Một số phương hướng, giải pháp

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 75 - 78)

2.2.1. Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Chúng ta phải xây dựng được chiến lược, chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ một cách cụ thể không chỉ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hiện tại mà còn cả trong tương lai. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cũng như các ban ngành, đoàn thể có liên quan khi xây dựng chiến lược phải bám sát vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn để dự báo nhu cầu đào

tạo phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cả những năm trước mắt và lâu dài. Trên thực tế, muốn tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết phải có đội ngũ cán bộ tương xứng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là không chỉ nhằm đào tạo ra một đội ngũ cán bộ cho một vài năm trước mắt mà quan trọng hơn là phải chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cho tương lai. Muốn làm được điều đó cần dự báo được nhu cầu đào tạo và tiên liệu những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ ở từng chặng đường phát triển trong tương lai. Do đó, kế hoạch đào tạo, bổi dưỡng cán bộ phải được dựa trên những cơ sở bám sát vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cụ thể và tiêu chuẩn cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới.

Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của đất nước, bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hướng của chiến lược cán bộ. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu về nhân cách, năng lực người cán bộ cách mạng mà định ra mục tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng với dung lượng tri thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thời gian đào tạo ngắn gọn, thiết thực.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ; đánh giá đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và căn cứ vào năng lực đào tạo của hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của từng cơ sở đào tạo thuộc hệ thống học viện. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở những vùng trọng điểm, xung yếu và các cơ quan, đơn vị then chốt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và các đơn vị làm công tác nghiên cứu lý luận, khoa học và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính. Tiếp tục giảm mạnh tỷ lệ học viên cao cấp, trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ tại chức so với hệ tập trung; giảm dần tỷ lệ học viên đại học chuyên ngành hệ tại chức so với học viên đại

học chuyên ngành hệ tập trung. Tăng cường đào tạo lý luận chính trị cao cấp hệ tập trung cho cán bộ trẻ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ phải phù hợp với đặc điểm đối tượng cán bộ, những khác biệt trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ thuộc những vùng - miền khác nhau, giữa cán bộ miền núi và đồng bằng, giữa cán bộ ở nông thôn và đô thị; giữa cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực công tác khác nhau.

Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch đào tạo phải gắn chặt với đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá cán bộ càng chính xác thì càng có cơ sở khách quan để lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp đào tạo thích hợp. Phải trên cơ sở quy hoạch mà đào tạo, thiếu cài gì thì đào tạo về cái đó, thiếu cán bộ ở lĩnh vực nào, ở vùng nào thì tăng cường đào tạo cán bộ ở lĩnh vực đó, cho vùng đó. Nếu ta không gắn kết tốt giữa đào tạo với quy hoạch thì sử dụng cán bộ sẽ lãng phí, đẩy các khâu trong công tác cán bộ (lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, sử dụng...) rơi vào trạng thái biệt lập, khép kín, không đạt được kết quả như mong muốn.

Phải thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch. Nếu trước đây, quy trình vận động của một người trở thành cán bộ là đào tạo rồi làm việc và về hưu, thì nay, đào tạo và đào tạo lại là yêu cầu liên tục, thường xuyên, bắt buộc đối với mọi người. Vì thế, quy trình được nhận thức lại là đào tạo, làm việc, đào tạo lại (nhằm cập nhật những kiến thức mới) làm việc, đào tạo lại... Đó là một quá trình học tập không ngừng nghỉ của cán bộ.

Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng chính là chúng ta thực hiện luận điểm đào tạo cán bộ phải thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)