9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Khái niệm tính sáng tạo
Tác giả Nguyễn Huy Tú có nhận xét nhƣ sau: "Cho đến cuối thế kỷ trƣớc, vẫn chƣa có một cấu trúc lý thuyết đƣợc thừa nhận chung về tính sáng tạo, mỗi nhà nghiên cứu đƣa ra một định nghĩa riêng” [22, tr24]. Mặc dù vậy điều cần thiết tối thiểu và có thể đƣợc là nhà nghiên cứu phải tìm đƣợc một định nghĩa làm việc mà họ nói đến. Theo tác giả luận văn thì, tính sáng tạo bộc lộ trong sản phẩm mới, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới mẻ, ngạc nhiên đối với ngƣời khác. Tính sáng tạo theo nghĩa trên đây cho ta năng lực:
- Đạt đƣợc một sản phẩm mới, lạ, gây ngạc nhiên với tƣ cách là một giải pháp cho vấn đề đƣợc lĩnh hội một cách nhạy cảm hoặc vấn đề đã cho mà những mối liên quan của nó đƣợc tri giác một cách nhạy cảm.
27
- Trên cơ sở tri giác nhạy cảm, rộng tầm, cởi mở về những thông tin đang đề cập nhƣng luôn tìm kiếm và chế biến, xử lý một cách có mục đích.
- Phân tích, chế biến, xử lý theo hƣớng giải quyết nhiệm vụ đặt ra nhƣng luôn có tính linh hoạt cao, có nhiều liên kết lạ thƣờng và cấu trúc lại kiểu mới hoặc tổ hợp các thông tin này lại với số liệu từ kinh nghiệm hoặc với các yếu tố tƣởng tƣợng.
- Tổng hợp hóa, cấu trúc hóa, tổ hợp các số liệu, yếu tố và các cấu trúc thành một cấu trúc giải pháp mới.
- Luôn sắp xếp kế hoạch tỉ mỉ sản phẩm vào một sản phẩm nào đó dƣới dạng nào đó.
- Có thể đƣợc nhận thức, đo đạc qua giao tiếp hoặc thông báo với ngƣời khác [22, tr24, 25].
Ở mỗi con ngƣời đều có tính sáng tạo, tính sáng tạo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân, giúp cải thiện ý tƣởng... Theo các nhà tâm lý học thì tính sáng tạo là năng lực quan trọng nhất để mỗi ngƣời chuẩn bị cho cuộc sống của mình. Thái độ sống sáng tạo giúp chúng ta chế ngự đƣợc những hoàn cảnh luôn biến đổi thay vì để hoàn cảnh đó chế ngự chúng ta. Tính sáng tạo của con ngƣời trong khoa học, kỹ thuật đƣợc hiểu qua việc phát kiến, phát minh, sáng chế; trong triết học, tôn giáo, chính trị, kinh tế đƣợc hiểu nhƣ việc thiết lập, thiết dựng, hình thành một lý thuyết, một hệ thống tín ngƣỡng, một chủ nghĩa; trong văn học, nghệ thuật, tính sáng tạo đƣợc thể hiện qua việc sáng tác, trƣớc tác một tác phẩm....
Dƣới góc độ Tâm lý học, có thể hiểu tính sáng tạo (Creativity) là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc. Những quan hệ này dƣới tƣ duy mới, cái nhìn mới, hoạt động mới sẽ tạo ra ý tƣởng mới, hoạt động mới hay sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp và có giá trị [36].
28
Hai tác giả Sternberg R.J và Lubart T.L trong cuốn "An investment approach to creative process" cho rằng có rất nhiều ngƣời có cơ hội trở nên sáng tạo ở một cấp độ nhất định nếu có thể huy động những nguồn lực sẵn có của mình để hỗ trợ sáng tạo và đầu tƣ bản thân vào một mục đích đúng đắn. Vậy những yếu tố nào sẽ xác định sự sáng tạo của một cá nhân vào một ý tƣởng? Sternberg R.J và Lubart T.L tin rằng tính sáng tạo là sự hội tụ các nguồn lực có liên quan đến nhau [35]:
Các nguồn trí lực. Có ba khả năng trí tuệ đặc biệt quan trọng đối với tính sáng tạo. Thứ nhất là tìm ra những vấn đề mới để giải quyết hoặc là thấy vấn đề cũ dƣới góc độ mới. Thứ hai, là khả năng đánh giá ý tƣởng và xác định có nên theo đuổi ý tƣởng đó không. Thứ ba là có khả năng thuyết phục những ngƣời khác về giá trị của ý tƣởng để nhận đƣợc sự ủng hộ cần thiết trong việc phát triển và hoàn thiện ý tƣởng. Cả ba khả năng này quan trọng ngang bằng nhau. Nếu thiếu một trong ba khả năng, cá nhân sẽ không thể đi đến cái đích cuối cùng của sáng tạo.
Các nguồn kiến thức. Bản thân ngƣời sáng tạo phải đƣợc cập nhật vấn đề về kiến thức trong lĩnh vực mà họ đã lựa chọn. Ý tƣởng chỉ đến với những trí óc đã có chuẩn bị.
Phong cách tư duy. Khả năng tƣ duy phân kỳ theo cách mới - tƣ duy đột phá - là rất quan trọng trong sáng tạo. Cách này còn cho phép tƣ duy ở mức độ tổng thể và cho phép xác định ý tƣởng nào thật sự mới và đáng theo đuổi.
Cá tính. Cá tính thƣờng đi liền với tính sáng tạo là thích mạo hiểm, bình tĩnh, kiên trì đối mặt với những điều mơ hồ và nhập nhằng, đủ tự tin để bất chấp đám đông, theo đuổi ý tƣởng đến khi đƣợc công nhận.
Động cơ. Con ngƣời ít khi sáng tạo chỉ vì yêu thích công việc họ đang làm mà thƣờng làm việc vì những phần thƣởng đƣợc hứa hẹn. Phần thƣởng và những khuyến khích khác cho thấy rằng mục đích của phần
29
lớn lao động, trong đó có lao động sáng tạo là các giá trị xã hội. Tuy nhiên sự sáng tạo có thể bị tổn thƣơng nếu trẻ em quá chú trọng đến phần thƣởng và đánh mất sự quan tâm nội tâm đối với công việc mà chúng theo đuổi.
Sự ủng hộ của môi trường. Môi trƣờng đã nuôi dƣỡng tài năng và động cơ của trẻ, tặng thƣởng cho những thành tích của chúng. Bố mẹ của những trẻ em có tài thƣờng khuyến khích những hoạt động trí tuệ và chấp nhận những phong cách riêng của con cái họ. Họ rất nhanh chóng nhận ra tài năng của con và hỗ trợ nó phát triển bằng cách tìm giáo viên kèm cặp thích hợp. Nhà trƣờng và giáo viên phát hiện ra xu hƣớng năng khiếu, năng lực của học sinh để áp dụng các phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy nhằm phát huy những năng lực của các em tạo đà cho các năng khiếu đó phát triển đúng hƣớng.
Nhƣ vậy, theo quan điểm của Sternberg R.J và Lubart T.L thì có thể hiểu
tính sáng tạo là sự hội tụ của các nguồn lực: Các nguồn trí lực, các nguồn kiến thức, phong cách tư duy, cá tính, động cơ và sự ủng hộ của môi trường.
Theo quan niệm của Klaus K.Urban, nhà tâm lý học ngƣời Đức:
"Tính sáng tạo là tổ hợp thuộc tính nhân cách bộc lộ trong sản phẩm mới lạ, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới lạ, gây ngọc nhiên đối với người khác [34].
Khi nghiên cứu về tính sáng tạo, Urban cho rằng tính sáng tạo không thể đƣợc xem xét chỉ dƣới quan điểm nhận thức hoặc chỉ đơn tuyến dƣới quan điểm của lý thuyết nhân cách, mà phải xem xét đồng thời dƣới cả hai quan điểm trên (nhận thức và nhân cách). Những nghiên cứu của ông chỉ ra cấu trúc của tính sáng tạo bao gồm những thành tố sau [22, tr26]:
1) Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ
- Soạn thảo tỉ mỉ, chi tiết (Elaboration) - Tính độc đáo(Originality)
30
- Cấu trúc lại và định nghĩa lại (Recontruction và Redefinition) - Tính mềm dẻo (Flexibility)
- Tính lƣu loát (Fluency)
- Tính nhạy cảm vấn đề (Problemsensivity)
2) Cơ sở tri thức chung và cơ sở năng lực tư duy
- Tri thức sâu thẳm
- Tƣ duy phê phán và tƣ duy định giá - Tƣ duy logic và tƣ duy khái quát - Mạng trí nhớ phân tích và tổng hợp - Tri giác bề rộng
3) Cơ sở tri thức chuyên biệt và những kỹ năng chuyên biệt
Tiếp nhận ngày càng nhiều và làm chủ những bộ phận tri thức, kỹ năng chuyên biệt trong những lĩnh vực chuyên biệt của tƣ duy sáng tạo và hành động sáng tạo.
4) Tính sẵn sàng tập trung cao độ và căng thẳng
- Tập trung vào đối tƣợng, hoàn cảnh, sản phẩm - Tính lựa chọn nhạy bén
- Tính tập trung
- Muốn dừng lại, khả năng dừng lại.
- Sẵn sàng ứng phó với tình huống căng thẳng.
5) Động cơ và động cơ hóa
- Nhu cầu về tính mới mẻ - Tò mò
- Khao khát nhận thức, tri thức - Giao tiếp
- Sự công hiệu và trách nhiệm nghĩa vụ - Sự cập nhật hóa
31
6) Tính cới mở, ngay thẳng và khoan dung đối với sự chưa rõ ràng
- Tính cởi mở về các kinh nghiệm - Chơi và thử nghiệm
- Sẵn sàng chịu rủi ro
- Chấp nhận sự chƣa rõ ràng
- Tính không tiện nghi hoàn hảo và tự trị - Sự lùi lại và sự dịu đi
- Phi hội tụ hóa - Khôi hài.
Tác giả Amabile T.M viết trong cuốn Creativity in context (1996), theo
đó sáng tạo được tạo ra bởi sự tương tác giữa ba thành tố chính: (1) Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp, (2) Những kỹ năng sáng tạo phù hợp và (3) Động cơ công việc hay động cơ nội sinh.
Thành tố thứ nhất: “Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp” có thể đƣợc coi là cơ sở cho bất kỳ quá trình sáng tạo nào trong một lĩnh vực cụ thể. Thành tố này bao gồm kiến thức dữ liệu, kỹ năng kỹ thuật và những tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể.
Thành tố thứ hai: “Những kỹ năng sáng tạo phù hợp” bao gồm trƣớc hết, những kiểu nhận thức đặc trưng, và tổ hợp các kỹ năng đột phá trong quá trình giải quyết vấn đề. Kỹ năng sáng tạo phù hợp còn bao gồm kiến thức về phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách đánh giá kinh nghiệm để tạo ra những ý tƣởng độc đáo. Phong cách làm việc dẫn tới sáng tạo là yếu tố thứ ba của những kỹ năng sáng tạo phù hợp.
Thành tố thứ ba: “Động cơ công việc” bao gồm các chỉ báo động cơ quyết định cách tiếp cận của cá nhân tới một công việc cụ thể.
Ba thành tố này có tác dụng cụ thể tới sáng tạo ở những mức độ khác nhau. Những kỹ năng sáng tạo phù hợp có tác dụng mạnh nhất tới câu trả lời
32
sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào. Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp bao gồm tất cả những kỹ năng liên quan đến đến một lĩnh vực chung (giao tiếp nói chung chẳng hạn) hơn là những kỹ năng liên quan đến một công việc cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể (viết một bài thơ ngắn). Trong một lĩnh vực cụ thể, những kỹ năng đƣợc sử dụng trong một công việc có thể có sự chồng chéo với những kỹ năng đƣợc sử dụng trong những công việc khác. Cuối cùng,
động cơ công việc có tác dụng ở mức cụ thể nhất.
Cả ba thành tố: Những kỹ năng sáng tạo phù hợp;Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp; Động cơ công việc là cần thiết cho sự sáng tạo, và theo Amabile, những kỹ năng sáng tạo phù hợp có vai trò quan trọng nhất trong tạo ra câu trả lời sáng tạo.
Qua những nghiên cứu nói trên, theo quan điểm của tác giả luận văn,
tính sáng tạo là tổ hợp thuộc tính nhân cách, đồng thời là khả năng tạo ra những ý tưởng mới, hữu ích từ nhận thức của mỗi người thông qua việc sử dụng, áp dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân người đó.
Nhƣ vậy, với quan điểm về tính sáng tạo nhƣ trên, đề tài sẽ tiếp cận nghiên cứu tính sáng tạo theo cả chiều cạnh nhận thức và cả chiều cạnh nhân cách. Để có thể nghiên cứu đƣợc tính sáng tạo theo nhiều chiều cạnh nhƣ vậy, tác giả luận văn vận dụng quan điểm ba thành tố cấu thành tính sáng tạo mà Amabile T.M đƣa ra, đó là:
(1) Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp (2) Những kỹ năng sáng tạo phù hợp
(3) Động cơ công việc hay động cơ nội sinh, để làm cơ sở cho việc xác định tính sáng tạo của sinh viên.
Thành tố (1) và (2) có đƣợc là do quá trình đào tạo, rèn luyện, kiến thức đƣợc trang bị... phụ thuộc vào vào khả năng nhận thức bẩm sinh của mỗi ngƣời. Thành tố (3) có thể đƣợc coi nhƣ chiều cạnh nhân cách của tính sáng tạo.
33
Trên cơ sở lý thuyết 3 thành tố của Amabile, tác giả luận văn đƣa ra hệ thống các chỉ báo để đo tính sáng tạo theo từng thành tố:
- Kỹ năng lĩnh vục phù hợp: đƣợc đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng nhƣ trình độ đào tạo, kiến thức đƣợc trang bị…
- Kỹ năng sáng tạo phù hợp: đƣợc đánh giá theo thói quen ra quyết định dựa trên trực giác, linh cảm; có khả năng biểu đạt ý kiến sinh động hoặc đƣa ra/ xuất hiện nhiều ý tƣởng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Động cơ nội sinh: đƣợc đánh giá trên cơ sở hứng thú, niềm say mê trong việc tìm kiếm ý tƣởng sáng tạo, xác định đƣợc mục tiêu công việc và luôn phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu, đổi mới cách thức tiến hành công việc, cũng nhƣ tinh thần sẵn sàng đảm nhận công việc mà trƣớc đó chƣa ai từng đảm nhận, không ngại thất bại.
Căn cứ vào các chỉ báo vừa nêu trên, tác giả luận văn xây dựng hệ thống bảng hỏi để đánh giá đƣợc cụ thể từng thành tố trong tính sáng tạo của sinh viên.
Bên cạnh đó, khách thể nghiên cứu trong đề tài này là sinh viên Trƣờng đại học Hà Nội – một trong những trƣờng đào tạo hàng đầu về ngoại ngữ do đó tác giả luận văn chọn sử dụng Test sáng tạo hữu ngôn TST của K.J.Schoppe do tác giả Nguyễn Huy Tú việt hóa để đánh giá thực trạng mức độ sáng tạo của sinh viên và từ đó có kết quả để đối chiểu, kiểm chứng với kết quả đo tính sáng tạo theo mô hình ba thành tố.