Không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Trọng Lư (Trang 87 - 95)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.Không gian, thời gian

3.5.1.Thời gian

Thời gian trong văn học là hình tượng thời gian nghệ thuật đa dạng và được nhào nặn : hoặc được kéo dài ra, hoặc chồng lên nhau, hoặc thay đổi phương hướng theo cảm nhận và ý thức tác giả, do vậy khó nhận biết. Với thơ thời gian

nghệ thuật gắn với nguồn sáng tạo của thi nhân bởi hình tượng thơ là hình tượng của cảm xúc. Sự cảm thụ trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước sự tồn tại của mỗi cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh.

Thời gian nghệ thuật trong thơ Lưu Trọng Lư thể hiện ở hai phương diện :

Thời gian lịch sử xã hội thời gian tâm trạng.

Thời gian lịch sử xã hội gắn liền với ý thức về sự vận động của lịch sử thời đại về một cuộc sống rộng lớn. Trong thơ Lưu Trọng Lư, thời gian lịch sử xã hội là thời gian của toàn dân trong giai đoạn hòa bình xây dựng cuộc sống mới và đấu tranh thống nhất. Thời gian mà mọi người mọi nơi đều hướng vào mục đích chung “Đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất nước nhà” và quá trình tồn tại của dân tộc được diễn tả bằng một hành trình “Đườngđánh Mỹ -đường Bắc – Nam xuyên qua những lèn cao đá thẳng”, từng thời điểm đi qua như tiến dần tới đích.

Thời gian trong cảm xúc của nhà thơ gắn liền với sự phát triển của cuộc sống dân tộc, của sự nghiệp Cách mạng, gắn với chiều hướng suy vong của kẻ thù như trong bài Đêm đã tàn, Đường em làm, đường em đi.

Nhìn chung các sáng tác của Lưu Trọng Lư biểu hiện một cái nhìn thời gian mang cảm quan thời đại : lịch sử, đất nước chuyển mình theo hướng đi lên chỉ có kẻ thù, nghèo đói là đi ngược dòng thời gian. Hiện tại trong cái nhìn của nhà thơ luôn trong xu thế mở :

Gió rừng xưa thổi nhẹ

Lá thay mùa vàng đổ trên vai Áo còn đen khói súng chiều Nay Mộng ngày mai đã bừng đôi mắt

(Vườn mẹ)

Và thời gian được nhìn nhận như một quá trình bồi đắp, khẳng định thêm những giá trị mới.

Vườn xưa Gió mưa

Từng trang sử sáng ngời

Ngâm mình trong một thời kì lịch sử đầy biến động nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng, nhiều nhà thơ trong đó có Lưu Trọng Lư mong muốn phản ánh lịch sử dân tộc những năm chống Mỹ một cách sâu sắc, mong muốn vĩnh viễn những thời điểm lịch sử đầy ý nghĩa. Cảm xúc của các nhà thơ thường gắn trực tiếp với những thời điểm hoặc với những sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa biểu thị

thời gian. Chế Lan Viên có Gửi kiều cho em những năm đánh Mỹ, Huy Cận có

Ngã ba đồng lộc, Xuân Diệu có Con chim và chiếc tàu bay Mỹ. Ở Lưu Trọng Lư, men theo đường thơ có Người con gái sông Gianh, Nhật ký, Mẻ chài sớm ấy, … Qua những bài thơ ấy, cho ta thấy một dòng thời gian chuyển động liên tục cùng với những sự kiện của đất nước. Thời gian được cảm nhận bằng cảm quan thời đại nên là một thời gian sống động, đầy khí thế và mang theo dự cảm tốt đẹp về tương lai.

Thời gian luôn đồng hành cùng với con người, với dân tộc. Nhịp thời gian khẩn trương nhưng không gian náo động ồn ào mà đỉnh đạc, vững vàng. Một sáng tháng tư

Cơm ăn chưa buông đũa

Có những mẹ già và em bé Suốt hai bờ sông

Trên chục dặm đường

Vẫn bộ theo tàu mình, như thế…

(Người con gái sông Gianh) Như vậy, trong thơ Lưu Trọng Lư, thời gian lịch sử - xã hội đồng hành cùng với dân tộc, nhịp độ vận động của thời gian như một quá trình bồi đắp bền bỉ không ngừng. Điều đó góp phần thể hiện nhiệt tình công dân của nhà thơ, mong muốn khẳng định sức mạnh và giá trị của dân tộc trong thời kỳ đầy biến động, đồng thời cũng cho thấy niềm tự hào và tin tưởng vào tương lại.

Dòng thời gian tâm trạng là dòng thời gian của thế giới nội tâm con người. Các hình thức thể hiện của thời gian tâm trạng rất phong phú, có khi chỉ là những khoảnh khắc xúc động, có khi là những suy tư về cả một quãng đời.

Cũng giống như bao tác giả khác, Lưu Trọng Lư tìm đến với thơ như một lời chia sẽ, một nơi gửi gắm tình cảm lãng mạn cô đơn. Và có thể nói, thơ Lưu Trọng Lư là “Một nguyện”- “Một chùm thơ”. Những câu chuyện tình được thi nhân giãi bày trên trang giấy theo dòng chảy của thời gian.

Tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư mơ mộng, đắm say, dường như trong toàn bộ thơ ông, thời gian lúc nào cũng hiện lên một cách tiếc nuối. Với Lưu Trọng Lư thơ ca và tình yêu là một cặp đôi thoát ẩn thoát hiện, rất khó nắm bắt :

Thơ ta cũng giống tình nàng vậy Mộng ! Mộng mà thôi! Mộng hão hờ

Không riêng gì Lưu Trọng Lư tiếc nuối thời gian mà nói cả những nhà thơ cùng thời, mỗi người đều luyến tiếc thời gian như một cách riêng, tiêu biểu nhất là Xuân Diệu. So với Lưu Trọng Lư thì Xuân Diệu có ý thức hơn về thời gian, thời gian của đời và thời gian cho mình, thời gian trôi nổi trong quá khứ và thời gian hiện tại, phải tận hưởng thời gian để sống với cuộc đời hiện tại. Thời gian trong thơ Lưu Trọng Lư là thời gian vừa thực và vừa mộng, và hồi ức nên tác giả chỉ biết đợi chờ, tiếc nuối. Và tình yêu chân chính là nơi mà Lưu Trọng Lư ký gửi cả thế giới thực và mộng của mình :

Giờ đây hoa hoang dại Bên sông, rụng tơi bời Đã qua rồi cơn mộng Đừng vỗ nữa tình ơi

Còn chi nữa, em ơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Còn chi nữa)

Đúng là đẫm tình và mộng nhưng rộng ra và sâu xa chính là tình yêu cuộc sống và sự nuối tiếc trước dòng chảy của thời gian. Cuộc đời như một giấc mộng. Những điều ta mơ ước có được và dễ tan biến như hình bóng một người yêu, một mối tình, một khung cảnh đẹp trong đời. Xa hơn nữa là một hình ảnh của làng quê, những kỷ niệm đẹp trong quá khứ,… cứ dần dần hiện ra trong thơ ông.

Với bài Phiêu bạt, ông quan niệm dòng thời gian như dòng đời, luôn luôn chuyển động và thay đổi không ngừng :

Xin rước cô em bước xuống thuyền Truyền tôi sắp chảy trốn thần tiên Cùng nhau ta phiêu dạt

Nơi nghìn trùng man mác Theo gió, theo mùa

Ta gửi kiếp phù du

Lặng soi mình trên bể thẳm

Thời gian vũ trụ là tuyệt đối, vĩnh hằng, thời gian của một đời người là tương đối, hữu hạn. Con người hoàn toàn bất lực trước sức mạnh chế ngự của thời gian vũ trụ và luôn có nguy cơ bị tan biến hoặc bị phiêu dạt :

Lòng ta phiêu du mông lung Như hai làn nước biếc

Lưu Trọng Lư hay ngoái về quá khứ, vì thế mà thời gian quá khứ xuất hiện trong thơ ông với một mật độ khá dày. Thời gian quá khứ ở đây được hiểu là những thời điểm đã qua so với hiện tại của thi nhân. Trong thơ hầu như toàn bộ những hồi tưởng về thời gian quá khứ của Lưu Trọng Lư dồn hết cho tình yêu và mộng đẹp. Cuộc đời đẹp và tình yêu đẹp là thế nhưng thời gian trôi chảy quá nhanh chóng và vô tình.

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng Thời gian nặng rót một dòng buồn tênh. (Thơ sầu rụng)

Lưu Trọng Lư tiếc nuối tuổi xuân, có thể là do thời gian trôi quá nhanh mà con người như bị cuốn đi và trở nên bị động, không kịp sống đúng nghĩa với từ này. Và còn do những chuyện phức tạp mà cuộc đời của một số người bị đứt nối, thành bại, khi trở lại được con đường chính thì đã muộn màng ; thêm vào đó là những ấn tượng nặng nề của ngoại cảnh, những chiều mưa tầm tả kéo dài, những chiều đông buồn tái tê :

Mưa chi mưa mãi ! Buồn hết nữa đời xuân ! Mộng vàng không kịp hái

….

Phí hoang đời trẻ dại

(Mưa… mưa mãi)

Thời gian trong thơ ông vừa như đẩy tới lại vừa như trở về với quá khứ để tự cảm nhận. Nhà thơ nhớ lại những ngày chuẩn bị cho ngày cưới của mình, vui sướng rộn ràng biết bao. Đây chính là quãng thời gian nhiều kỉ niệm nhất đối với tác giả, và đã bộc lộ chân thành : “Cái đêm đã cho người ta những cảm giác vừa sổ sàng vừa gắn bó, những cảm giác vừa lả lơi vừa nghiêm trọng, vừa rộn ràng vừa bi thiết. Một thế giới cảm giác mở ra trước tâm hồn ta. Đến nay tôi tưởng chừng như những cảm giác mảnh liệt ấy còn reo ở trong da thịt tôi và cho tôi một cái dư vị xót xa thầm tiếc, thầm tiếc một cõi thiên đường đã vỡ rồi”.

Còn đâu những giờ nhung lụa Tình ấp trong chăn

Mộng trùm trên gối

Rượu tân hôn không uống cũng say nồng

Ông mộng có một người tình suốt đời gắn bó “Tình đến muôn năm chửa bạc đầu”. Ngay trong yêu Lưu Trọng Lư vẫn còn mơ màng, đến lúc lỡ dở mới kịp thốt lên rằng.

Tình ái hay đâu mộng cuối trời Nhầm nhau giây lát, hận muôn đời Kẻ ra non nước, người thành thị Đôi ngã tình đi, người mỗi nơi.

(Tình điên)

Cái thời gian giây lát đã làm cho nhà thơ buồn, thất vọng và cô đơn. Rồi cũng cái khoảnh khắc thời gian - một đêm – mang nhiều kỉ niệm nhất trong đời, thi nhân không tiếc gì đã vung phí tất cả, chỉ vì tình yêu :

Một đêm hoang phí biết bao nhiêu Man mác hương hoa ngọc cũng nhiều Nến đốt cũng tràn, trầm cũng ngát Phí bao tươi thắm, bao tình yêu

Tuy nhiên không phải lúc nào Lưu Trọng Lư cũng buồn, cũng mộng tưởng, trong tâm trạng phấn chấn trước buổi sáng mùa xuân ở quê nhà, ngồi bên một cánh song, nhìn mặt trời lấp lánh ngoài vườn hoa, giữa những màu xanh, đỏ, tím … những hoa hoàng lan, hoa tử vi, cúc trắng, hồng bạch phơn phớt rung rinh trong bầu xuân khí ấm áp, Lưu Trọng Lư thấy lòng như vui vẻ, như rạo rực, phấn chấn, và đã hồi tưởng lại mối tình đẹp như mộng :

Năm vừa rồi Chàng cùng tôi

….

Dừng tay tôi kêu chàng : “Này! Này! Bạn! Xuân sang”. Chàng nhìn xuân mặt hớn hở Tôi nhìn chàng lòng vồn vã…

(Xuân về) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muốn tả cái lòng hớn hở, cái vui phe phẩy, khi thấy ánh trời buổi sáng nhởn nhơ với những đóa hoa mơn mởn, Lưu Trọng Lư đã dùng một “thi thể” gọn gàng, văn vắn, vần trắc cũng ngang với vần bằng. Cũng như khi tả sự gấp gáp của thời gian, tác giả đã đi từ câu dài đến câu ngắn hơn để người đọc nhận thấy điều ấy một cách rõ rệt :

Rồi ngày lại ngày Sắc màu : phai

Lá cành : rụng Ba gian : trống Xuân đi

Cũng giống như Xuân Diệu, say mê quá với tuổi trẻ, với cái đẹp trong đời, Lưu Trọng Lư luôn tiếc nuối thời gian, cảm thấy thời gian đi một cách vội vàng.

Tóc ơi đừng bạc vội Lòng ơi cứ bốc men Đời quanh người đẹp lắm

Thi nhân mượn sự thay đổi của thiên nhiên, cụ thể là sự thay đổi của cảnh vật trong một mùa và các mùa với nhau để chứng minh một chân lí : “Vật còn mong trở lại, chứ người thật là một ngàn thu vĩnh biệt”.

… Xuân đi còn trở lại Người xưa không thấy tới

(Xuân về)

Ý thức về sự thay đổi của thời gian nên thơ ông rất sáng tạo. Biết bao năm tháng, biết bao thế hệ đã đi qua trong thơ, thơ cũng phải hồi sinh, cũng phải trẻ lại, đáp ứng được tiếng nói mới mẻ của đời sống.

Gió thu sáng mắt sáng mày Trang vui lần dở đắng cay lui dần

Buồn xưa vuốt khẽ tiếng ngân Vui ngày rộn rã mấy vần thơ say

Thời gian quá khứ là thời gian đã đi qua trong cuộc đời của mỗi người, nó in dấu trong cảm xúc của ta bằng kỉ niệm. Những kỉ niệm được gợi về trong quá khứ thường lung linh xao động, vừa khắc khoải da diết vừa có phần tiếc nuối xót xa. Ở Lưu Trọng Lư, những cảm xúc này đặc biệt sâu lắng. Trong bài Sóng vỗ Cửa Tùng, thời gian quá khứ, thời gian kỉ niệm qua hồi tưởng của nhà thơ sống lại sinh động, rõ nét như đang hiển hiện trong hiện tại và lần lượt hiện ra. Nào là Lao Yến, Ngũ Hành Sơn với chùa Non Nước, nào là Cửa Thuận An và Huế nghìn thương, nào Hải Vân Quan,…Và rồi hiện tại hiển hiện, nhà thơ đã sực tỉnh trước một thực tế đau xót :

Sao đến chỗ ni ?

Trước mắt tôi như có hào sâu ngăn lại…

Thời gian hiện tại xuất hiện trong phương thức miêu tả cụ thể hiện tượng, sự vật trong sự thống nhất cái bây giờ và ở đây. Đồng thời thể hiện những rung

động của nhà thơ trước những biểu hiện của đời sống hiện tại, thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu từng giây, từng phút, thái độ sống tận tụy không mệt mỏi. Lưu Trọng Lư nhận thức về thời gian thực tại của mình “Cái tôi” hòa vào thời gian cuộc sống chung.

Một chiếc thuyền nan mà đi khắp bến bờ Sao cô quạnh nhập vào đàn sao chói lọi

Lưu Trọng Lư coi trọng thời gian sống thực tại. Đối với ông mỗi giây mỗi phút đi qua luôn là một sự tiếc nuối “Anh đã sớm hai những vần thơ tội lỗi – Quằn quại tuổi hai mươi” .

Điểm khác biệt trong thơ Lưu Trọng Lư so với các nhà thơ khác là thời gian mà Lưu Trọng Lư miêu tả bao giờ cũng cụ thể xác thực.

Hôm nay dạ lại bần thần

Nhìn đám mây chiều lại nhớ vân

Hoặc :

Hôm nay một ngày ta đó Có nước mắt có tiếng cười

Điều này để phân biệt với khái niệm thời gian, có ý nghĩa ước lệ như trong Thơ mới lãng mạn hay có ý nghĩa trừu tượng như trong thơ Thế Lữ.

Bình minh chói lói đâu đâu ấy Còn chốn lòng riêng u ám hoài

Ý nghĩa xác thực của khái niệm thời gian trong thơ Lưu Trọng Lư hòa hợp với cảm xúc cụ thể chân thành giản dị của nhà thơ trong cuộc sống hàng ngày. Một điều nữa dễ nhận thấy là cảm xúc về thời gian hiện tại của Lưu Trọng Lư thường được đối chiếu với những thời điểm đã qua. Do đó sự cảm nhận thời đại có thêm chiều sâu suy nghĩ.

Bão gió ba mươi năm, đầu cành vẫn trong tiếng hát Ôi mẹ ! với mây xanh, sao, nắng vàng

Tơ rút ruột, kén thời gian, tằm lót ổ Cho trời cho đất một tình thương.

Thời gian tương lai là thời gian của ước mơ, hy vọng. Những năm cuối đời xuất hiện hình ảnh thời gian của sự vĩnh hằng. Thời gian vĩnh hằng gắn liền với những cảm xúc về sự tiếp nối của các số phận (Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi), cảm xúc hướng tới sự vĩnh viễn của cái đẹp nghệ thuật, tình yêu và sự sống con người (Lại lên đường, Đi giữa vườn nhân).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Trọng Lư (Trang 87 - 95)