3.2.1 Ưu điểm.
- Quá trình hoạch định các chính sách về bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu đảm bảo được các cơ sở và quy trình thực hiện. - Các chính sách được xây dựng trên cơ sở khoa, đảm bảo vị trí trung tâm
chính sách của con người. Hệ thống các chính sách về môi trường được phối hợp hài hòa với hệ thống các văn bản pháp luật khác, phù hợp với đường lối chính trị và điều kiện kinh tế, đáp ứng yêu cầu về tính lịch sử trong hoạch định chính sách.
- Quy trình hoạch định chính sách được tiến hành khoa học theo các bước xác định: xác định vấn đề, mục tiêu, xây dựng phương án, lựa chọn phương án, thông qua quyết định chính sách.
- Đối với việc tổ chức thực hiện, các chính sách tuân thủ các điều kiện và quy trình, đảm bảo phù hợp với trình độ dân trí, khả năng kinh tế, trình độ công nghệ của quốc gia, tình hình chính trị, tình hình quốc tế…
3.2.2 Hạn chế
- Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách vẫn còn nhiều hạn chế
- Tại buổi tọa đàm về “ Phân tích chính sách môi trường” tại Đại học Kinh tế quốc dân (21/4/2010), ông Nguyễn Thanh Tùng, Chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu: “ so với sự phát triển nhanh chóng của tình hình thực tế hiện nay thì hệ thống chính sách pháp luật về môi trường của ta còn nhiều hạn chế, bất cập. Dù không ngừng hoàn thiện, bổ sung nhưng chúng ta vẫn chưa có một hệ thống chính sách hoàn chỉnh và đồng bộ trong lĩnh vực này. Các quy định về bảo vệ môi trường còn tản mạn và được quy định trong nhiều văn bản và ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số chính sách về bảo vệ môi trường chưa được nghiên cứu, định hướng rõ. Đặc biệt, chưa chú trọng công tác điều tra, đánh giá tác động và hiệu quả của ác chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
đối với kinh tế – xã hội để xem xét tính khả thi cũng như yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong quá trình phân tích, hoạch định chính sách, pháp luật.
- Tính dự báo trong phân tích chính sách bảo vệ môi trường cũng rất yếu, dẫn đến chính sách được ban hành thiếu tính ổn định, hay bị thay đổi, không đáp ứng kịp thời với yêu cầu quản lý và sự phát triển của xã hội, không giải quyết được vấn đề đặt ra. Quy trình hoạch định chính sách nói chung và chính sách bảo vệ môi trường nói riêng còn bị khép kín, việc lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức.”
- Có thể thấy, mặc dù pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm, nhưng trên thực tế, ô nhiễm môi trường vẫn rất nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng và tại hầu hết các loại hình sản xuất. Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và môi trường đô thị, có khoảng 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt tại các lưu vực sông như sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy. Khoảng 70% các DN trong các khu công nghiệp không có hệ thống BVMT, xử lý nước thải hoàn hảo. 100% làng nghề vi phạm quy định về BVMT như không xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, các loại khí thải, chất thải rắn, nước thải đều được xả trực tiếp ra môi trường... Nước thải tại các làng nghề đang là vấn đề hết sức bức xúc, gây ô nhiễm cho nhiều dòng sông lớn, kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại đều cho thấy kết quả vượt quá tiêu chuẩn quy định nhiều lần, gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. Trong lĩnh vực quản lý và khai thác lâm sản, khoáng sản, động vật
hoang dã cũng phát hiện hơn 6.000 vụ vi phạm. Ngoài ra, việc quản lý chất thải tại khu dân cư cũng là vấn đề gây bức xúc hiện nay. Cụ thể như việc đầu tư trang bị vệ sinh môi trường như thùng chứa rác tại các điểm công cộng, khu dân cư còn hạn chế đặc biệt là các vùng nông thôn nên hiện tượng xả rác bừa bãi, mất vệ sinh công cộng khá phổ biến làm tăng chi phí thu gom, xử lý, phân loại…
- Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư xây dựng các dự án mới chỉ chú trọng tới lợi nhuận mà bỏ qua một số điều kiện về công tác BVMT, như không đánh giá tác động môi trường, không chú trọng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực đô thị cũng ngày càng gia tăng, chủ yếu từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng và chất thải sinh hoạt. Đại tá Nguyễn Sỹ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng cho biết, số vụ vi phạm về quản lý động vật hoang dã quý hiếm hàng năm đã được phát hiện và xử lý chưa đạt 50% so với thực tế đã và đang xảy ra. Ngoài ra tình trạng vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu và quản lý chất thải nguy hại, vi phạm tại các làng nghề cũng có nhiều diễn biến phức tạp.
- Nhiều chính sách của ĐẢng, nhà nước còn chưa đi vào thực tiến đời sống nhân dân, hiểu biết của nhân dân về các chính sách còn hạn chế, bởi vậy, việc thực hiện các giải pháp vẫn gặp nhiều khó khăn, tồn tại.
- Hiệu quả đạt được trong quản lý chưa cao mà nguyên nhân cơ bản do thực thi quản lý và xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Chúng ta thiếu một cơ sở hạ tầng đủ mạnh và nguồn vốn đáp ứng, bất cập này chỉ có thể giải quyết khi đạt được một trình độ phát triển cao. - Riêng về các chính sách biến đổi khí hậu, còn tồn tại tương đối nhiều hạn
chế
+ Nhận thức về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa thống nhất về nguy cơ cũng như cách thức ứng phó. Hiểu biết, nhận thức về biến đổi khí hậu còn chưa sâu;
nhận biết, nhận dạng về biến đổi khí hậu nhiều nơi chưa rõ; chưa đánh giá đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu mới chỉ được coi là nguy cơ mà chưa được xem là cơ hội để thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững. Nhận thức về sự cần thiết phải lồng ghép biến đổi khí hậu, cũng như sự cần thiết trong công tác phối hợp liên ngành, liên vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được quan tâm đúng mức.
+ Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về ứng phó với biến đổi khí hậu hình thành còn chậm. Chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu mới bước đầu được hình thành, chưa có hệ thống và thiếu đồng bộ, chưa rõ hướng đi và lộ trình. Các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn phân tán; các quy định về thích ứng chủ yếu về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phần lớn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa được bổ sung yếu tố biến đổi khí hậu. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới được thiết lập ở Trung ương với đội ngũ cán bộ còn mỏng, chưa đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác nghiên cứu khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế.
+ Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu đồng bộ, chưa đạt kết quả như yêu cầu của thực tiễn. Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vẫn chủ yếu tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả mà chưa chú trọng đúng mức đến chủ động phòng ngừa. Các hoạt động phòng chống thiên tai còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa được đẩy mạnh đúng mức. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn chưa được phát triển, sử dụng tương xứng với tiềm năng. Mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP còn cao hơn các nước trong khu vực.
+ Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững.
+ Một số chủ trương, chính sách, pháp luật chưa được quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách
chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện.
+ Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết; Chủ trương xã hội hoá chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân. + Vấn đề quy hoạch vùng liên quan đến biến đổi khí hậu vẫn chủ yếu theo ngành, tính liên ngành gần như chưa được chú trọng.
+ Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu. Mặt khác, chính sách và pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn đặt nặng vai trò của nhà nước trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, chứ chưa tận dụng các nguồn lực xã hội và sự tham gia của khối tư nhân, cộng đồng. Các quy định pháp luật hay cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự vào công tác này vẫn còn rất mờ nhạt.
3.3. Đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật
Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động về biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thời gian qua, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, tại Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chính phủ cũng đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24 của Trung ương. Một trọng các giải pháp quan trọng được đề xập trong Nghị quyết là “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Trên cơ sở đó, một số đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu theo hướng sau:
- Thứ nhất, cần luật hóa các quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiện tại, việc ứng phó với biến đổi khí hậu mới chỉ đang dừng lại ở mức chủ trương trong các chiến lược, kế hoạch mà chưa có các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích hoặc các chế tài đối với hành vi tương ứng. Để thay đổi điều này, nhu cầu về việc luật hóa các quy định trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cần sớm được nghiên cứu, triển khai thực hiện.
- Thứ hai, cần đặt ra cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các bộ, ban, ngành
Biến đổi khí hậu là vấn đề liên ngành, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và các địa phương. Tuy vậy, mỗi cơ quan lại có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, mục tiêu, động lực khác nhau nên việc tạo ra một cơ chế phối hợp và phân công giữa các cơ quan này là rất quan trọng. Nếu cơ chế đó lỏng lẻo thì có thể khiến cho các cơ quan chỉ chạy theo tiêu chí, định hướng của riêng mình và sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung. Nhưng nếu cơ chế đó quá cứng nhắc thì có thể khiến các cơ quan này không thể đồng thuận và cản trở lẫn nhau trong việc thông qua các chính sách chung.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 2. Các văn bản Luật
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 - Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp - Luật Khoáng sản 2010
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng - Luật dầu khí
- Luật Đất đai
- Luật Tài nguyên nước 3. Các văn bản dưới luật
- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm định thực vật. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP - Nghị định số 218/2013/NĐ-CP - Nghị định số 04/2009/ NĐ-CP - Nghị định số 12/2016/NĐ-CP - Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP - Quyết định số 589/QĐ-TTg - Nghị quyết 24/NQ/TW 2013 - Chỉ thị số 199/TTg - Chỉ thị số 03/CT-NHNN
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 2011 - Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2012
- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - Kế hoạch hành động quốc gia biến đổi khí hậu 2012
- Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh 2014 4. Thông tin từ các trang web
- Cổng thông tin điện tử chính phủ www.chinhphu.vn - Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp www.moj.gov.vn
- Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và đầu tư - Moitruong.com.vn
- Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc www.vinhphuc.gov.vn 5. Các tài liệu
- Báo cáo toàn cầu năm 2000 (công bố 1982)
- “ Địa lý hiện tại và tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta” ( Magrard – 1980)
- Tuyên ngôn UNESCO 1981
- “ Môi trường và tài nguyên Việt Nam” (NXB Khoa học và kỹ thuật)
- Nghiên cứu “ Biến đổi khí hậu: tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách ( nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc)” ( Mai Thanh Sơn; Lê Đình Phùng; Lê Đức Thịnh) - Báo cáo chuyên đề: Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
( Phan Bảo Minh, Đỗ Hoài Vũ)
- Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam ( Lê Anh Tuấn)
- Chính sách biến đổi khí hậu tại Việt Nam và Hội đồng tư vấn cho UBQG về BĐKH( Bộ Tài nguyên và môi trường)
- Hợp tác về biến đổi khí hậu ( Usaid.gov/Vietnam)
- Nghị định thư KYOTO