Hình ảnh, ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Trọng Lư (Trang 65 - 75)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Hình ảnh, ngôn ngữ

Theo định nghĩa Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb. Giáo dục, 1992 xác định : “Hình tượng là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật…; Hình ảnh người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ”.

Trong quá trình sáng tạo thơ, hình ảnh có vai trò đặc biệt quan trọng, nhà thơ thường thông qua hình ảnh để thể hiện cảm xúc của mình. Hình ảnh do vậy vừa là một đơn vị của nội dung có ý nghĩa thẩm mĩ khách quan, vừa là một nhân tố để biểu hiện cảm xúc.

Vốn là một hồn thơ giàu cảm xúc, giàu khả năng liên tưởng và tưởng tượng, Lưu Trọng Lư đã tạo được trong thơ mình một thế giới hình ảnh vô cùng phong phú và sinh động. Cùng với thời gian đi qua những chặng đường thơ, những chặng đường Cách mạng, đối tượng phản ánh của thơ ngày càng được mở rộng. Thế giới hình ảnh thơ Lưu Trọng Lư vì thế ngày càng đa dạng giàu có hơn. Dễ dàng nhận ra nét riêng trong thế giới hình ảnh thơ Lưu Trọng Lư so với các nhà thơ cùng thời. Nét riêng ấy xuất phát từ cái “tạng” mang bản sắc của mỗi nhà thơ như Chế Lan Viên với Điêu tàn, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh lạ hoặc hình ảnh ảo, đậm đặc hình ảnh hồn ma, sọ dừa “bao tủy nồng não trắng với xương tan ”, những “mồ hoang lạnh lẽo”, thơ Hàn Mặc Tử cũng ngổn ngang những hình ảnh điên loạn, thậm chí có những hình ảnh đầy kì quái “Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy - Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”(Say trăng).

Thì ở Lưu Trọng Lư, hình ảnh người phụ nữ xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ. Và ông từng viết : “Trong những tác phẩm của tôi, tôi chỉ có một sự cộng tác rất tầm thường, rất dung dị, rất lương thiện… ấy là sự cộng tác của những người đàn bà. Đôi mắt họ vẫn trong trẻo hiền lành như một bến thu. Tiếng nói họ vẫn là nhạc điệu. Những con vật xinh xinh ấy biết tỉa lông mày, đánh móng tay, nhưng cũng biết nuôi tằm, quay tơ và dệt những tấm áo thể chất và do linh hồn của nhân loại”. Hình ảnh người phụ nữ trong thơ của ông chiếm một số lượng lớn và luôn là những hình ảnh đẹp, là những điểm sáng dù đó là một cô gái giang hồ hay những người con gái vô tình hoặc cố ý gây đau khổ cho nhà thơ,... có điều đó chính bởi tác giả luôn quan niệm “Từ bao giờ tôi vẫn nghĩ người đàn bà là nguồn hạnh phúc, nguồn yêu thương của mọi người” (Mùa thu lớn). Từ đó mang đến cho thế giới hình ảnh thơ ông một đặc trưng riêng, không

thể lẫn – đó là những hình ảnh thực, dung dị, gần gũi và nồng đượm hơi thở cuộc sống.

Trước tiên là hình ảnh người mẹ hiền của nhà thơ. Là người gắn bó nhất với tác giả, là người đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống : “Đời mẹ tôi, tôi đã nói nhiều lần, thật là một sự hy sinh vô hồi” (Mùa thu lớn). Hình ảnh người mẹ hiền tần tảo, giản dị, thân thương tuy chỉ xuất hiện trong thơ ông có một lần duy nhất qua bài Nắng mới, nhưng lại là hình ảnh đẹp nhất.

Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa

Hình ảnh thứ hai thường được nhắc đến là hình ảnh người cô phụ âm thầm, mòn mỏi chờ đợi người chồng ở chốn xa xôi. Hình ảnh này không mới bởi trong văn học cổ đã có những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài này mà tiêu biểu là

Chinh phụ ngâm. Cũng giống như người cô phụ trong Chinh phụ ngâm, người con gái trong Vắng chàng, Hoàng hôn, Lòng cô phụ cũng sống trong những tâm trạng bồn chồn, nhớ nhung, cô đơn, hờn trách, hi vọng để rồi sau đó lại thất vọng :

Xoan tây trước bến hai lần đỏ Lệ nhỏ hai lần chàng có hay

Vì đâu chàng, xoan không còn đỏ nữa Rộn ràng lá đổ bên sông đầy

(Hoa xoan)

Hình ảnh những cô gái tài hoa bạc mệnh xuất hiện trong thơ Lưu Trọng Lư dưới con mắt cảm thông Trường hận, Hoa bên đường, …và người ca kỹ trong

Giang hồ cũng có chung số phận với người thiếu nữ bạc mệnh trên. Nàng là người ca kỹ, là người xướng ca vô loài, sống cuộc đời sương gió nhọc nhằn, chết gửi thân nơi đất khách quê người.

Nàng xưa vốn một loài trăng gió Chỉ vì vướng víu nợ cầm ca Một đi lìa cửa, lìa nhà

Nắm sương tàn lạnh phương xa gửi nhờ

(Giang hồ)

Hình ảnh người con gái tài hoa mà bạc mệnh trong thơ Lưu Trọng Lư có những nét tương đồng khi lần tìm về quá khứ, với thơ đường và với dòng văn

học nhân đạo cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Từ những đau khổ, bất hạnh của hai người chị gái, Lưu Trọng Lư đã viết bài Chị em nói lên cảnh ngộ của người chị bị ép gã lấy chồng nơi xa mà người ấy chị chưa từng biết mặt. Hình ảnh người chị gái gợi lên trong lòng người đọc sự cảm thương cũng như nỗi phẫn uất trước những hủ tục, thành kiến lạc hậu trói buộc người phụ nữ.

Chân thực giản dị là vậy, nhưng hình ảnh thơ Lưu Trọng Lư không vì thế mà trần trụi thô rám. Đi qua tâm hồn tinh tế, chân thành giàu cảm xúc, hình ảnh trong thơ ông mang vẻ đẹp thi vị và đầy sức gợi. Xuất hiện nhiều trong thơ là những cô gái xinh đẹp đang độ tuổi yêu đương. Họ đến với nhà thơ cả trong mơ và cả trong cuộc đời thực. Đó là cô thôn nữ “Cắt cỏ bên đồi giọng líu lo” (Hôm qua), là cô gái có nụ cười in giữa không gian trong giấc mộng của thi sĩ. Còn là cô gái ngây thơ, e thẹn với “má đỏ hây hây”, cô gái ngồi quay tơ bến cũ, và những người con gái mà nhà thơ thầm yêu trộm nhớ (Một mùa đông, Lại uống, Thú đau thương, Khi thu rụng lá, Đã khuya rồi, Một chút tình,…). Chúng ta hãy nghe nhà thơ tâm sự : “Qúa nửa những bài thơ về tình yêu mà tôi viết, và một số tôi nhắc lại đây thực ra đã lấy dáng khắc nét bắt nguồn từ thời thiếu niên, chúng được gây dựng từ trong những buổi chiều của tuổi mười bảy, mười tám đu đưa trên một chiếc võng”, (Mùa thu lớn). Trong hồi ký Nửa đêm sực tỉnh Lưu Trọng Lư đã kể về cô gái tên Loan cùng học chung với nhà thơ ở lớp của một bà giáo người Pháp. Cô gái Huế tên Cúc có đôi mắt to, má lúm đồng tiền đi chung với nhà thơ trên một chuyến tàu, về sau ở cạnh nhà ngày ngày mở cửa sổ nhìn nhau mà chẳng nói (cô gái này đã để lại dấu ấn trong bài (Một mùa đông). Cả những cô gái trong mộng của nhà thơ với những nét đáng yêu khó phai mờ, nàng chỉ đến trong mơ, tỉnh dậy nhà thơ đã xót xa, bẽ bàng (Mộng chiều hè). Có khi là người con gái ở cuộc đời thực nhưng hình ảnh của nàng lại như trong mơ :

Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ Để tóc vướng vần thơ sầu rụng Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo Năm năm tiếng lụa xe đều

(Thơ sầu rụng)

Cách mạng tháng Tám thành công, rồi những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lưu Trọng Lư có dịp đi đến nhiều nơi, nhiều vùng quê của đất nước, cuộc sống mới ùa vào trong thơ. Càng gắn bó với cuộc sống, cái thực và cái thơ của đời sống bồi đắp thêm chất thực và chất thơ của thế giới hình ảnh thơ Lưu

Trọng Lư. Thì càng khiến hình ảnh trong thơ ông khỏe khoắn, chân thực hơn, và cũng “huyền diệu” hơn. Ta bắt gặp trong thơ ông giai đoạn này những hình ảnh tươi tắn của cuộc sống mới. Là những quần chúng kháng chiến đã đi vào thơ với vẻ đẹp bình dị, sức sống lạc quan, một O tiếp tế Thừa Thiên hăng say với công việc kháng chiến mà rất hồn nhiên : “Vừa học bình dân – O đi tiếp tế - Hai mươi xuân trẻ - Chẳng học chi sầu…” (O tiếp tế ), hình ảnh những thanh niên “san bằng lau lách”, những cô gái tăng gia sản xuất để chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến (Ngò cải đơm hoa), và cả hình ảnh Người con gái sông Gianh sát cánh chiến đấu bên các chiến sĩ hải quân, hiện ra với vẻ đẹp vừa thực vừa ảo : “Súng nhảy trên vai – Tóc vờn trước gió,… ”. Người con gái dịu hiền ấy cũng là người nữ dân quân giữa trận chiến đấu quyết liệt :

Ôm trên mình những cành quýt, cành cam Của vườn mình – không tiếc

Phủ lên thành tàu, một áo đẹp ngụy trang Ôi ! đâu phải cành quýt, cành cam ! Em lấy tuổi xanh

Em lấy cả thân mình Phủ lên thân tàu yêu dấu.

(Người con gái sông Gianh)

Trên cái nền hiện thực, hình ảnh trong thơ Lưu Trọng Lư thường giữ nguyên nét vốn có ban đầu trong cuộc sống, được tạo nên do cách nhìn, cách cảm của nhà thơ. Dường như nhà thơ bứng ra từ cuộc đời, đem trồng vào nghệ thuật, vào thơ. Trong thơ hình ảnh những nữ anh hùng gái miền Nam như : Trần Thị Lý, Tạ Thị Kiều, Mười Đồng Tháp, Nguyễn Thị Út, Lê Thị Hồng Gấm,... mà cuộc đời của mỗi người là một bài thơ vừa đượm chất anh hùng ca, vừa thắm thiết trữ tình. Những khổ thơ như phác họa xinh xắn đặt bên cạnh nhau.

Hình ảnh chị Trần Thị Lý :

Tóc dài xanh tóc mẹ Từng gội nước Thu Bồn Trên mình thương trăm vết Sống chết một niềm son.

Và hình ảnh chị Út Tịch :

Người du kích Nam Bộ Con một nách bên lưng

Bươn chải một dòng sông Đánh giặc như đi chợ.

Đặc biệt là hình ảnh nữ Tư lệnh quân Giải phóng Nguyễn Thị Định :

Lúc tiến lệnh điều trăm đội ngũ Đêm về ngồi vá áo chiến binh

Nữ tướng, miền Nam, dòng Trắc, Nhị Thép đồng Bạch Ốc đã rung rinh.

Càng về sau thơ Lưu Trọng Lư đặt trong thực tế rộng lớn hơn và phong phú hơn của cuộc sống nên cũng nhiều thêm hình ảnh con người thực, đặc biệt là lớp trẻ và những người phụ nữ. Là hình ảnh những chiến sĩ trai và gái chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác giả đã khai thác nét thơ trong những nét hiện thực giản dị “đời thường” hình ảnh người nữ y sĩ quân y ở Trường Sơn làm một công việc thầm lặng mà không kém gian nan “Một ngày sáu giờ trong đêm tối, một tháng ba mươi đêm, giơ cánh tay cho muỗi đốt” để “lấy máu muỗi diệt trừ giặc muỗi”. Người nữ y sĩ ấy không hiện ra trong tư thế oai hùng, trong những chiến công rạng rỡ mà vẫn rất đẹp :

Nhưng … đá Trường Sơn

Lòng em không quen hát thành lời

Mặt em xanh lẫn đi trong màu lá

Mà đôi mắt em như sao sáng giữa rừng đêm

(Lặng thầm)

Đẹp nhất là hình ảnh cô nữ sinh sông Hương (Nữ sinh), mà nhà thơ từng trìu mến trước đây, nay đã trở thành nữ tự vệ giải phóng “Băng mình qua lửa đạn chiến hào” thời kháng chiến chống Mỹ, …và trong những chiến sĩ anh hùng ấy có cả người con trai yêu dấu của nhà thơ (Lại tiễn con). Ngoài ra, trong thơ còn là hình ảnh những bà mẹ như : mẹ Suốt, mẹ Hàm Rồng, và cả em Mai, em bé Tĩnh Gia,…tất cả đều rất đẹp rất anh hùng.

Tuy nhiên cuộc sống vốn có muôn điều huyền diệu làm say đắm lòng người. Và Lưu Trọng Lư đã hòa vào cái mạch huyền diệu ấy của cuộc sống bằng một trái tim chân thành và tha thiết yêu mến. Cùng với khả năng liên tưởng phong phú, thế giới hình ảnh trong thơ Lưu Trọng Lư có thêm chất “ảo”, “Tượng trưng” vẻ đẹp lôi cuốn mở ra những liên tưởng sâu sắc nơi người đọc.

Mặt trời như là người yêu quàng khăn đỏ, có tấm lòng cháy rực (Bạn đồng hành). Có khi chỉ là con vạc đêm Niu Đênly “Chân dài khẳng khiu như cây sậy - Thẩn thơ ngọn gió bên cầu - lặn mặt trời chân chưa biết về đâu”, (Tiếng vạc đêm Niu Đenly). Và hình ảnh tượng trưng em thời gian . Bên cạnh đó, thơ Lưu Trọng Lư còn có cả hình ảnh trong nhân loại như : Bà mẹ già bên dòng sông Đanuýp, em bé Áo trong trai tập trung phát xít, cô gái Đức trong rừng Bạch dương, và rất nhiều hình ảnh nhỏ gọn khác gắn với tâm tình nhà thơ. Cuộc sống vốn giản dị bình thường, nhưng đi qua tâm hồn giàu cảm xúc của Lưu Trọng Lư lại trở nên ấm áp, nên thơ, mang hơi ấm tình đời, tình người.

Cảm quan nghệ thuật của Lưu Trọng Lư còn nghiêng về biểu hiện thiên nhiên – một hình ảnh không thể thiếu trong thơ ông. Hình ảnh thiên nhiên chiếm lĩnh hầu như tất cả mọi bài thơ của thi nhân, nhưng mỗi bài lại ở một góc độ khác – đó là hình ảnh muôn hình muôn vẻ của ánh trăng, của thuyền, của bến, của sông biển, của đêm khuya trời lạnh giá, của các mùa trong năm, của nắng, mây, gió, sương, của vườn, cây, hoa, lá…

Chừ đây đêm hãy đầy sương

Con thuyền còn buộc trăng buông lạnh lùng

(Giang hồ)

Có thể nói, thế giới hình ảnh trong thơ Lưu Trọng Lư sáng tạo bằng tư duy nghệ thuật độc đáo, bằng thi pháp mang đậm dấu ấn tài hoa và tinh tế của nhà thơ. Chính thế giới hình ảnh này đã góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư, tạo nên vẻ đẹp và sức truyền cảm của thơ ông trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

Bên cạnh hình ảnh, ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà thơ.

Lưu Trọng Lư coi trọng ngôn ngữ và lao động ngôn từ “Trong thơ cái nghề lựa chữ, chọn câu, tìm vần không phải là những vấn đề hình thức mà thực chất là vấn đề nội dung …Trong thơ thì phần lớn cái nội dung, cái chất thơ lại toát ra từ những câu, những chữ”, rất nhiều trường hợp chỉ thay đổi một chữ là thay đổi cả giá trị câu thơ.

Thế giới ngôn ngữ của Lưu Trọng Lư là một thế giới ngôn ngữ trữ tình, giản dị, trong sáng, vừa dân tộc vừa hiện đại.

Với mong muốn cất lên“những dòng thơ dễ hiểu như những lời mộc mạc trong ca dao” (Thơ sầu rụng, Tình điên, Đã khuya rồi, … ), Lưu Trọng Lư đã

tìm đến thứ ngôn ngữ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ chân mộc của đời sống. Ta bắt gặp trong thơ ông những từ ngữ rất đỗi giản dị : Chim, lợn, gà, ong, mực, ngừ, chuồn, mò ho, hến, hà, và xoan, cam, quýt, cây dừa, cây bàng, cây tùng, cây thông, cây đào, tre, liễu, … Không phải là sự tìm tòi ngôn ngữ nữa mà là cuộc sống bật thành thơ. Từ ngữ tự nhiên nhưng vẫn giàu chất thơ vì được thể hiện qua một tâm hồn tinh tế chân thành, giàu cảm xúc.

Từ ngày chợ cắt sông ngăn

Ngoài khơi nục đi, ngừ lại đã bao lần

(Tâm sự đôi bờ)

Nhưng mắt em vẫn một màu sán lạn Hến, hà em vẫn giữ sắc lung linh

(Đường em làm, đường em đi)

Phù hợp với cái tạng cảm xúc và hình ảnh, ngôn ngữ thơ Lưu Trọng Lư thường dịu nhẹ : nhẹ về âm, và dịu về sắc, ít khi ta bắt gặp trong thơ ông những động từ mạnh hay những tính từ chỉ màu sắc gắt và đậm.

Lang thang biển cả yêu thương

(Mây)

Chiều chiều ra sông gánh nước Mòn con mắt tìm anh mãi miết

(Tâm sự đôi bờ)

Ngôn ngữ dịu nhẹ là đặc trưng nổi bật của thơ Lưu Trọng Lư. Đặc điểm ngôn ngữ này phù hợp để khắc dựng hình ảnh nhỏ gọn, giản dị cụ thể và nhằm biểu hiện những cảm xúc chân thành nhỏ nhẹ.

Trên nền chất liệu ngôn ngữ đời sống, Lưu Trọng Lư còn có nhiều sáng tạo trong việc kết hợp từ, làm thành những câu thơ mang dáng dấp hiện đại, tươi mới. Từ đó tạo hiệu quả bất ngờ trong khả năng biểu hiện và mang lại một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ bằng một loạt các ngôn từ mới lạ. Chẳng hạn : thuyền

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Trọng Lư (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)