Chủ thể thực hiện cử chỉ tự quan sát và phán đoán mình – trường hợp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramozov của Dostoevski (Trang 25 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Chủ thể thực hiện cử chỉ tự quan sát và phán đoán mình – trường hợp

hợp Ivan

Ở phần trên, ta đã đề cập đến sự “vênh” giữa suy nghĩ, cử chỉ và lời nói của nhân vật trước sự đánh giá của một đối tượng quan sát cụ thể. Không chỉ dừng lại ở đó, sự mâu thuẫn còn được đẩy vào sâu hơn, nhân vật của Dostoevski đã phải tự đọc và cảm nhận độ “vênh” ấy của chính bản thân mình. Ivan là nhân vật điển hình trong tác phẩm thường xuyên phân thân. Trong giao tiếp, Ivan thường xuyên phải “lăn tăn” về lời nói và cử chỉ của mình hơn cả. Chàng đọc mình, càng đọc càng thấy lý trí không giải thích nổi tại sao mình lại hành xử như vậy. Ivan bị động đối với chính cử chỉ của mình.

Tại tình huống Ivan nói chuyện với Xmerdiacov trước buổi lên đường, không thiếu những phút giây Ivan dừng lại suy tư về chính mình và việc không lí giải được đã trở thành nỗi ám ảnh:

21

-“Lòng đầy khinh miệt và tức giận, chàng toan lẳng lặng đi ra cửa vào, không thèm ngó đến Xmerdiacov, nhưng Xmerdiacov đứng dậy khỏi ghế, và chỉ riêng cử chỉ ấy đã khiến Ivan Fiodorovitr đoán ra rằng hắn có chuyện muốn nói riêng với chàng. Ivan nhìn hắn và dừng lại, việc chàng dừng lại chứ không đi qua như đã định một phút trước khiến chàng tức điên lên” [8, tr. 413]

-“Ông già ngủ hay thức?” – chàng hỏi khẽ, vẻ nhún nhường, điều đó

thật bất ngờ đối với chàng, và bỗng nhiên, cũng hoàn toàn bất ngờ, chàng ngồi xuống chiếc ghế băng [8, tr. 414]

-“Thế ta ở Tremasnia thì người ta không gọi sao… nếu có chuyện như thế xảy ra” – Ivan Fiodorovitr bỗng gào lên, không rõ vì sao mình bỗng quát to như vậy” [8, tr. 424]

-“Nhưng Xmerdiacov ngạc nhiên vì Ivan Fiodorovitr bỗng bật cười và đi nhanh ra cửa vườn, vẫn vừa đi vừa cười. Người nào nhìn mặt chàng lúc ấy hẳn sẽ kết luận rằng chàng cười không phải vì trong lòng rất đỗi vui vẻ. Vả chăng chính bản thân chàng cũng không sao giải thích được lúc ấy đã có chuyện gì xảy ra với chàng. Chàng cử động và đi như con rối giật” [8, tr. 424].

Và đây là một chuỗi cử chỉ đã được nhận định và lập thành hành động dòm ngó lén lút của Ivan khiến chàng không sao quên được:

“(…) chàng đột ngột đứng dậy khỏi đi văng và len lén dường như rất sợ người ta nhìn thấy mình, mở cửa đi ra cầu thang, lắng tai nghe ở phía dưới, nghe ngóng bố động đậy và đi lại ở các căn buồng dưới, - nghe một lúc lâu, đến năm phút trong tâm trạng tò mò kì lạ, nín thở, tim đập thình thịch, mà chàng làm thế để làm gì cố nhiên chàng cũng không biết. “Hành động” ấy sau này suốt đời chàng gọi nó là “đê mạt” và suốt đời, trong đáy sâu của tâm hồn, chàng coi đó là hành động hèn hạ nhất trong đời mình [8, tr. 426].

Đằng sau những cử chỉ không lý giải được ấy là gì nếu không phải là một thế giới nội tâm dậy sóng. Qua ngôn ngữ cử chỉ, Ivan đã tự nhìn nhận mình, không thể lý giải nổi khối mâu thuẫn giữa lời nói, cử chỉ và suy nghĩ của bản thân.

22

Sau án mạng, sự phân thân của Ivan chuyển thành “cái nhìn xoáy vào

một điểm” và đối thoại với một nửa còn lại của mình. Ivan đi tìm chính bản

thân mình. Lần đầu tiên xuất hiện gián tiếp trong đối thoại giữa Ivan với Aliosa, “con quỷ” khiến chàng sợ hãi, run rẩy đến mức Ivan không còn tự chủ

được bản thân. Phản ứng của chàng thay đổi từ “nghiến răng thì thầm” đến “gào lên như điên” rồi cuối cùng kết thúc bằng “nụ cười lạ lùng làm môi anh

méo đi” [8, tr. 914]. “Con quỷ” lộ diện trực tiếp tại thời điểm câu chuyện của

chúng ta sắp đi vào hồi kết, đó là lúc Ivan và Xmerdiacov đã “lật bài” nhau. Cuộc “lật bài” ấy giống như một sự đột biến làm thức tỉnh phần nhân tính của kẻ lầm đường lạc lối. Ivan đã cố gắng xua đuổi “con quỷ’, sự xua đuổi ấy thực tế là biểu hiện của sự lẩn tránh, nhưng “con quỷ” vẫn hiển hiện đối thoại với Ivan phá tan sự lẩn tránh kia. “Con quỷ” chính là những suy nghĩ lạc lối của Ivan trong tuyệt vọng về nhân tính và chân lý. “Con quỷ” nói lên tiếng nói của những suy nghĩ tiêu cực dày vò nội tâm chàng sâu sắc. Tại đây diễn ra một cuộc tranh đấu trong nội tâm nhân vật và phần nhân tính tích cực đã được thức tỉnh trong chàng gọi “con quỷ” ra đối diện. Sự hiển hiện của “con quỷ” trong cuộc đối thoại không còn tương đồng quan điểm với Ivan lúc này chứng tỏ Ivan đã có một sự thay đổi lớn trong tư duy. Chàng gọi “con quỷ” trong nội tâm mình ra chính là để đối diện với sai lầm, tội lỗi của bản thân và triệt tiêu nó. Nhưng thực hiện việc này không hề dễ dàng, đối diện với “con quỷ” của

mình, bộ dạng của Ivan thực sự đau đớn. Chàng “bật cười” trước lối triết lý

cũ mèm trong tâm trí đang được gọi ra, cười đau cười đớn điên cuồng, rồi có

lúc chàng “rên rỉ hằn học” với những ngu ngốc ấy, đến độ không chịu nổi, chàng “bịt tai và nhìn xuống đất, bắt đầu run toàn thân”. Song, kết thúc của cuộc đối thoại là phản ứng đột ngột của Ivan “vồ lấy cái cốc trên bàn, thằng

cánh ném vào diễn giả” rồi “bật dậy trên đi văng” và thoát khỏi ác mộng. Sự

tức giận, sự xấu hổ, sự đau đớn và sự giải thoát của Ivan trước lối tư duy sai lầm của mình đã buột phát qua một chuỗi những cử chỉ đầy biểu cảm.

23

Như vậy, nếu như trong đối thoại, chân dung bên ngoài của nhân vật được đọc qua một đối tượng khác đã có vai trò rất lớn trong việc khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, thì tại đây, việc nhân vật tự đối diện với ngôn ngữ cử chỉ của chính mình, tự đọc và không sao lý giải được nó đã tạo thêm một cấp độ nhận thức mới mẻ về bức tranh nội tâm của nhân vật. Đây là một biện pháp khắc họa tâm lý nhân vật tài tình cho thấy thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn ở nhân vật của Dostoevski.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramozov của Dostoevski (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)