Đăng các sáng tác mới bằng các hình thức thể loại văn học truyền

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4 Đăng các sáng tác mới bằng các hình thức thể loại văn học truyền

thống (thơ Đường luật bằng chữ quốc ngữ)

Như đã nói ở các mục trước, ta thấy chủ trương của chủ bút Nam Phong

luôn đặt ra là xây dựng nền quốc văn bằng chữ quốc ngữ. Chính vì lẽ đó, khi giới thiệu, đăng tải các tác phẩm văn học trung đại; Phạm Quỳnh đã khéo léo dịch, cho đăng các sáng tác mới bằng các hình thức thể loại văn học truyền thống (thơ Đường luật bằng chữ quốc ngữ). Về mảng này, luận văn chúng tôi đặc biệt lưu ý đến thơ vịnh sử và xét thấy ở thể loại này tiêu biểu nhất cho đặc điểm sáng tác thơ Đường luật bằng chữ quốc ngữ của Tạp chí Nam Phong. Khác với thơ vịnh

sử bằng chữ Hán hay chữ Nôm, thơ vịnh sử bằng chữ quốc ngữ tỏ ra rất tương thích và phù hợp với đối tượng độc giả (chủ yếu là tầng lớp thị dân học quốc ngữ).

Trong các bài thơ vịnh nhân vật lịch sử trên Nam Phong tạp chí, có 96 bài thơ vịnh quốc sử và 19 bài thơ vịnh ngoại sử (hầu hết là vịnh Bắc sử). Những bài thơ vịnh sử trên Nam Phong tạp chí về đề tài quốc sử có số lượng gấp hơn năm lần số bài về thơ Bắc sử. Như thế, cảm hứng lớn của thơ vịnh sử trên Nam Phong

chính là cảm hứng dân tộc. Chúng tôi tiến hành phân loại, phân tích cái nhìn của tác giả thơ vịnh sử về bốn loại hình nhân vật là: bậc đế vương, nhà nho, người anh hùng và người phụ nữ. Ở mỗi loại hình nhân vật, chúng tôi lựa chọn dẫn chứng là những bài thơ đảm bảo một trong hai tiêu chí: một là, bài thơ vịnh về nhân vật lịch sử được nhắc đến nhiều; hai là, bài thơ đó có giá trị tiêu biểu về mặt văn học sử.

Bậc đế vương

Trong các bậc đế vương Nam sử, tác giả thơ vịnh sử hầu hết tập trung vào vị vua mở đầu triều đại mới: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lê Lợi, Gia Long. Lê Lợi là vị vua được nhắc đến nhiều nhất với năm bài, Đinh Tiên Hoàng với hai bài, còn lại là một bài.

Cảm hứng chung khi vịnh sử về các vị vua mở đầu triều đại là cảm hứng ca ngợi công lao:

Vịnh Lê Thái – Tổ

Dân Việt lầm than buổi cuối Trần, May sao cứu – quốc có chân – nhân; Non Lam khảng – khái nêu cờ nghĩa, Đất Việt tung – hoành trỏ kiếm thần;

Bên cạnh cảm hứng đề cao trung nghĩa, phẩm giá của bậc đế vương với cảm hứng ngợi ca công lao, kín đáo thể hiện lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trên tạp chí Nam Phong còn thể hiện ngụ ý phê phán với các bậc quân vương chưa mẫu mực:

Vịnh Lê Đại – Hành và Dương Thái – hậu

Nào phận vua tôi nghĩa vợ chồng, Trách người ăn ở dạ tây đông. Chao chuôi mượn tiếng con còn dại, Đổi áo ai khen gái có công.

Dượng ghẻ dễ đâu làm việc chú, Tớ nhà bỗng chốc nhót lên ông. Hai vua một hậu kìa hay nhỉ,

Trên dưới trộn nhào tính chả xong.

(NPTC, số 24)

Có thể thấy, giọng điệu châm biếm, mỉa mai của tác giả đối với Lê Hoàn và Dương Vân Nga vô cùng rõ nét. Cách quan niệm của tác giả trên Nam Phong

đã chứng tỏ sự coi trọng tính chính thống, nhân luân đúng chuẩn mực đạo Nho khi nhìn nhận về ông vua này.

Thơ vịnh sử còn thể hiện cái nhìn tiến bộ của nhà nho khi nhận định công lao của Nguyễn Huệ với dân tộc (theo quan niệm phong kiến bấy giờ, thì Nguyễn Huệ là kẻ thù, là giặc của nhà Nguyễn):

Nguyễn Huệ

Bốn phương ngang dọc chịu nhường ai! Thao – lược như ông dễ ấy người. Đất Bắc dẹp tan quân bạo - nghịch, Trời nam lưu để tiếng cừ - khôi. Thua gì Sở - bá hay nâng vạc,

So với Tề - công chẳng kém tài. Thành, bại việc thường chi xá kể, Anh – hùng sự - nghiệp thọ muôn đời.

(NPTC, số 109)

Nhà nho

Trong bốn loại hình nhân vật lịch sử theo sự phân chia của chúng tôi, thì nhân vật nhà nho được vịnh đến ít nhất, có thể liệt kê ra như sau: Nguyễn Trãi (ba bài trên các số 12, 23,131), Nguyễn Du (một bài trên số 131), Nguyễn Hiền (một bài trên số 38).

Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi là phẩm chất đầu tiên được các nhà vịnh sử hết lòng ca ngợi:

Giang – sơn cùng chúa gánh hai vai.

(NPTC, số 12) Thù lớn cha riêng thẹn nước chung.

(NPTC, số 23)

Cụ Ức Trai

…Khai quốc công – thần ở Hậu – Lê, Văn chương tài trí dễ ai bì!...

(NPTC, số 131)

Bàn về các bậc danh nhân văn hóa chiếm số lượng ít ỏi trong thơ vịnh sử trên Nam Phong tạp chí. Nguyễn Du, bậc đại thi hào dân tộc, sáng tác nên kiệt tác Truyện Kiều cũng chỉ có duy nhất một tác phẩm vịnh sử. Nguyễn Tùng Thành khen ngợi tài năng của Nguyễn Du như thế này có thể xem là hết lời:

Vịnh cụ Tiên Điền

Ấy cụ Tiên Điền hiệu Tố Như;

Chữ sánh Thịnh – Đường hay dám chấp, Nôm so Hồng – đức vượt không từ;

Văn Kiều một áng phun châu – ngọc, Tiếng Việt muôn đời vững sở - cơ; Tài cụ người Âu còn cảm phục, Huống ta lại chẳng kính thờ dư?

(NPTC, số 131)

Trạng nguyên Nguyễn Hiền - trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam (đỗ trạng nguyên năm mười ba tuổi ) cũng được nhắc đến:

Nguyễn Hiền

Áo mũ ơn vua nhuận trái đào, Hỏi thăm quan Trạng ở quê nào? Văn – chương thày khóa từ đây cạch, Mô – phạm nhà sư thế mới hào! Nhắn bảo Bắc – đình khoan giá rẻ, Biết đâu Nam – Việt chẳng tài cao. Tuổi tuy rằng bé gan không bé, Gấp mấy Cam La đứng giữa trào.

(NPTC, số 38)

Trong thơ vịnh sử về nhân vật nhà nho, các tác giả chỉ tập trung vào nhân vật nhà nho tiêu biểu cho các giai đoạn khác nhau của văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai tác gia đại diện cho hai giai đoạn văn học khác nhau với những tâm sự, trăn trở với những vấn đề khác nhau của cuộc sống.

Người anh hùng

Trong bài viết Nhìn văn học 50 năm từ nghìn năm văn học, tác giả Trần Ngọc Vương đã có một nhận xét tổng quan rất đáng chú ý là : “Bị quy định bởi

một đặc điểm lịch sử dân tộc là liên tục chống giặc ngoại xâm, bên cạnh những đặc điểm chung với các nền văn học trong khu vực, văn học Việt Nam có thêm một truyền thống đặc biệt trong nội dung phản ánh: lòng yêu nước được duy trì thường trực và luôn luôn được thể hiện qua mọi thời kì lịch sử, thành một trong những dòng chủ lưu. Sản phẩm tất yếu của truyền thống đó là hình tượng người anh hùng vệ quốc như một trong không nhiều hình tượng văn học cơ bản, bất kể sự biến thiên của các triều đại.” [49; 172 – 173]. Những ý kiến này đã định hướng cho chúng tôi trong việc nhìn nhận thơ vịnh sử trên Nam Phong. Các tác giả Nam Phong, bên cạnh việc đề cao tình yêu nước của các bậc quân vương, các nhà nho thì một hình tượng trung tâm, cơ bản, không thể không nói đến là hình tượng người anh hùng vệ quốc.

Trước hết, những người anh hùng xuất thân từ dòng dõi quý tộc, với đại diện tiêu biểu là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - danh tướng thời nhà Trần, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông:

Vịnh Hưng – đạo đại – vương

Một bụng hiếu – trung nhà trọn cả,

(NPTC, số 24)

Vịnh đức Trần Hưng – đạo

Trên vì nhà nước dưới vì dân,

(NPTC, số 44)

Bên cạnh đó là tấm gương tuổi trẻ tài cao của Trần Quốc Toản:

Quốc – Toản

Kiếm trỏ hai phen tan giặc mạnh, Cờ đề sáu chữ giãi lòng trung.

Lão – thành trung – nghĩa chưa là giỏi, Ít tuổi mà trung mới lạ lùng!

Cũng có khi là Gia tướng Hưng Đạo Vương những người giúp sức tạo nên công danh cho tướng quân:

Gia tướng Hưng – Đạo – Vương

Chim học bay cao nhờ sân cánh, Nhà to đứng vững sức đoàn cây. Đại – vương ví thử cô – hùng - lập, Đâu có danh thơm được đến rầy.

(NPTC, số 38)

Anh hùng dân tộc không chỉ có xuất thân cao quý, họ còn là những người sinh thành từ nhân dân, được nhân dân nuôi lớn:

Vịnh đức Đổng Thiên – vương

Thiên – vương từ thủa mới lên ba, Ra sức phù – nguy vị nước nhà. Ngựa sắt xông – pha cơn gió bụi,

Gươm vàng vùng – vẫy chốn trường- sa. Muốn dân thoát khỏi vòng binh – cách, Một trận vang - lừng tiếng khải – ca. Dưới núi Vũ – ninh còn dấu – tích, Ngàn thu thanh – sử nét chưa nhòa.

(NPTC,số 94)

Người phụ nữ

Có 9 nhân vật nữ được vịnh đến trong 45 bài (chiếm 40% tổng số bài thơ vịnh sử). Để đánh giá về cái nhìn của tác giả về người phụ nữ, chúng tôi chọn ba mẫu hình người phụ nữ tiêu biểu như sau: người phụ nữ anh hùng (Hai Bà Trưng, bà Triệu Ẩu), người phụ nữ thủy chung (Mị Ê, Nguyễn Thị Kim), người phụ nữ bị phê phán (Dương Hậu, Cù Hậu).

Xông – pha trăm trận thành vương nghiệp, Đánh đổ ba quân của sứ Tàu.

(NPTC, số 50) Phá toang mấy cõi thành Tô Định,

Nhẹ bước phong - vân chiếm bệ rồng

(NPTC, số 164) . Bên cạnh Hai Bà Trưng, nhân vật nữ khác được các tác giả thơ vịnh sử nhắc đến nhiều nhất với 10 bài, chiếm 8.7%: Triệu Ẩu. Khi vịnh về nhân vật này, các tác giả hay nhắc đến một hình ảnh đặc trưng “ba thước vú”, miêu tả thân thể mang tính nữ của bà Triệu Ẩu:

Kề vai vắt vú gánh non sông

(NPTC, số 8)

Ba thước gươm thiêng ba thước vú,

(NPTC, số 13)

Vắt chéo giải đào ba thước vú,

(NPTC, số 34)

Liều với non sông ba thước vú,

(NPTC, số 44)

Vú dài ba thước dạ anh – hùng.

(NPTC, số 106)

Vú dài ba thước vắt ngang lưng;

(NPTC, số 138) Chúng tôi thấy rằng, khi vịnh về các nhân vật nữ, tác giả thường không đề cập đến nhan sắc, hình thể của họ mà chỉ đi vào phẩm chất, trinh tiết. Riêng đối với việc vịnh bà Triệu Ẩu thì lại hoàn toàn khác. Tất cả các tác giả vịnh về bà đều “cố tình không quên” một chi tiết mà đối với truyền thống sáng tạo của nhà nho, thì họ luôn “ngại” và “tránh” bình về những gì thuộc về thân xác. Sở dĩ, bà Triệu

Ẩu lại được miêu tả chi tiết như thế, theo người viết dựa trên hai lí do. Thứ nhất, các tác giả vịnh sử đã căn cứ vào chi tiết được miêu tả ở sách sử chính thống. Thứ hai, theo quan niệm của tín ngưỡng phồn thực, hình ảnh “ba thước vú” là một hình ảnh mang tính chất cường điệu, tượng trưng về người phụ nữ có tài năng phi thường. Một nét chung của các nhà thơ vịnh sử là đa số họ đều đặt hình ảnh này bên cạnh “gánh non sông”, “liều với non sông”, “dạ anh hùng”.

Nhân vật phụ nữ được đề cập tiếp theo đó là người phụ nữ “tiết hạnh” mà đại diện là nàng Mị Ê. Trong 115 bài thì có 4 bài ở các số tạp chí 7, 17, 51, 114 viết về nàng như một biểu hiện sáng chói về lòng chung thủy của người phụ nữ Chiêm. Đạm Phương nữ sử cũng nhìn nhận cái chết của Mị Ê là tấm gương sáng bảo toàn nhân tiết:

Bà Mỵ Ê

Ơn vua nợ nước trả cho xong, Dám tiếc làm chi mảnh má hồng. Sau trước vẫn cam thề sống thác, Mất còn nỡ để thẹn non sông.

…Đợi phải chiếu rồng ban triệu đến, Đã đành trọn tiết với vương công

(NPTC, Số 51, Đạm Phương nữ sử)

Một tác giả nữ, có tư tưởng cách tân, khi nhìn nhận về một người cùng giới cũng không tránh khỏi những suy nghĩ mang tính thời đại về người phụ nữ. Như thế, trong mắt các tác giả vịnh sử trên Nam Phong thì cái chết của Mị Ê là bằng chứng cho thấy sự trung trinh, tiết nghĩa của nàng.

Một trường hợp khác, cũng chọn cái chết để bảo toàn phẩm giá là bà Nguyễn Thị Kim - hoàng phi của vua Lê Chiêu Thống. Sau khi thái hậu, vua và con trai chết, bà đã uống thuốc độc tự tử để được theo hầu bên lăng tẩm. Tấm

lòng trung trinh đó, được các nhà thơ đánh giá là “Trời Nam chói – lọi gương trung – liệt, Sử - sách muôn thu nức tiếng bà” (NPTC, số 106).

Nhìn chung, quan điểm về phụ nữ của các bài thơ vịnh này vẫn cũ kĩ, ca ngợi đức trung trinh theo quan điểm nam quyền, phụ nữ phải hi sinh vì nam giới chứ không ngược lại. Trong bài viết Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhìn nhận người phụ nữ với tư cách là thực thể văn hóa đã cho rằng: “Nhưng chẳng có tính quy luật tất yếu nào trong việc người vợ phải/ nên tuẫn tiết theo người chồng đã chết. Đó chỉ là cách tuyên truyền đầy ích kỷ của đạo đức nam quyền bất công. Không có người đàn ông nào tuẫn tiết, chết theo người vợ.”5.

Có những nhân vật phụ nữ là tấm gương của sự thủy chung, trọn vẹn tình nghĩa, ngược lại, có những nhân vật đã để lại tiếng xấu muôn đời như Cù thái hậu: Cù Hậu (NPTC, số 13),Dương hậu (NPTC, số 7).

Nói về nhân vật Mị Châu có nhiều ý kiến khác nhau, người phê phán, đả kích, người lại bênh vực, cảm thương. Thơ vịnh sử nhắc đến nàng với nhiều đồng cảm. Trong cả năm bài viết về nàng Mị Châu, có đến bốn bài mà tác giả nhìn về nàng với nỗi thương cảm người con gái cả tin, “trái tim lầm chỗ trên đầu”:

Khối tình chai ngậm lâu thành ngọc, Lấp lánh hòn châu đáy bể Đông.

(NPTC, số 7) Nỏ rùa lông ngỗng mà nên việc,

Bởi quá tin nhau hóa hại nhau.

(NPTC, số 50) Dại rồi còn biết khôn sao nữa,

Trung – tín ai hay tấc dạ vàng. (NPTC, số 80) Ôi Mị - Châu! Hiếu có kém tình đâu! Chồng đã vậy, còn bố! Cạn lòng không nghĩ sâu! (NPTC, số 97)

Qua khảo sát các các bài thơ vịnh sử được lựa chọn, vịnh về các nhân vật cụ thể như sau: Bậc đế vương: Lê Đại Hành, Lê Thái Tổ, Trần Thái Tông, Quang Trung, Đường Minh Hoàng; Nhà nho: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Hiền; Người anh hùng: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, gia tướng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương; Người phụ nữ: Hai Bà Trưng, Triệu Ẩu, Mị Ê, Nguyễn Thị Kim, Mị Châu, Dương hậu, Cù hậu. Chúng ta có thể thấy rõ tính chất “giao thời” trong quan niệm của các nhà thơ, sự hòa trộn giữa cả tư tưởng cũ và vài nét điểm xuyết những tư tưởng mang màu sắc cách tân. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng và chi phối của quan niệm cũ vẫn là chủ yếu. Điều đó cho thấy, tác giả vẫn chưa thoát khỏi được sự ràng buộc của những tư tưởng cũ, và họ lại thể hiện trên mảnh đất sáng tác khó lòng chấp nhận sự cách tân. Thơ vịnh sử với những quy tắc và luật lệ của nó đã luôn là trở ngại trói buộc sự tự do của đổi mới tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong thi ca.

Trong vịnh sử trên Nam Phong tạp chí, các tác giả đã đánh giá, bình luận về nhân vật lịch sử theo những cách khác nhau. Đó là sự ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần thủy chung của các tấm gương sáng trong suốt chiều dài lịch sử. Đó cũng là sự phê phán thẳng thắn đối với những kẻ đã để lại tiếng xấu, đáng chê trách trong lịch sử. Bên cạnh đó, các tác giả đã có cái nhìn ưu ái hơn khi nhận xét về các nhân vật chịu tiếng oan ức. Dù bàn về khía cạnh nội dung nào đi chăng nữa, các tác giả cũng kín đáo thể hiện tình yêu đất nước, với

mục đích nêu gương cho các thế hệ sau. Nam Phong là diễn đàn để gửi gắm tâm nguyện của các tác giả thời bấy giờ và sẽ mãi mãi còn giá trị cho muôn đời sau.

2.3 Tiểu kết

Thông qua việc khảo sát các tư liệu văn học truyền thống được chủ bút Phạm Quỳnh cho đăng tải trên Nam Phong tạp chí chúng tôi đi đến một vài kết

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)