Chủ thể thực hiện cử chỉ bị quan sát công khai bởi nhân vật khác –

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramozov của Dostoevski (Trang 28 - 30)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Chủ thể thực hiện cử chỉ bị quan sát công khai bởi nhân vật khác –

khác – trường hợp Dimit’ri

Nếu như ở phần đầu tiên, chúng ta đề cập đến ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong giao tiếp thông thường (nghĩa là có hai đối tượng cùng bộc lộ cử chỉ và phán đoán lẫn nhau) thì tại đây chúng ta có hai đối tượng cùng tham gia giao tiếp nhưng chỉ có một đối tượng nằm ở thế bị động, bị quan sát, bị phán đoán bởi đối tượng còn lại. Trong tác phẩm, chi tiết Fiodor nhận định về tật nói dối của tên thương gia Gorxkin cho thấy y đọc được đối tượng giao tiếp qua cử chỉ:

-Nếu bộ râu rung rung mà hắn nói và giận giữ thì thế là được, hắn nói thật, muốn dàn xếp cho được việc. Còn nếu hắn vuốt râu bằng tay trái và cười cợt thì tức là hắn muốn lừa gạt, giở trò bịp bợm. [8, tr. 429].

Nhân vật đã đọc được bản chất đối tượng qua cử chỉ, đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên có trường hợp nhân vật trong tình huống bị động bị phán đoán sai lầm, đây mới là điểm nhấn của Dostoevski. Việc Dimit’ri bị quan sát và chịu sự phán đoán công khai của đám đông và quan toà trong phiên toà xử án nằm trong trường hợp này. Tại đây, tâm lý nhân vật đã bị áp đặt và suy diễn.

Mitia bước chân vào phòng xử án thế này:

“Chàng bước những bước cực dài, nhìn thẳng về phía trước, cái nhìn bất

24

Chỉ riêng cái nhìn thẳng của chàng đã khiến các nhà tâm lý học xả tốc lực quy chụp và nguỵ biện một cách hài hước và ngu ngốc. Theo bác sĩ

Gherxenstube thì cái nhìn ấy khẳng định “tính không bình thường về khả

năng trí tuệ của bị cáo tự nó bộc lộ rõ” [8, tr. 1015] bởi đúng ra chàng phải

nhìn về bên trái, nơi có các bà các cô mới hợp với tâm lý mê phái đẹp. Ông

bác sĩ Moxcva thêm một lần khẳng định: “tình trạng trí tuệ của bị cáo là

không bình thường, thậm chí “ở mức độ cao nhất”(…) anh ta có cái nhìn trân trân khó giải thích. Anh ta cười bất ngờ mà đáng lẽ không nên có. Trạng thái cáu kỉnh thường xuyên khó hiểu, những lời lẽ kì dị (…) [8, tr. 1017] và

ông ngớ ngẩn cho rằng Mitia đáng ra phải nhìn về bên phải tìm luật sư bào

chữa. Quan điểm thứ ba là của bác sĩ Varvinxki về Dimit’ri: “phải nhìn thẳng

trước mặt, như đã nhìn trong thực tế, vì ngồi trước mặt anh ta là chánh án và các thành viên hội đồng xét xử mà tất cả số phận anh ta bây giờ là tuỳ thuộc vào họ, “thành thử, nhìn thẳng trước mặt là anh ta chứng minh trạng thái trí tuệ hoàn toàn bình thường vào lúc ấy” [8, tr. 1017]. Đáp lại, Mitia giọng cợt

nhả rằng:

-Hoan hô thầy lang! Mitia kêu lên từ chỗ của mình. – Hoàn toàn đúng như vậy! [8, tr. 1017].

Nếu như những cử chỉ khó hiểu của Ivan không được lý giải và chính bản thân chàng không thể nào lý giải nổi, thì tại đây chỉ bởi một cử chỉ đơn thuần của tính ngông nghênh không có gì là khó hiểu mà Dimit’ri đã bị mổ xẻ bằng những giọng điệu quy chụp, nguỵ biện. Dostoevski để cho tâm lý nhân vật mình nguyên dạng với những khối mâu thuẫn nảy lửa do vậy ông lên án việc phân tích tâm lý bằng những cái nhìn cực đoan, thiên kiến. Nhận định

những trang viết về điều tra và xử án Dimit’ri, Bakhtin cho rằng đó là “những

bức tranh sâu sắc nhất về tâm lý học giả dối”, kẻ phán đoán đã áp đặt “tính xác định có sẵn” vào cái hạt nhân chưa hoàn thành và chưa ngã ngũ của nhân

25

con người”, “vật thể hoá tâm hồn con người”. Tóm lại, ông chú ý đến cử chỉ

của nhân vật, đặc biệt lưu tâm đến vai trò của nó trong việc thể hiện tâm lý nhân vật, nhưng cũng tại đây ông ra lời cảnh cáo đừng phá huỷ nhân vật của ông bằng con mắt máy móc, thiển cận, thiếu tinh tế và ngu ngốc.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramozov của Dostoevski (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)