chung về những kiến thức, sự kiện về một lĩnh vực, khả năng nhận thức bẩm sinh, trình độ đào tạo, các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành đƣợc trang bị. Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp đƣợc đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng nhƣ trình độ đƣợc đào tạo. Để đo đƣợc thành tố này, tác giả căn cứ vào những chỉ báo đã nêu để xây dựng trong bảng hỏi các câu hỏi từ câu 13 đến câu 19 (Phụ lục 02). Kết quả thu đƣợc đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.1: Điểm trung bình các kỹ năng lĩnh vực phù hợp

STT Nội dung Điểm Thứ bậc

1 Kiến thức liên quan đến nghề nghiệp của bản thân vững

3,11 3

2 Đƣợc trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt

3,38 1

3 Có khả năng thực hành và thể hiện tốt các kỹ năng của tiếng Anh

3,05 5

4 Có kỹ năng nghe tiếng anh rất tốt 3,06 4 5 Có thể nói tiếng anh thành thạo, trôi chảy 3,01 6

6 Có kỹ năng viết tiếng anh tốt 2,87 7

7 Có kỹ năng đọc hiểu tiếng anh rất tốt 3,13 2

46

Kết quả nghiên cứu cho thấy xếp thứ hạng 1 là item “Tôi được trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt” với điểm trung

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)