Phƣơng pháp viết của Phạm Quỳnh

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2Phƣơng pháp viết của Phạm Quỳnh

Kế thừa quan niệm “Văn dĩ tải đạo” của văn học truyền thống trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của văn học phương Tây, Phạm Quỳnh đặc biệt coi trong nội dung tư tưởng của văn học, với sự nhấn mạnh chức năng giáo dục của nó. Nhưng mặt khác ông cũng tha thiết kêu gọi sự phá vỡ những khuôn mẫu, quy phạm cứng nhắc của văn học cổ truyền; đổi mới, cách tân về hình thức nghệ thuật.

Bàn về sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây trong quan niệm văn chương, ở bài khảo luận Văn học nước Pháp, Phạm Quỳnh cho rằng văn

chương của Ta và Tàu chú trọng ở hình thức hơn là nội dung tư tưởng. Đối với người Trung Hoa và người Việt Nam, văn chương càng bóng bẩy, lưu loát; càng sử dụng nhiều điển tích, điển cố thì càng hay. Ngược lại, đối với người phương Tây, câu văn thiết thực, giản ước là câu văn hay. Người Tây quan niệm văn chương phải thể hiện sự mới mẻ về hình thức lẫn nội dung; lời văn phải diễn đạt khúc chiếc và đầy đủ tư tưởng mới là văn hay. Dựa vào ý kiến của F. Baldensperger, một nhà phê bình văn học Pháp, Phạm Quỳnh cho rằng văn Tây thuộc loại văn “phát biểu” còn văn Tàu và văn ta thuộc loại văn “phổ thông”. Ông viết:“Văn Tây thuộc hạng văn “phát biểu” là bởi vì trọng nhất lấy thiết thực, diễn cái ý nào thời cho hết ý, tả cái cảnh nào thời cho hợp cảnh, lời với ý đi với nhau chầm chập, không thái quá cũng không bất cập. Văn Tàu, văn ta thuộc vào hạng văn “phổ thông” là trọng ở lời lẽ chải chuốt trơn tru, dễ nghe lưu loát, thế nào cho người ta đọc lên hiểu ngay, lấy làm vui tai êm miệng” [3, 1029]. Qua đó, ta thấy Phạm Quỳnh đồng tình với quan niệm về văn chương của phương Tây; tán đồng lối văn “phát biểu”, bởi vì “văn hay ở ý nhiều mà ở lời ít, lời văn chẳng qua là dùng để diễn đạt ý mà thôi, không phải là một cách ghép vần ghép chữ, múa khéo múa khôn để lấy cho êm tai vui miệng” [3, 1033 - 1034].

Xuất thân Tây học, Phạm Quỳnh tiếp thu tiên tiến của văn học phương Tây nhằm cách tân, phát triển nền văn học nước nhà, nhưng ông cũng là người rất thiết tha với những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Trong công trình khảo cứu về Ca dao tục ngữ, ông đã rất tự hào khi nói về sự phong phú, đa dạng; về cái hay, cái đẹp của văn học dân gian nước nhà. Ông viết: “Mà cái văn chương truyền khẩu ấy, tuy không có sách nào biên chép, mà tôi dám quyết là một thứ văn chương rất phong phú, tưởng không có nước nào có một cái văn chương truyền khẩu giàu như nước ta. Mà cái văn chương truyền khẩu ấy, tuy không khỏi nôm na mách qué, song thật có ý vị vô cùng, có thể nói bao nhiêu luân lý, học thức,

mỹ thuật, văn từ phổ thông trong dân gian là bao gồm chung đúc cả ở đấy” [3, 891].

Như vậy, có thể thấy điểm bao quát nhất trong quan niệm về văn học của Phạm Quỳnh là sự lĩnh hội những tiến bộ của phương Tây đem dung hòa với tinh hoa của dân tộc để tạo ra một nền văn học mới cho đất nước.

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 79 - 81)