Lý luận phải gắn với thực tiễn và phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 36 - 46)

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Là một nhà Mác xít chân chính, thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cũng đi đến khẳng định: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “lý luận kết hợp với thực hành”, “lý luận phải liện hệ với thực tế”, “lý luận và thực hành phải luôn đi đôi với nhau”. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [43; tr.50]. Dù nói theo cách diễn đạt nào “đi đôi”, “gắn liền” hay “kết hợp” thì điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh chính là khẳng định sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa chúng. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Ngược lại, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự tác động qua lại, sự phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn. Theo Người. Lý luận phải xuất phát dựa trên cơ sở của thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn, không được thoát ly xa rời thực tiễn. Còn thực tiễn phải có lý luận soi đường, định hướng, chỉ đạo. Vì vậy, thực tiễn là nền tảng của lý luận, làm phong phú lý luận, kiểm tra sự đúng đắn của lý luận.

Xuất phát từ nhận thức trên, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng cũng phải quán triệt tốt nguyên tắc lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Trước hết, theo Người là phải dạy lý luận cho cán bộ. Lý luận được hiểu là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Đây là một khái niệm chung và tổng quát, trong đó có lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (là sự tổng kết những kinh nghiệm của phong trào công

nhân từ trước đến nay của tất cả các nước). Hồ Chí Minh thường dẫn định nghĩa nổi tiếng của Xtalin để quan niệm: “Lý luận là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [45; tr.497]. Như vậy, có thể thấy rằng, quan niệm về lý luận của Hồ Chí Minh thống nhất với quan niệm của các nhà cách mạng Mác xít lớn của thế giới.

Lý luận cũng như vai trò của lý luận đã được các nhà kinh điển Mác, Ăng-ghen và Lênin đề cập đến từ rất sớm. Khi nghiên cứu nguyên nhân thất bại các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tại nhiều nước trên thế giới vào những thập niên đầu thế kỷ 19, Mác đã đi đến một kết luận: giai cấp công nhân muốn đấu trang giành thắng lợi phải được trang bị lý luận. Họ phải hiểu được bản chất của chủ nghĩa tư bản, bản chất của đấu tranh giai cấp, nắm được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, phải có lý luận soi đường và có tổ chức lãnh đạo... Tất cả những nhân tố đó chính là lý luận. Vì họ không có lý luận nên họ cho rằng máy móc chính là nguyên nhân khiến họ bị thất nghiệp, bị tước đi những điều kiện sống tối thiểu nên họ đã chút hết những căm hờn vào các cỗ máy vô tri vô giác mà không hiểu được chính giai cấp tư sản là kẻ thù, chính sự áp bức bóc lột vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản đã đẩy họ đến đường cùng. Sau đó, Lênin nhấn mạnh đến tổ chức đảng được trang bị lý luận như điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi của giai cấp công nhân, cho cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức: “Chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [72; tr.14].

Tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trò của lý luận và việc trang bị lý luận cho đội ngũ cán bộ, trước hết là chủ nghĩa Mác-Lênin. “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Dẫn chứng thực tế lịch sử Việt Nam trong các cuộc đấu tranh

những năm đầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của các cuộc đấu tranh tự phát, đó là các cuộc đấu tranh thiếu lý luận soi đường. Trong bức thư gửi Quốc tế cộng sản báo cáo về tình hình cách mạng Việt Nam, “các đồng chí của chúng tôi rất dũng cảm và hăng hái. Các đồng chí ấy công tác rất tận tuy. Nhưng vì thiếu kiến thức lý luận, buộc các đồng chí phải mò mẫm từng bước, luôn luôn vấp váp vì thiếu thốn như vậy. Tất nhiên là các đồng chí sẽ được giáo dục rèn luyện trong đấu tranh và trong công tác thực tế hàng ngày. Nhưng có thể tránh được biết bao bế tắc, sai lầm và biết bao thất bại đau đớn nếu chúng ta có thể cung cấp cho các đồng chí ấy những kiến thức tối cần thiết về lý luận soi đường, tạo điều kiện dễ dàng cho các đồng chí ấy tiến hành công tác” [72; tr13. ]. Hồ Chí Minh thấy một thực tế rằng: cán bộ của ta nhiều đồng chí có kinh nghiệm thực hành tốt, nhưng trình độ văn hóa thấp. Lại có những đồng chí trí thức (có trình độ văn hóa cơ bản) đọc nhiều nhưng không có kinh nghiệm công tác, chưa quen nề nếp làm việc của Đảng. Từ đó, Đảng “phải nâng cao lý luận cho cán bộ cũ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng” [42; tr.553]. Người khẳng định cách mạng nước ta muốn thắng lợi là đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, do đó, cán bộ “phải học chủ nghĩa Mác- Lênin mà áp dụng” [43; tr.319]. “Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng” [45; tr.138]. Người thường lấy ví dụ: muốn đi đến Thành phố Sài Gòn, lý luận sẽ chỉ cho chúng ta đi về phương Nam, qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, còn đi như thế nào tiếp theo thì anh em cứ đi tiếp để hỏi, chỉ cần biết là mình phải đi về phương Nam, chứ không phải là đi ngược lên phương Bắc để đến “Bắc Kinh”.

Người thường phê phán bệnh khinh lý luận, kém lý luận hay lý luận suông. Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên kinh nghiệm hoạt động phong phú nhưng lại kém lý luận, khinh lý luận, Người chỉ rõ: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ” [42; tr.234]. Người

thường lấy ví dụ: nếu một người kém lý luận nên khi gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy thì kết quả thường thất bại. Hay mỗi khi Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách gì thì phải phân tích rõ bối cảnh lịch sử, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, căn cứ sát vào tính tương quan lực lượng (tình hình ta - địch), tức là dựa chắc vào lý luận để đưa ra chính sách đúng đắn, đưa phong trào cách mạng tiến lên. Ví dụ như nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sức mạnh tổng hợp, về chiến tranh nhân dân để đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh... Vì vậy, Người yêu cầu “mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lí luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông” [42; tr.235].

Đề cao vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao vai trò của thực tiễn, yêu cầu cán bộ phải có thực tiễn, liên hệ thực tiễn. Thực tiễn theo Bác cũng chính là thực tế, là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. “Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta phải giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm, công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và thế giới. Trong khi thực tập, đó là những thực tế mà chúng ta cần liên hệ” [45; tr.498]. Vì vậy, trong đào tạo cán bộ, muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải chú trọng đi sâu vào thực tiễn, thường xuyên coi trọng tổng kết kinh nghiệm trung thực thẳng thắn “nghiên cứu kinh nghiệm đến tận gốc”, không để xảy ra thói quen không tốt “công việc xong rồi là thôi, cán bộ không học được kinh nghiệm gì, mà cũng không tiến bộ được mấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Từ nay, công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khoa để phát triển công việc và để giúp cán bộ tiến tới”. Người còn nhắc nhở: “Cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho

thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm” [42; tr.242-243]. Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thanh Hóa, tháng 12-1961, Hồ Chí Minh căn dặn: “Lãnh đạo, các cấp lãnh đạo của tỉnh ta trước hết là Tỉnh ủy đoàn kết nhất trí, tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành chỉ thị của cấp trên một cách nghiêm chỉnh, đó là những ưu điểm chính. Các đồng chí cần phải lãnh đạo cụ thể hơn nữa. Phải đi sâu, đi sát hơn nữa, đối với mọi việc phải có biện pháp cụ thể hơn nữa. Phải tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, tránh tác phong quan liêu mệnh lệnh, phải khắc phục lề lối làm việc luộm thuộm [47; tr.486].

Xuất phát từ quan điểm lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau, Hồ Chí Minh cho rằng: nếu chỉ chú ý đào tạo lý luận mà không coi trọng thực tiễn, gắn liền với thực tiễn hoặc chỉ chú trọng kinh nghiệm thực tiễn mà không quan tâm trang bị lý luận thì cũng chưa đạt; mà Người yêu cầu công tác đào tạo cán bộ phải gắn liền lý luận với thực tiễn, làm sao để người cán bộ sau khi được đào tạo, tiếp thu lý luận có thể vận dụng sáng tạo nhằm giải quyết tốt công việc thực tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ khi nào kết hợp được như vậy thì công tác đào tạo cán bộ mới đạt được yêu cầu, mục đích đề ra, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó. “Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”[46; tr.292]. “Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn đi đôi với nhau” [42; tr.250]. Người nhấn mạnh rằng: “Mở lớp huấn luyện là một việc rất tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích” [42; tr.303]. Huấn luyện, đào tạo cán bộ là “phải dạy lý luận Mác-Lênin cho mọi người. Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích. Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận mới hiểu cho đúng” [43; tr.47]. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý

luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách. Xem nhiều sách để mà lòe, để làm ra ta đây, thế không phải là biết lý luận. Những anh em đó cần phải ra sức thực hành mới thành người biết lý luận” [42; tr.234]. Người thường lấy ví dụ một người tốt nghiệp đại học có thể gọi là có trí thức (tức lá được trang bị lý luận ở mức độ nhất định) song y lại không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế. Ngoài dạy lý luận, phải dạy công tác, tức là phải lấy kinh nghiệm thực tế làm ví dụ, phải liên hệ với thực tế. Người thường lấy ví dụ: về các việc tổng động viên, thi đua ái quốc, thu thuế bằng thóc... phải giải thích rõ cho dân hiểu, phải động viên thế nào, sắp đặt công việc ra sao. Việc thắng lợi ngoại giao, quân sự rồi phải xem xét ảnh hưởng đối với ta thế nào để phát huy hết ảnh hưởng, ý nghĩa của thắng lợi... Những việc như thế đều phải dạy cho cán bộ và đồng chí biết. Trung ương chỉ có những chỉ thị về chủ trương, chính sách. Ban huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trương, chính sách đó. Như thế thì lý luận mới khỏi bị tách rời thực tế.

Muốn kết hợp được lý luận gắn liền thực tiễn, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết người học (cán bộ được đào tạo) phải xác định rõ mục đích của việc học lý luận: “Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”; xác định rõ tinh thần học tập lý luận là phát huy tư duy sáng tạo: “Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc. Nhưng chúng ta phải học chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể

của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”, “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta” [46; tr.292]; và có óc phê phán: “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới được rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của nước ta” [45; tr.497]. Năm 1928, dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã thực hiện chương trình “vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động thực tiễn trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân với mục đích để họ tự rèn luyện mình, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ có chương trình “vô sản hóa” này, đội ngũ cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sự trưởng thành vượt bậc. Điều đó cũng đã cho chúng ta thấy quan điểm đào tạo cán bộ kết hợp lý luận với thực tiễn của Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh cũng chính là tấm gương sáng ngời về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Người luôn luôn đi sát thực tế, bám sát thực tế, nắm rõ tình hình cơ sở, gần gũi với nhân dân. Chỉ tính trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)