Phiên âm chữ Nôm, giới thiệu tác giả trung đại

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 38 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1Phiên âm chữ Nôm, giới thiệu tác giả trung đại

Từ chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm. Xét về mặt vị trí, thì chữ Hán được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng, được xem là văn tự chính thống của quốc gia. Còn chữ Nôm chủ yếu được phát triển trong sáng tác văn học. Chữ Nôm ra đời có ý nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt.

Số 14 tháng 8 năm 1918 Bạch Vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm được Đông Châu giới thiệu. Trong số này, có tám bài thơ được đăng tải. Số 15 năm 1918 tiếp tục đăng tải từ bài 9 - 17; số 29 tháng 11 năm 1919 đăng tiếp từ bài17 - 24; số 30 tháng 12 năm 1919 đăng từ bài 25 - 34; số 31 tháng 1 năm 1920 đăng từ bài 35 – 44; số 35 tháng 5 năm 1920 đăng từ bài 40 – 51; số 36 tháng 6 năm 1920 đăng từ bài 52 – 57; số 37 tháng 7 năm 1920 đăng từ bài 58 – 65. Như

vậy, trong tám số báo, 65 bài thơ trong Bạch Vân Thi tập được đăng tải và giới thiệu đến độc giả.

Số 29 tháng 11 năm 1919 Hồng Đức Quốc âm thi tập – tập thơ nổi tiếng của nhà Lê được giới thiệu trọn bộ với 59 bài trên tổng số 300 bài, đăng tải trên các số: số 29 tháng 11 năm 1919, số 31 tháng 1 năm 1920, số 32 tháng 2 năm 1920, số 33 tháng 3 năm 1920, số 34 tháng 4 năm 1920, số 35 tháng 5 năm 1920, số 36 tháng 6 năm 1920, số 37 tháng 7 năm 1920.

Nam Phong tạp chí cho đăng tải nhiều bản hát nói hay, tiêu biểu cho một thể loại văn chương đặc biệt của nền văn học cổ Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn văn học thế kỉ XIX. Những bài hát nói đã trở nên cổ điển bởi nội dung và sự độc đáo của ngôn từ, nhịp điệu như: Hồng tuyết của Dương Khuê, cuối thế kỷ XIX,

Nam Phong tạp chí, số 41, tháng 11, năm 1920. Hay bài: Nợ Phong Lưu, Nam Phong tạp chí, số 23, tháng 4, năm 1919. Và bài: Hát nói cổ - tài tử giai nhân -

Nam Phong tạp chí, số 133, tháng 9, năm 1928,….

Nhiều mục Hát nói cũng như Hát nói cổ xuất hiện với tần suất lớn trên

Nam Phong tạp chí. Phần sao lục “hát nói” hay “hát nói cổ”, một số kỳ do Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Bản quán sao lục, còn lại không thấy ghi tên người sao lục. Hầu hết các bài hát nói cũng không ghi tên tác giả cùng thời gian xuất hiện. Việc ghi chung chung “hát nói cổ” đôi khi khiến người đọc không biết cụ thể thời nào, do ai sáng tác và vàviệc ghi thiếu xác định hơn là “hát nói”, đôi khi dễ gây nhầm lẫn với những bài hát nói mới sáng tác đương thời.

Ta có thể thấy, mật độ các bài Hát nói được đăng tải trên Nam Phong khá nhiều: số 14 tháng 8 năm 1918 (Đông Châu sao lục), số 15 tháng 9 năm 1918, số 17 tháng 11 năm 1918 (Đông Châu sao lục), số 18 tháng 12 năm 1918 (Đông Châu sao lục), số 29 tháng 11 năm 1919, số 32 tháng 2 năm 1920, số 33 tháng 3 năm 1920, số 34 tháng 4 năm 1920, số 35 tháng 5 năm 1920, số 36 tháng 6 năm 1920, số 37 tháng 7 năm 1920, Hát nói (Thượng thư Dương Vân Trì – Dương

Khuê), số 41 tháng 11 năm 1920, số 43 tháng 1 năm 1921, Hát nói (bài cũ) 67 tháng 1 năm 1923, số 132, 133, tháng 8, tháng 9, năm 1928, số 162, tháng 5, năm 1931.

Có thể thấy tần suất lớn các mục Hát nói xuất hiện trên Nam Phong liên tiếp trong các số báo của các năm 1918, 1919, 1920….rồi ngắt quãng chứ không hẳn mất hẳn, mục “hát nói” còn xuất hiện trong các số báo những năm cuối cùng. Bài hát nói đầu tiên xuất hiện lẻ trên Nam Phong tạp chí chính là tác phẩm nổi tiếng của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh: Hương sơn, mà ngày nay chúng ta vẫn quen với tên gọi của nó là Hương sơn phong cảnh ca: “Bầu giời cảnh Phật, thú hương sơn ao ước bấy lâu nay, kìa non non nước nước mây mây, đệ nhất động hỏi là đây có phải….”(Hương sơn, Nam Phong tạp chí, số 8, tháng 2 năm 1918).

Bên cạnh thể loại hát nói (hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò) ta thấy sự xuất hiện của loại hình khác đó là hát xẩm (hát sẩm). Thể loại này đa phần nội dung lời ca được chắt lọc từ ca dao, tục ngữ, truyện thơ dân gian. Qua thống kê (Phụ lục 1) chúng tôi nhận thấy, hát sẩm được đăng tải rải rác trên Nam Phong từ số 48 – đến số 210: Ái Liên - Bác đồ đi cầy (sẩm), IX, 49, 78-79; Dương Đình Tẩy - Lời anh sẩm, VIII, 77, 430; Đoàn Tinh Canh – Anh đồ quê, Tặng ông Lang; Nguyễn Tiến Tương giang thị - Nhảy đầm, Anh đồ, Gái lãng mạn, Lời bà lão Nam phong; Trần Văn Ruật –Câu hát sẩm dưới chài, XV, 88,…. Những bài hát sẩm có thể có tên tác giả hoặc người sao lục nhưng đa phần là không ghi tên (vô danh). Có thể nói những bài hát sẩm được sưu tập trên Nam Phong là nguồn tư liệu quý. Ta thấy có nhiều bài hát được các nghệ sỹ hiện đại sưu tầm, lấy từ Nam Phong. Chẳng hạn như: Mục Văn uyển, Quyển 8, số 48 trang 517 đăng tải 7 bài về Hát sẩm cô – đào cụ thể là bài số VII (hiện có nhiều giả thuyết cho rằng đây là bài thơ của Nguyễn Khuyến?) nguyên tác: “Anh đây mục hạ vô nhân, nghe tiếng em hát cái lòng xuân anh não nùng. Dù em yếm thắm giải hồng, dửng dưng anh có thèm trông đâu nào. Lấy anh anh cho đi trước cho hào, dù ngắm, dù nguýt,

muốn sao mặc lòng; bảo em em có nghe không, em còn ngồi đất hay bong đâu rồi? Hai tay sờ chỗ em ngồi!”. Sau này được nghệ sỹ Xuân Hinh vận dụng, cải biến thành bài xẩm chợ Mục hạ vô nhân: “Anh đây mục hạ vô nhân, nghe em

nhan sắc lòng xuân anh não nùng.Dù em mặt phấn má hồng, dửng dưng anh chẳng thèm trông làm gì. Lấy anh đi trước để làm gì, tay thì dắt díu, tay thì quàng vai, vén tay sờ chốn em ngồi. Sờ chốn em ngồi. Anh thời chẳng thấy, em thời thở than, bâng khuâng như mất lạng vàng. Cái xênh cái trống ai thời dở dang,…”.

Nội dung văn thơ sao lục cũng được trải dọc theo suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc, dù trật tự thời gian không thể được bảo đảm mà thực tế đó cũng là một phần yêu cầu không cần thiết và khó thực hiện trong môi trường báo chí với sự độc lập các số báo cũng như còn tuỳ vào điều kiện của những nhà sao lục. Quan trọng hơn hết là một bức tranh khá toàn diện về thơ ca, hát nói, phú lục của văn học cổ đã được phác hoạ nên và ngày càng rõ nét.. Cũng có nhiều bài thơ được đăng lẻ là các sáng tác nổi tiếng như bản diễn Nôm của Đồ Nam Tử bài

Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi trên Nam Phong tạp chí, số 148, năm 1930, hay một số bài phú cổ. Ngoài ra, trong rất nhiều kì của Nam Phong tạp chí, người đọc còn bắt gặp những mục sao lục thơ văn cổ nói chung, đó có thể là những bải lẻ của nhiều tác giả, được các nhà sao lục tập hợp lại, cho vào một mục chung là Thơ ca cũ (Nam Phong tạp chí, số 11, 12, 22, 29): Tế tướng văn sĩ – Nguyễn Văn Thành soạn 1802, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến sao lục, Tế phụ mã chưởng hậu quân Vũ Tính và lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Chu – Mân Châu, Hồng Đức quốc âm thi tập: Thiên địa môn – N.P; Thơ ca cũ – Cụ Yên Đổ: Thơ hòn đá, Đùa ông bạn điếc, Bài khóc quan thượng thư Vân Đình Dương Khuê, Nữ Giới ca (Đông Châu sao lục); Tú Xương: Đêm dài, nhớ bạn, Mùa bức mặc áo bông (Nam Phong tạp chí, số 24); Thơ ca cũ: Bài phú tịch cư ninh thể - Phạm Trần Đĩnh sao lục, Nước lụt, Thượng sỉ hạ đạn, Phú ông đồ nghệ - Đào Thiện Ngôn sao lục, Thơ văn cũ

Nam Kỳ: Phải lòng con gái, Nhớ bạn, Đi câu, Đi cày, Đi buôn, Đi học, Bịnh điên, Hồi tánh được thi, Chiêu dương cố sự phú – Nguyễn Văn Kiêm sao lục

(Nam Phong tạp chí, số 93, 113, 152), hay Sưu tập thơ văn cổ: Xử thế phú, Khuyến xử - thế phú, Giáo huấn ca (Cảm thán ông thám hoa Nguyễn Đức Đạt), Chính khí ca, Văn tế mẹ, Vịnh trăng ba mươi đêm – không ghi người sao lục

(Nam Phong tạp chí, số 164, 165, 178, 182, 183)…. Đặc điểm chung của các phần sao lục này là: các bài thơ được sao lục phần lớn không rõ tác giả, không ghi thời điểm sáng tác (qua nội dung thơ, một cách chủ quan chúngtôi xếp nó vào văn học thời kì này) và người thực hiện việc sao lục là các thành viên trong bản báo.

Phần Thơ ca cũ Nam Kỳ, có một bài văn tế mà người sao lục đã không ghi được tên bài văn cũng như tên tác giả của nó, song người đọc hiện thời cũng biết đó là bài Văn tế nghĩa sĩ Cân Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Đâylà một trong những “áng bi hùng ca giàu sức lay động nhất” của văn chương đương thời, cũng tiêu biểu nhất cho Thơ văn cũ của Nam Kỳ. Trong số này, còn có một số bài khác cũng không rõ tác giả là ai. (Bảng phân loại tác giả trung đại và tên các tác phẩm được giới thiệu được thống kê, trình bày đầy đủ ở bảng Phụ lục số 1).

Có thể nói những sưu tập, bài viết về chữ Nôm trên Nam Phong được coi là nguồn tư liệu cũng như cảm hứng sáng tạo cho giai đoạn sau này. Đây là những sưu tầm công phu, kiên trì và có tính hệ thống, góp phần bảo tồn, phát huy di sản truyền thống nước nhà.

Qua phần sưu tầm, dịch thơ văn cổ, chúng ta thấy hầu hết các tác giả

tiêu biểu của văn học Việt Nam đã được Nam Phong giới thiệu: Mãn Giác, Không Lộ, Lý Thái Tông, Lý Anh Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Nghệ Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Dung, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác, Phạm Thái,

Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thông,…

Tác gia đầu tiên được giới thiệu là Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến. Thơ văn cụ được sao lục và đăng tải trọn vẹn 76 bài: Vịnh ông tiến sĩ giấy; Giời tự thuật; Chợ giời Hương tích; Vịnh Kiều; Ông phỗng đá (hát cô đầu); Bài hát sầm; Vịnh Kiều; Viếng Đạm Tiên gặp Kim Trọng; Mắc tay Hoạn thư; Kiều khuyên Từ Hải hàng; Nhàn cư; Đề cái tượng phỗng đá núi non bộ (Nguyễn Mạnh Bổng phụng sao), Chợ giời chùa Thầy (phủ Quốc oai); Bớn cô tiều ngủ ngày; Than già; Ta lại người cho hoa trà (khi đã loà rồi); Tạ bạn mời đi làm quan (thác làm nhời gái hoá), Chế bác đồ keo mắc lừa gái; Chừa rượu; Châu chấu đá voi; Làng Ngang có chỗ lội; Ông giời;Cảnh lên lão; Ngẫu hứng; Dựng nhà tế đường; Cáo quan ở nhà; Cảm hứng; Cảnh mùa hè; Thu ẩm; Nước lụt hỏi thăm bạn; Bóng đè cô (hát nhà trò); Đông tước dài; Tống Lương Lục; Thục trung cửu nhật; Lương Châu tử; Thanh bình điệu; Thu điếu; Thu vịnh; Mừng ông Ngũ sơn làm Đốc học Hưng yên; Thơ cối say, Ngẫu hứng; Cảm hứng; Du An lão sơn; Đăng Long đội sơn; Ngũ thập ngũ tự thọ (của Dương Khuê); Thơ hòn đá; Đùa ông bạn điếc; Bài khóc quan Thượng thư Vân đình Dương Khuê; Bài hát du em; Khuyên học; Bài phú ông đồ ngông; Trọc đầu; Than nghèo; Tập Kiều kiến chí; Tặng Hà nam Đốc học Trần; Cảm hứng; Lý ngư bạt hồ; Than lụt; Vịnh sư chùa Long đội; Nước lụt; Than nợ; Phú đắc: Bà già đã bảy mươi tư, ngồi trong cửa sổ gửi thư lấy chồng; Vịnh lão ngưu; Tặng Hà nam Đốc học Trần; Mùa hè tự than; Vịnh chợ Đồng; Con vịt; Đưa cho người làm mối; Khuyên người lấy lẽ; Hoả lò đun nước; Cảnh Tết; Vào hè; Tặng một bà ở làng; Nhớ cảnh chùa Đội; Tặng cô đào Lựu. Các bài thơ được đăng lần lượt trong số 4, tháng 10 năm 1917, mục Văn uyển, phần Thơ văn các cụ, do Nguyễn Mạnh Bổng sưu tập; số 5, tháng 11 năm 1917 với 7 bài thơ; số 6 tháng 12 năm 1917 với 5 bài do Nguyễn Mạnh Bổng sao lục; số 7 tháng 1 năm 1918 với 5 bài do Ôn Khanh

Nguyễn Như Ngọc sao lục; số 7 tháng 12 năm 1918 với 7 bài; số 9 tháng 3 năm 1918 với 2 bài; số 10 tháng 4 năm 1918 với 4 bài do Hàn Ngọc Tri sao lục; số 11 tháng 5 năm 1918 với 2 bài; số 12 tháng 6 năm 1918 với 2 bài. Như vậy, liên tiếp trong 9 số báo đã giới thiệu và đăng tải 39 bài thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, mà trong nhiều bài đã trở nên rất nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi cụ như 3 bài trong chùm thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, hay những bài thơ như: Cảnh mùa hè, Ông phỗng đá,… đều là những thi phẩm đã làm nên tên tuổi nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

Thơ Nguyễn Khuyến trích đăng, giới thiệu liên tiếp trong 9 số báo, dừng một thời gian sau đó lại đăng tiếp vào các số 19, 29, 32, 34, 41 và 121. Tổng cộng đăng trên 16 số báo và 76 bài thơ.

Tác gia thứ hai cũng có nhiều tác phẩm được Nam Phong giới thiệu là cụ Thượng Trứ (Nguyễn Công Trứ). Được giới thiệu đầu tiên trên số 11 tháng 5 năm 1918, với 4 bài thơ: Đông dạ cảm tác, Quyên đề cảm, Phó thí ngẫu chiếm, Cách ăn ở, do Nguyễn Ái Hoa sao lục. Trong đó bài Phó thí ngẫu chiếm là một bài thơ hay của Nguyễn Công Trứ với câu thơ nổi tiếng đã gắn với tên tuổi của cụ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Rõ ràng dấu ấn về một tác gia văn học với “nợ tang bồng”, “chí làm trai” hiện lên khá đậm nét trong những bài thơ đầu tiên này. Thơ văn của cụ Thượng Trứ tiếp tục được đăng tải, giới thiệu trong Nam Phong số 12 tháng 6 năm 1918; số 89 tháng 11 năm 1924; số 90 tháng 12 năm 1924; số 91 tháng 1 năm 1925; với tổng cộng 31 bài.

Từ số 7 tháng 1 năm 1918 thơ của tú tài Trần Tế Xương bắt đầu được Thám hoa Vũ Phạm Hàm sao lục và giới thiệu với 3 bài: Kết pháo, Hữu cảm, Quan tại gia.

Số 8 tháng 2 năm 1918, bài Khóc bạn; số 19 tháng 1 năm 1919 bài Đêm dài, Nhớ bạn, Mùa bức mặc áo bông. Số 30 tháng 12 năm 1919 có các bài: Than thân chưa đạt, Vấn thân vô cảm, Tự thán, Mưa tháng 7, Ra cửa được tiền, Gửi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho cô đầu, Không phòng, Tái giá, Gái góa lấy chồng quan. Các bài này do Nam định Vũ Xuân Trác sao lục.

Số 31 tháng 1 năm 1920 có các bài như: Ông đi thi, Tặng người quen, Hữu Cảm, Thán cùng, Xuân nhật tự vịnh, Bài phú thầy đồ, Làm câu đối cho bà vãi cầu hậu, Phó huyện làng Vỵ Xuyên, do Nam định Vũ Xuân Trác sao lục.

Số 32 tháng 12 năm 1920, có 2 bài: Năm mới chúc nhau, Đánh tổ tôm. Số 33 tháng 3 năm 1920 có đăng 10 bài: Tự tử, Viếng ông lão, Chê ông Hàn sợ vợ bỏ, Vịnh tát nước, Gửi cho cố nhân, Ngẫu hứng, Gửi cho bạn thân, Hát ông trăng, Hát ông trời, Hát sông Lấp Nam Định, do Vũ Xuân Trác sao lục.

Số 34 tháng 4 năm 1920 có bài Thi hỏng.

Số 35 tháng 5 năm 1920 có 4 bài: Chào bà hai, Bài phú hỏng thi, Thán cùng, Tự tích, Văn tế sống vợ, do Vũ Xuân Trác sao lục.

Số 41 tháng 11 năm 1920 các bài: Vỵ Hoàng hoài cổ, Gần Tết than việc nhà, Mừng ông cử Bùi cưới vợ kế, Đi lạc đường, do Vũ Xuân Trác sao lục.

Số 42 tháng 12 năm 1920 có 3 bài: Than nước lụt, Đại hạn, Gửi cho ông thủ khoa Phạm (Không có tên người sao lục).

Số 52 tháng 10 năm 1921 có bài Văn tế vợ chồng do Nguyễn Hữu Viện

Một phần của tài liệu Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong (Trang 38 - 48)