9. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm sáng tạo
1.2.1.1 Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo và chúng ta có thể xem xét khái niệm sáng tạo dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Dƣới góc độ Ngôn ngữ học, sáng tạo đƣợc hiểu là làm ra cái gì đó chƣa hề có, khái niệm này tƣơng đối gần gũi và đƣợc coi là cách hiểu cụ thể nhất về sáng tạo.
Dƣới góc độ Xã hội học, sáng tạo đƣợc hiểu là thành phần, kiểu, chất, lƣợng đặc biệt của hoạt động cá nhân và nhóm xã hội, định hƣớng vào sự nhận thức những hiện tƣợng, những quan hệ và những quy luật mới cũng nhƣ sự tạo ra thế giới tinh thần và thế giới vật chất mới, hoàn thiện theo hƣớng tiến bộ xã hội.
23
Dƣới góc độ Triết học, sáng tạo đƣợc hiểu là quá trình hoạt động của con ngƣời tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo đƣợc xác đinh bởi đặc trung nghề nghiệp nhƣ khoa học kỹ thuật, quân sự, văn học nghệ thuật…
Dƣới góc độ Tâm lý học, sáng tạo cũng đƣợc xem ở nhiều góc độ khác nhau:
Một số nhà nghiên cứu xem xét sáng tạo nhƣ một quá trình. Quan niệm loại này xuất phát từ bản chất của quá trình sáng tạo. Watson (1928), chẳng hạn, phân biệt sáng tạo theo cách mà cái mới đƣợc tạo ra. Câu hỏi đặt ra là cái mới đƣợc sinh ra nhƣ thế nào? Sự sáng tạo trong ngôn ngữ đƣợc diễn ra nhƣ thế nào? Một bài thơ hay, một bài luận xuất sắc đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Câu trả lời là chúng ta đến đó đƣợc là nhờ thao tác từ ngữ, chuyển đổi từ ngữ đến khi loại hình mới xuất hiện. Còn theo E.P.Torrance, sáng tạo đƣợc hiểu là một quá trình tạo ra ý tƣởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tƣởng này đến kết quả. Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó mà trƣớc đây con ngƣời chƣa bao giờ nhìn thấy cũng nhƣ chƣa có ý thức về nó. Nhƣ vậy, ở góc độ này sáng tạo là một quá trình (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) và sản phẩm phải mang tính mới mẻ, độc đáo.
Mặc dù tiếp cận nhân cách đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhƣng đa số các định nghĩa sáng tạo có nhắc đến chỉ báo của sản phẩm sáng tạo nhƣ là dấu hiệu để phân biệt. Hầu hết các định nghĩa nhấn mạnh vào sản phẩm sáng tạo bao gồm thuộc tính mới và phù hợp. Barron cho rằng sản phẩm sáng tạo phải độc đáo, tức là không giống với phần lớn đồ vật khác đƣợc tạo ra và sản phẩm phải ở mức độ nào đó thích ứng với thực tiễn.
Trƣờng phái Gestal thì lại cho rằng sáng tạo và sự thấu hiểu xuất hiện khi ngƣời tƣ duy nắm đƣợc những nét chính yếu của vấn đề và mối quan hệ của chúng với giải pháp cuối cùng. Sáng tạo đƣợc coi là hoạt động giải quyết vấn đề đặc trƣng bởi tính mới mẻ, phi truyền thống, sự bền bỉ và khó khăn trong hình thành vấn đề (Newell và đồng nghiệp, 1962) [14, tr9].
24
Guilford đƣa ra định nghĩa sáng tạo trong mối quan hệ với năng lực cá nhân của ngƣời sáng tạo. "Theo nghĩa hẹp, sáng tạo liên quan đến những năng lực đặc trƣng cho những ngƣời sáng tạo. Hay nói cách khác, vấn đề tâm lý học liên quan đến nhân cách sáng tạo...Tôi thƣờng xác định nhân cách cá nhân nhƣ một kiểu thuộc tính độc nhất làm một ngƣời khác với những ngƣời khác. Nhà tâm lý học đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm đƣợc biểu hiện trong thực hiện hành động hay trong các đặc điểm hành vi. Các thuộc tính hành vi diễn ra phụ thuộc vào các cấu thành lớn nhƣ năng lực, hứng thú, thái độ và các thuộc tính của khí chất...Nhân cách sáng tạo là tập hợp các kiểu, loại đặc điểm đặc trƣng cho những con ngƣời sáng tạo. [14, tr9].
Trong Từ điển Tiếng Việt thì "Sáng tạo là tạo ra giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; có cách giải quyết mới không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có; có óc sáng tạo, vận dụng một cách sáng tạo" [32, tr1048].
Theo Pnomarev Ia.A thì sáng tạo là tạo ra cái mới, có giá trị phù hợp. Hiểu theo nghĩa hẹp, sáng tạo liên quan đến hoạt động con ngƣời nhƣng theo nghĩa rộng là cơ chế phát triển, tạo ra cái mới, có giá trị để loại bỏ cái cũ.
Theo tác giả Phan Dũng: Khái niệm sáng tạo đƣợc dùng để chỉ những sự vật mới và có ích cho con ngƣời [2].
Theo tác giả Phạm Thành Nghị trong cuốn Những vấn đề Tâm lý học Sáng tạo thì "Một cách ngắn gọn, sáng tạo có thể đƣợc coi là quá trình tiến tới cái mới, là năng lực tạo ra cái mới, có giá trị" [14, tr9]. Tuy nhiên cần phải phân biệt hai loại định nghĩa sáng tạo: định nghĩa mang tính thao tác và định nghĩa mang tính quan điểm. Định nghĩa mang tính thao tác chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chủ quan và nhƣ vậy chƣa đủ cơ sở để sử dụng trong các lý thuyết về sáng tạo. Ở thời điểm hiện tại, các nghiên cứu thực chứng về sáng tạo của con ngƣời chƣa áp dụng theo chuẩn mực khoa học để xác định các sản phẩm sáng tạo; việc hình thành các lý thuyết sáng tạo chủ yếu dựa trên cơ sở thừa nhận chung về tiêu chuẩn và các đặc tính của tiêu chuẩn đó. Vì vậy, điều quan
25
trọng ở đây là xác định bản chất các thừa nhận về cái mà con ngƣời gọi là "sáng tạo".
Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể hiểu: Sáng tạo là quá trình làm phát sinh cái mới, hoặc ý tưởng mới, chưa từng có, cái mới đó phải hữu ích đáp ứng nhu cầu tồn tại hoặc phát triển của con người trong xã hội.
Do đó mọi sự vật, hiện hiện tƣợng mới phát sinh phải thỏa mãn cả hai điều kiện: một là cái mới chƣa từng có và hai là có ích thì mới đƣợc coi là sáng tạo. Còn nếu một sự vật, hiện tƣợng nào đó mới đƣợc phát minh nhƣng không có ích thì cũng không đƣợc gọi là sáng tạo.
1.2.1.2.Các cấp độ sáng tạo
Có thể xem xét 5 cấp độ của sáng tạo: sáng tạo biểu đạt, sáng chế, phát minh, sáng tạo ở mức cải biến, sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực, ngành nghề mới [14, tr.12]:
Sáng tạo có thể đƣợc biểu đạt ở các cấp độ khác nhau. Ngƣời bình thƣờng cũng có thể sáng tạo. Những nhà sáng tạo vĩ đại tạo ra những thay đổi lớn trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật; những ngƣời bình thƣờng có thể sáng tạo trong biểu đạt giao tiếp một cách hóm hỉnh, thể hiện tính độc đáo trong lao động hàng ngày. Có thể chia ra 5 cấp độ sáng tạo:
- Sáng tạo biểu đạt: là sự thể hiện ra bên ngoài những mối quan hệ, liên tƣởng trong cuộc sống thƣờng ngày, trong những sản phẩm lao động có những chi tiết tƣơi mới, cuốn hút, hữu ích. Sáng tạo ở mức biểu đạt thể hiện trong giao tiếp, trong cải tiến các quan hệ lao động, cách thức tạo ra sản phẩm mới.
- Sáng chế: là việc tạo ra những vật dụng, dụng cụ mới chƣa từng có trong tự nhiên và trong cuộc sống con ngƣời dựa trên những kiến thức phát hiện đƣợc bằng con đƣờng khoa học cũng nhƣ những kinh nghiệm thu nhận đƣợc trong cuộc sống. Sáng chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho hoạt động của con ngƣời. Sáng chế có thể thấy nhiều nhất trong lĩnh vực
26
khoa học công nghệ, kĩ thuật - nơi các dụng cụ, đồ vật có tính năng, tác dụng mới đáp ứng cho cuộc sống và hoạt động của con ngƣời đƣợc sáng chế ra.
- Phát minh là sự phát hiện ra quy luật của sự vật hiện tƣợng trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Những quy luật này đang tác động, đang tồn tại nhƣng con ngƣời chƣa phát hiện ra trƣớc đó.
- Sáng tạo ở mức cải biến là những thay đổi mang lại do tạo ra đƣợc những chuyển hóa, những đột phá trong khoa học, công nghệ, những thay đổi trong xã hội nhờ những phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực hay những thay đổi trong cách nhìn nhận, cách xử lý tình huống một cách tổng thể có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm vào cải biến thực tiễn.
- Sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực, ngành nghề mới. Khoa học chứng kiến nhiều phát minh, sáng chế đã tạo ra những lĩnh vực, ngành nghề mới do những kết quả ứng dụng khoa học công nghệ mang lại.