0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tổ chức, quản lý công tác đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY (Trang 50 -75 )

Vấn đề tổ chức, quản lý công tác đào tạo cán bộ là một trong những nội dung rất được Hồ Chí Minh quan tâm. Đây là một trong những trọng trách rất nặng nề, bởi đối tượng chính ở đây là con người, cụ thể là đội ngũ cán bộ.

Qua quá trình hoạt động, Hồ Chí Minh đã đưa ra một số luận điểm, quan điểm của mình về vấn đề này.

Tổ chức, quản lý công tác đào tạo phải chặt chẽ: Trước hết, theo Hồ Chí Minh, muốn đào tạo được cán bộ thì phải có công tác tổ chức, quản lý đào tạo phải hết sức chặt chẽ, phải tổ chức thành trường lớp đào tạo. Người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý đào tạo cán bộ là Đảng, Đoàn thể và nhân dân. Người đã nói: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Đảng phải dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý” [42; tr.269, 273]. Đảng và Chính phủ phải tổ chức mở các lớp, trường đào tạo cán bộ. Nói chuyện tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục, tháng 2-1956, Hồ Chí Minh nói: “Trong việc kiến thiết nước nhà về mọi mặt, ta thiếu rất nhiều cán bộ như kỹ sư, chuyên gia, thợ lãnh nghề, thầy dạy học... Vì vậy ta phải phát triển mạnh đại học và chuyên nghiệp” [45; tr.126]. Việc tổ chức, quản lý chặt chẽ còn được biểu hiện ngay ở khâu tuyển lựa, lựa chọn đối tượng đào tạo. Hồ Chí Minh cho rằng không phải bất kỳ ai, bất cứ đối tượng nào cũng đủ tiêu chí để được đào tạo trở thành người cán bộ.

Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã gặp gỡ nhà yêu nước Phan Bội Châu. Trong cuộc tiếp xúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu rõ thêm về cuộc đấu tranh do Phan Bội Châu khởi xướng và tiếp xúc với một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại đây. Việc làm đầu tiên mà Người thực hiện đó là phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ cán bộ có tinh thần yêu nước, kiên trung, được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tức là đào tạo cán bộ cách mạng. Muốn thực hiện được việc ấy thì cần phải có tổ chức chặt chẽ. Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đào tạo nhiều cán bộ cách mạng. Sau khi được đào tạo, những cán bộ cách mạng lớp đầu được tung về nước hoạt động xây dựng cơ sở trong quần chúng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bản danh sách 10 người Việt Nam yêu nước do Phan Bội Châu cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc, Người chỉ chọn lựa được 5 người để

đưa vào tổ chức đào tạo [39; tr. 9]. Việc lựa chọn đào tạo theo Nguyễn Ái Quốc cũng có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Người được lựa chọn đào tạo sẽ phải đáp ứng những tiêu chí nhất định.

Việc tổ chức, quản lý công tác đào tạo phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu, hoàn cảnh, nhiệm vụ đặt ra: Tổ chức quản lí, đạo tạo cán bộ phải theo đúng yêu cầu, đáp ứng hoàn cảnh hiện tại và theo chiến lược phát triển thống nhất. Các cơ quan có nhiệm vụ đào tạo cán bộ phải bám sát thực tế, liên hệ mật thiết với các cơ quan Đảng, Chính phủ và Quân đội để đào tạo đội ngũ cán bộ. Hồ Chí Minh có sự so sánh thật xác thực: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế” [43; tr.48]. Hồ Chí Minh lấy ví dụ như trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành kháng chiến, nhu cầu đạo tạo cán bộ quân sự rất lớn mà ta chỉ chú trọng mở lớp đào tạo cán bộ hành chính thì như vậy là không thiết thực. Đào tạo cán bộ đáp ứng nhu cầu, hoàn cảnh và nhiệm vụ đặt ra không đơn giản chỉ là sử dụng họ, sắp xếp công việc cho họ mà còn nhằm góp phần sử dụng đúng người, đúng việc, phát tốt đa hiệu quả đào tạo, tránh lãng phí. Cán bộ đào tạo được sắp xếp đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo thì luôn phát huy hết năng lực cá nhân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngược lại, cán bộ không được sắp xếp công việc đúng chuyên môn thì gặp nhiều khó khăn trong công tác, sẽ như người “ăn cháo bằng dĩa”, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Hồ Chí Minh đã khái quát vấn đề trên thành mối quan hệ giữa đào tạo đúng nhu cầu và sử dụng đúng năng lực cán bộ, khi người nhấn mạnh: “Phải tích cực đào tạo và sử dụng tốt cán bộ. Vì sao? Có khi đào tạo mà không sử dụng được. Ví dụ có mấy cháu thanh niên đi học 5 năm ở nước ngoài về, ta không biết dùng làm gì. Thế là nước anh em mất công đào tạo, các chấu mất năm năm đi học, cho nên phải đào tạo và sử dụng tốt. Có công trình sư đi học về lại đưa làm

phiên dịch. Đây là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và trách nhiệm của tất cả các ngành” [49; tr.22]. Rõ ràng, căn cứ từ thực tiễn, từ nhu cầu, nhiệm vụ cách mạng để định hướng cho công tác đào tạo là một luận điểm rất có giá trị.

Lấy chất lượng làm chính (“quý hồ tinh bất quý hồ đa”):Hồ Chí Minh luôn xem việc tổ chức, quản lí đào tạo cán bộ phải theo phương châm lấy chất lượng đào tạo làm chính, lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá kết quả đào tạo mà không phải dựa vào số lượng cán bộ được đào tạo. Việc tổ chức, quản lý đào tạo cán bộ “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề” [43; tr.47]. Để thực hiện được phương châm ấy, theo Hồ Chí Minh cần phải coi trọng phương pháp đào tạo, cách thức truyền đạt vấn đề cho phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể. Người lấy ví dụ như muốn dạy cho người học biết con voi là thế nào thì có thể đi trình bày cụ thể, tỉ mỉ về bộ xương của nó ra sao, nó có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được bao nhiêu năm tuổi... Nhưng đó là trong điều kiện có thời gian và học nghiên cứu chuyên sâu. Nếu không có điều kiện thì cũng có thể nói cho người học biết bao quát hình thù của con voi như mình của nó to bằng ba bốn con trâu, chân của nó to như cái cột nhà, hai tai to như hai cái quạt, có một cái vòi và hai cài ngà ở đầu... Như vậy, người học sẽ không thể nhầm con voi với con tôm, con mèo hay con bò. Hơn nữa, khi nói đến chuyện săn bắt voi, người cũng không nghĩ lầm được dùng lưỡi câu mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh. Như thế là người học dùng sự hiểu biết của mình vào việc làm thực tế một phần nào. Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ người học kém mà cứ mải nói tỉ mỉ cụ thể chỉ về cái ngà voi thì người học sẽ không hình dung được, tưởng con voi lẫn với cái ngà, sẽ không mang lại sự hiểu biết cho người học. Tháng 1 năm 1941, Hồ Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhằm chuyển hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Tổ chức Việt Minh được thành lập nhằm chuẩn bị lực lượng cho cách mạng khi thời cơ đến. Việc huấn luyện cán bộ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trong điều kiện khó

khăn, chất lượng đào tạo còn tồn tại nhiều hạn chế. Hồ Chí Minh nhận ra khuyết điểm: “Việt Minh có một khuyết điểm là: phát triển chóng quá thành thử không kịp huấn luyện cán bộ cho khắp, vì vậy mà nhiều nơi cán bộ làm sai chính sách chung, thậm chí một đôi phần tử trở nên hủ hóa. Việt Minh cần chú ý đến sự huấn luyện cán bộ từ cấp xã trở lên” [42; tr.412]. Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập (khai mạc 6-5-1950), Hồ Chí Minh nêu rõ khuyết điểm: “việc huấn luyện cán bộ còn hữu danh vô thực, làm chỉ cốt nhiều mà không thiết thực chu đáo” [43; tr.46]. Người có lấy dẫn chứng là theo báo cáo thì toàn quốc đã huấn luyện được 25 vạn cán bộ, nhưng vẫn cứ nêu là thiếu cán bộ. Hồ Chí Minh luôn phê phán việc mở lớp học quá đông hay mở lớp học tràn lan sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Nếu mở lớp đào tạo quá đông thì dạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của người học chệnh lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác nhau nên chương trình không sát. Còn mở lớp học tràn lan, chỉ quan tâm số lượng nên sẽ thiếu người giảng. Thiếu người giảng thì học viên sẽ chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi “bắt phu”, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như “chuồn chuồn đạp nước”, dạy không được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi phải đi “bịt lỗ”,người “bịt lỗ” năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh nghĩa là có hại cho Đoàn thể. Nói tóm lại phải mở lớp nào cho ra lớp ấy, lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận, không mở lớp tràn lan.

Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, năng lực tốt: Muốn tổ chức, quản lý tốt công tác đào tạo, ngoài nội dung giảng dạy thiết thực cần có giáo viên có kinh nghiệm, đủ năng lực. Đội ngũ giáo viên là người đóng vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo. Do đối tượng đào tạo là cán bộ - đối tượng đặc biệt nên việc tuyển lựa đội ngũ giáo viên đào tạo cán bộ cũng phải có năng lực đặc biệt. Hồ Chí Minh đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải là người giỏi về chuyên môn có tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng tốt để làm gương cho

học trò noi theo. Hồ Chí Minh khẳng định: “không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguôi. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [43; tr.46]. Không những thế, người giáo viên cũng phải không ngừng học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác đào tạo. Vốn quán triệt sâu sắc quan điểm vận động phát triển không ngừng, Hồ Chí Minh yêu cầu người huấn luyện (người giáo viên) phải học thêm mãi thì mới làm được công việc đào tạo của mình. Người thường lấy câu nói nổi tiếng của Lênin “Học, học nữa, học mãi” để căn dặn đội ngũ giáo viên và học sinh: “Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào tự cho mình là đã biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất” [43; tr.46].

Quá trình tổ chức, quản lý đào tạo cán bộ chủ yếu là “đi từ dưới lên trên”: Hồ Chí Minh cho rằng, tổ chức đào tạo và quản lý phải theo bước phát triển “từ dưới lên trên”, điều đó có nghĩa là không phải các trường, ban có nhiệm vụ đào tạo cán bộ đều mở các lớp đào tạo cho mọi cán bộ các cấp, mở hết lớp này đến lớp khác mà “phải lấy người ở cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để họ huấn luyện cho cấp dưới nữa”. Ban huấn luyện, đào tạo Trung ương mở lớp huấn luyện, đào tạo cho cán bộ cấp Khu, tỉnh. Sau khi được huấn luyện xong, cán bộ cấp Khu, tỉnh sẽ quay trở về huấn luyện cho cán bộ cấp huyện, xã. Theo Hồ Chí Minh, như thế thì công việc đào tạo, huấn luyện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Bởi thứ nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, ăn ở cho cán bộ và Chính phủ; thứ hai là cán bộ cấp dưới huấn luyện cho cấp dưới trực tiếp của mình sẽ gần gũi, bám sát thực tế hơn. Muốn tổ chức, quản lí đào tạo cán bộ theo lối đó, Hồ Chí Minh cho rằng cần mở các lớp đào tạo thật chu đáo, không bôi bác bởi “nếu ở trên bôi bác thì càng xuống dưới càng sai lệch” [43; tr.48]. Thứ ba, việc tổ chức đào tạo cán bộ nên được tiến hành từ dưới lên trên, là quá trình tuy chậm nhưng chắc

chắn, thì sẽ ảnh hưởng mau chóng đến quần chúng nhân dân. Do trình độ văn hóa nhân dân thấp, điều kiện thông tin gặp khó khăn, hơn nữa, cán bộ cấp cơ sở là người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với nhân dân. Người dân rất coi trọng những tấm gương người thực, việc thực (đảng viên đi trước, làng nước theo sau). Do đó, đào tạo đội ngũ cấp cơ sở vững mạnh sẽ làm cho mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nhanh chóng đi vào quần chúng, được quần chúng nhân dân thực hiện.

Thường xuyên tổ chức chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ tương lai: Hồ Chí Minh cho rằng: tổ chức quản lý đào tạo không chỉ cho lớp cán bộ hiện tại mà còn phải quan tâm tổ chức, đào tạo lớp cán bộ kế cận, tương lai. Phải hết sức chú trọng bồi dưỡng cán bộ cũ và dìu dắt những cán bộ trẻ tiến lên” [47; tr.486]. Bởi họ là người chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ trực tiếp thừa kế và thực hiện sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc. Thực hiện được vấn đề này cũng chính là làm cho công tác đào tạo đảm bảo được tính kế thừa, tính liên tục trong quá trình phát triển đất nước. Trong Thư gửi lớp “chuẩn bị tổng phản công” Trường trung học lục quân Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh viết: “có thể ví dụ rằng: các lớp cán bộ trước là những người đã phát rừng, cày đất, giep mạ, tát nước. Mà các cháu trong lớp này là những người cán bộ phải chuẩn bị sẵn sằng để đi gặt lúa. Vậy các cháu phải ra sức thi đua: Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ

Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thục Trau dồi tinh thần cho vững chắc

Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng” [42; tr.78]. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta rằng: công tác đào tạo cán bộ kế cận, cán bộ tương lai phải được thực hiện thật chu đáo. Năm 1968, khi đưa ra một số ý kiến về xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Hồ Chí Minh nói với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương lưu ý đào tạo thế hệ cán bộ trẻ: “Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân như thế” [49; tr.556]. Người định hướng rõ cho công

tác tổ chức đào tạo thế hệ cán bộ trẻ, cán bộ kế cận: “Các chú dạy các cháu rất nhiều điều, nhưng có một điều phải thật rõ: làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ thật trung thành của nhân dân.. Mấy chữ, a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”” [49; tr.556].

Phải tiến hành công tác kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong quá trình đào tạo và sau đào tạo: Để việc tổ chức, quản lý đào tạo cán bộ được tốt, phải tiến hành công tác kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật hợp lý. Đào tạo cán bộ là cả một quá trình, việc tiến hành kiểm tra để đánh giá cán bộ, đánh giá chất lượng đào tạo là một khâu không thể thiếu của quá trình đào tạo. Chỉ có thông qua kiểm tra, chúng ta mới biết những ưu điểm của người cán bộ, ưu điểm của công tác đào tạo đến đâu và còn những khuyết điểm, hạn chế gì, để

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY (Trang 50 -75 )

×