5. Cấu trúc luận văn
2.2. Đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa những đối cực: Ivan và Dimit’ri
Đất nước Nga là đất nước của những con người luôn luôn kiếm tìm chân lý và ý nghĩa cuộc sống. Nếu như Aliosa có một con đường chân chính để hướng tới, thì hai người anh trai của chàng lại vấp phải sự lao đao chênh vênh rất lớn trên con đường kiếm tìm ấy. Trong khi đó, Ivan và Dimit’ri đều mang trong mình những cá tính mãnh liệt đặc trưng của dân tộc Nga mà N.A.Berdiaev từng khẳng định:
44
“Nước Nga là đất nước của tự do vô tận và những cõi xa tinh thần, đất
nước của những kẻ lãng du, phiêu bạt và tìm kiếm, đất nước nổi loạn và khủng khiếp trong bản năng tự nhiên của mình, trong chất Dionisos dân tộc không muốn biết đến hình dạng” [3].
Chất Dionisos man dại đã biến Ivan trở thành kẻ nổi loạn trong tư tưởng, còn Dimit’ri là kẻ nổi loạn trong bản năng sống. Thế giới nội tâm của hai nhân vật này chất chứa những dao động bất tận của những mảnh xúc cảm và những dằn vặt tinh thần ghê gớm. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý đại tài, Dostoevski để những khối mâu thuẫn nội tâm ấy nguyên dạng buột ra ngoài
qua mỗi biểu hiện cử chỉ của nhân vật.
Epicurus được coi là người đầu tiên phát triển Vấn đề về cái ác. Trong
Đối thoại về Tôn giáo Tự nhiên (Dialogues concerning Natural Religion,
1779), David Hume đã trích lời Epicurus khi phát biểu vấn đề đó dưới hình thức một chuỗi các câu hỏi:
“Chúa muốn ngăn chặn cái ác nhưng không thể? nếu thế thì ngài bất lực. Chúa có thể, nhưng không muốn? nếu thế thì ngài xấu bụng. Chúa vừa muốn ngăn chặn vừa có thể làm điều này? vậy tại sao cái ác vẫn tồn tại? Chúa không thể, cũng chẳng muốn? vậy tại sao gọi ngài là Chúa trời?” [28].
Những câu hỏi của một Epicurus vô thần cũng là những hoài nghi khiến Ivan Caramazov trăn trở. Khát khao lý giải đến tận cùng sự tồn tại ngang nhiên đầy mâu thuẫn giữa thiện và ác, chính và tà khiến nhân vật Ivan của Dostoevski lạc vào mê cung không lối thoát của tư duy. Ivan không chấp nhận tội ác mà không có hình phạt thích đáng, anh không chấp nhận bất cứ sự khoan hồng nào đối với loài người đã biết làm điều ác từ khởi thủy. Luận về tội ác của con người là điều khiến Ivan không bao giờ thanh thản. Anh đi tìm nhưng tìm không nổi câu trả lời cho câu hỏi: tại sao cái ác vẫn ngang nhiên tồn tại? Xuất phát từ lý luận về tội ác của con người từ khởi thủy, đặc biệt là tội lỗi với trẻ thơ, Ivan quẫn bức phủ nhận mọi đức tin chân chính nhất. Với
45
anh, không thể yêu những con người cụ thể của cuộc sống này, họ đáng lên án, đáng chịu hình phạt hơn là được yêu thương bởi họ đã gây tội lỗi quá nhiều. Trong anh có hai con người đối lập, một con người đại diện cho lương tri và lòng trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của kiếp người, một con người là hiện thân của cái ác với dã tâm phủ nhận lòng nhân ái. Chương trước, ta đã đề cập đến việc Ivan tự soi chính bản thân mình và tự ý thức được sự “vênh” nhau rất lớn giữa suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Tại đây, trong Ivan tồn tại một khối mâu thuẫn mang tầm triết học đặc biệt lớn lao: tội ác – trừng phạt hay khoan hồng. Và ái ngại thay cho nhân cách Ivan, lối tư duy triết học cực đoan biến thành cơn lốc xoáy khiến anh quẩn quanh với tội ác của loài người mà đánh mất đi những suy nghĩ tốt đẹp về thiên lương. Nhân cách ấy cùng quẫn trong vòng luẩn quẩn không sao giải thoát được, ám ảnh bởi tội ác rồi cuối cùng tâm tư vấy bẩn những ý đồ đen tối, anh là kẻ chủ mưu tư tưởng trong vụ án giết cha thảm khốc. Với một khối nội tâm như vậy, càng về sau cuốn tiểu thuyết, bộ dạng Ivan trong từng dáng điệu, cử chỉ càng cho thấy anh khắc khổ tột cùng với những ưu tư không thể nào giải tỏa.
Trong những cuộc đối thoại cụ thể, nét cười của Ivan được đề cập đến 52 lần thì có khoảng 20 lần nó được miêu tả trong trạng thái khó hiểu, hằn học, mỉa mai, dữ tợn. Chỉ có một vài lần nụ cười trên khuôn mặt ấy thân thiện, nhưng chưa bao giờ Ivan có nụ cười rạng rỡ một cách hoàn toàn thoải mái. Những lần Ivan có được sự thanh thản trong nụ cười phần nhiều là khi chàng
tiếp chuyện với Aliosa. Có lần Ivan “bỗng mỉm cười hoàn toàn như một đứa
bé nhỏ tuổi hiền lành” [8, tr. 364] vào khoảnh khắc anh vừa thổ lộ những uẩn
khúc trong lòng mình trước khi lên đường ra đi và Aliosa như một thiên thần khiến anh rũ bỏ mọi ưu sầu, phiền muộn mà tự do giãi bày. Ngay sau những phút giây đối diện với “con quỷ” của lòng mình, tâm tư cuồng nộ nhưng Ivan
vẫn có thể “ngẩng đầu lên mỉm cười dịu dàng” [8, tr. 986] với Aliosa khi
46
kính cẩn. Ivan vốn yêu thiên nhiên, trẻ thơ, và tôn kính Chúa ở một nơi xa xăm linh thiêng nào đó. Nhưng đối diện với mặt trái của cuộc đời lại khiến Ivan thực sự quỵ ngã, vừa khinh miệt, vừa căm giận, đồng thời chàng cũng mất hết lòng nhân ái, chàng phủ nhận tình yêu vào thế giới con người mà Chúa đã tạo ra. Trước mặt Xmeridiacov, sau khi nghe hắn trình bày úp mở về
kế hoạch giết cha sắp tới, Ivan “bật cười (…) vừa đi vừa cười” [8, tr. 424].
Cái cười thật kì dị. Sự kì dị trong cái cười của Ivan khi phát triển đến đỉnh
điểm trở nên thật đáng sợ, anh: “nhếch mép cười dữ tợn” [8, tr. 945] với
Xmerdiacov khi hắn bắt đầu phanh phui sự thật về án mạng – Ivan nhận ra “con quỷ” trong lòng mình. Sự khó hiểu trong cái cười lúc trước bây giờ hiện nguyên hình, chàng đã bị “con quỷ” của mình dẫn lối đưa đường đến một dã tâm đen tối. Đối diện trực tiếp với “con quỷ” ấy, nghe nó thuyết giáo với chàng những điều phi lí về cái ác tồn tại như một tất yếu của cuộc sống, điều mà bấy lâu nay chàng ngấu nghiến mà cay nghiệt cuộc đời, cái cười của chàng càng
không thể nào thanh thản. Ivan “cười gằn, đầy căm thù” [8, tr. 972], chàng căm
thù chính bản thân mình, chính mặt trái trong con người chàng, căm thù nhưng không thể thoát khỏi nó, đó là điều khiến Ivan trở nên điên loạn.
Khối giằng xé nội tâm sâu sắc đã bật ra ngoài qua những cái run rẩy toàn thân và sự co quắp của cơ thể Ivan. Khi Aliosa nói chuyện với Ivan trước ngày xử án Mitia, Aliosa kiên quyết khẳng định không phải Ivan giết cha mà
Ivan đang nhận lệnh của ai đó tự kết tội mình. Giây phút ấy, “cả hai cùng im
lặng. Sự im lặng ấy kéo dài cả một phút. Cả hai đứng nhìn vào mắt nhau. Cả hai đều nhợt nhạt. Bỗng Ivan run khắp toàn thân và nắm chặt lấy một bên vai Aliosa” [8, tr. 914]. Sự gợi nhắc của Aliosa về một thế lực nào đó đang tác
động đến Ivan làm Ivan rùng mình, sự tồn tại của “con quỷ” khiến Ivan ghê
sợ. Chia tay Aliosa và quả quyết không bao giờ gặp lại, trở về nhà“toàn thân
run lên vì hằn học” [8, tr. 916], Ivan đi tìm Xmerdiacov lần thứ ba. Tại cuộc
47
sự thật, một lần nữa lại khiến chàng rùng mình ngỡ ngàng không tin vào sự
thật này: “Ivan lạnh người đi. Có cái gì rung chuyển trong đầu óc chàng,
toàn thân chàng rùng mình lạnh buốt” [8, tr. 944]. Sự sợ hãi của Ivan khi đối
diện với tội ác của chính mình làm cho Xmerdiacov sửng sốt. Sự sợ hãi ấy
tiếp tục được tăng cao khi Ivan tóm được “con quỷ” của mình ra đối thoại. Chàng nhận ra những sai lầm tội lỗi của mình trong từng câu chuyện của nó, bắt đầu từ cái ác như một tất yếu, sự phi lý như một tất yếu và cuối cùng là phủ nhận ý niệm về Chúa trời như một tất yếu. Lên đến đỉnh điểm của sự chịu
đựng, Ivan phản ứng: “Ivan ngồi, hai tay bịt chặt tai và nhìn xuống đất,
nhưng bắt đầu run toàn thân” [8, tr. 983]. Ivan sợ hãi chính mình, sợ hãi con
người lầm lạc trong bản thân mình. Ivan“run lên vì tức tối” [8, tr. 989] khi
đối diện với những dằn vặt và đấu tranh ghê gớm trong nội tâm nổi loạn của mình mà “con quỷ” đã gọi ra cho chàng:
“Cậu sắp đi lập một chiến công đức hạnh, nhưng cậu không tin có đức hạnh, vì thế cậu cáu kỉnh và đau khổ, vì thế cậu rất hay thù hằn” [8, tr. 989].
Khi lương tri và lòng trắc ẩn của Ivan lên tiếng cũng là khi nó chịu sự kìm kẹp rất lớn của con người cũ kĩ lầm lạc về đức tin và chân lý. Một nửa trong Ivan đấu tranh bảo vệ anh trai vô tội, nửa kia giằng giật Ivan trở về với quan điểm phủ nhận mọi đức hạnh trên đời. Sự giằng xé nội tâm của Ivan
được “con quỷ” gọi ra một cách mạch lạc. “Cáu kỉnh”, “đau khổ” và “thù
hằn”, khối nội tâm ấy trở nên ám ảnh vô cùng với dáng điệu ngồi cau có, co
quắp của Ivan mà không ít lần tác giả miêu tả. Đó là những khi: “Ivan ngồi
cau có. Hai nắm tay co quắp tì xuống đầu gối” [8, tr. 934], hay “ngồi xuống, chống khuỷu tay xuống bàn, tỳ đầu vào hai tay” [8, tr. 936] và “chống khuỷu tay xuống bàn, hai tay ôm chặt lấy đầu” [8, tr. 968], cùng với “hai tay bịt chặt tai” [8, tr. 983], “ôm lấy đầu” [8, tr. 1037] .v.v. Đó là tư thế khổ hạnh và
nhục hình ghê gớm về tinh thần, Ivan bất lực với sự nổi loạn của chính mình. Tư thế đầy ám ảnh ấy chúng ta cũng từng bắt gặp ở Raskolnicov sau khi giết
48
người. Ivan và Raskolnicov đều có một hệ thống lý luận riêng cho ý đồ và hành động tội lỗi của mình. Dã tâm đã khiến hai con người ấy không thắng nổi lương tri tại khoảnh khắc mà cái ác ngự trị, khi Ivan bỏ mặc ra đi trước lời cảnh báo án mạng xảy ra, khi Raskonicov vung rìu lên bổ vỡ sọ bà già cho vay nặng lãi. Sau giây phút ấy, tư thế khổ hạnh kia là bằng chứng của sự đấu tranh gay gắt trong nội tâm, sự đấu tranh đầy dằn vặt và đau khổ của thiên lương trước tội ác.
Không có được sự thanh thản, vẻ mặt Ivan cũng trở nên khắc khổ. Chúng tôi thống kê được 15 lần tác giả tả vẻ mặt Ivan đầy biểu cảm nhưng
12/15 lần khuôn mặt ấy đầy giận dữ và đau khổ, lúc thì dúm lại một cách
dữ tợn [8, tr. 219], lúc thì tức giận đến mức những đường nét trên mặt Ivan Fiodorovitr méo đi và rung động [8, tr. 422], lúc thì gương mặt ấy nhuốm màu đất nom như mặt người sắp chết [8, tr. 1033] .v.v. Đó là khuôn mặt của sự khổ
hạnh chất chứa những nỗi tuyệt vọng lầm lạc về nhân tính và chân lý. Chỉ có
một lần duy nhất khuôn mặt ấy có được nét thanh thản chầm chậm giãn ra
trong một nụ cười [8, tr. 1033] khi chàng chuẩn bị đáp lời Chánh án trong
phiên tòa xử tội Dimit’ri, có lẽ đó là khi chàng nghĩ về những điều tốt đẹp, về phanh phui sự thật và trả lại sự trong sạch cho Dimit’ri. Nửa thiên lương còn sót lại đang dần phục sinh trong chàng. Nhưng sức mạnh của nó có giúp chàng vượt qua nổi khối nội tâm đầy mâu thuẫn thường xuyên dậy sóng trong chàng không, tác giả vẫn để ngỏ câu trả lời.
Ivan là một nửa của Dostoevski đấu tranh với giải pháp mang đậm màu sắc Cơ đốc giáo, Ivan phủ nhận sự trừng phạt bằng sám hối sau tội lỗi. Nhân cách Ivan là một nhân cách bất ổn, nhưng cũng là một nhân cách thật sự đáng lưu tâm bởi nó mang lấy cái bất ổn của triết học nhân loại mà bấy lâu nay loài người chưa tìm ra một câu trả lời hoàn hảo. Dostoevski dựng nên một bức chân dung con người Nga không ngừng đấu tranh, không ngừng phản biện, không bao giờ chịu sự chấp nhận êm xuôi mang tính tương đối, ước lệ, tạm thời, và đặc biệt là không chấp nhận sự phi lí của cuộc sống.
49
Bên cạnh một Ivan khủng hoảng về tinh thần là một Dimit’ri man dại trong lối sống. Chàng sống rất bản năng và đầy cao ngạo với bản năng tràn trề sinh lực ấy của mình. Mỗi hình dung diện mạo, cử chỉ của chàng đều toát lên sự căng tràn của lòng ham sống mãnh liệt. Mặc dù cơn lốc xoáy ấy đã có lúc cuốn chàng đi thật xa, tưởng như thoát ly khỏi thiên lương và nhân tính, nhưng cũng chính sức mạnh của lòng yêu đời, ham sống, và niềm kiêu hãnh làm người chân chính đã cứu vớt chàng khỏi hành động tội lỗi.
28 lần khuôn mặt Dimit’ri được miêu tả là 28 sắc thái cảm xúc bừng lên
tột độ. Lúc thì mặt chàng “rạng rỡ” [8, tr. 702], lúc “cau mày” [8, tr. 706], lúc “tái mét” [8, tr. 907], lúc “tiều tụy phờ phạc” [8, tr. 755], lúc “ấu
trĩ”[8, tr. 642] và có lúc “bừng lên niềm vui sướng” [8, tr. 1142] .v.v. Sắc
thái cảm xúc của chàng thật phong phú. Khác với vẻ mặt giận giữ và đau khổ nung nấu những ý đồ tư tưởng tuyệt vọng của Ivan, vẻ mặt Dimit’ri toát lên trọn vẹn những trạng thái cảm xúc của chàng trước những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Trên khuôn mặt ấy thường xuyên xuất hiện những nụ cười phóng khoáng hoàn toàn khác với sự u ám, cau có, thù hằn trong nét cười của
Ivan. 34 lần miêu tả nét cười của Dimit’ri là 34 vẻ biểu cảm, lúc thì “phá lên cười
sằng sặc” [8, tr. 240], lúc lại “cười mỉa mai” [8, tr. 721], lúc thì “cười giễu cợt hằn học” [8, tr. 725], lúc lại “nhếch mép cười dịu dàng” [8, tr. 962] .v.v. Sự hằn
học giễu cợt trong cái cười của Dimit’ri hoàn toàn khác với sự hằn học của Ivan, một nét cười thoát ra bất chấp tất cả, một nét cười thu vào, nén lại trong hận thù. Trong Dimit’ri nhựa sống bung tràn.
Hãy để ý đến bước chân của Dimit’ri trong tác phẩm. 8 lần tác giả nhắc đi nhắc lại cái dáng vội vàng hấp tấp của chàng trong những bước đi dài quả quyết. Đó là bước chân của con người khảng khái, ý chí mạnh, không chịu luồn cúi, không thể khuất phục và đầy cao ngạo. Cùng với dáng đi ấy là cái nhìn thẳng, cái nhìn luôn hướng về phía trước của Dimit’ri. Đó là cái nhìn dám đương đầu và bất chấp tất cả để sống, để tồn tại. Con người ấy khi bất
50
bình, giận dữ luôn sẵn có một ngọn lửa bùng lên trong ánh mắt, vẻ mặt và giọng nói. Trong tác phẩm, Dimit’ri thường xuyên nổi giận. Có 22 lần tác giả miêu tả ánh mắt Dimit’ri thì 12/22 lần ánh mắt chàng chất chứa sự giận dữ. Ánh mắt chàng rất sáng, rất sắc và tiềm tàng sức mạnh vô song. Có những khi
nó “sáng lóe lên” [8, tr. 720], rồi “cặp mắt hau háu nảy lửa” [8, tr. 905], “mắt
chàng long lên” [8, tr. 182], hoặc “mắt chàng bỗng đỏ ngầu tia máu” [8, tr. 185].
Vẻ mặt Dimit’ri được nhắc đến 28 lần thì có 5/28 lần Dimit’ri “đỏ mặt”. Hoàn
toàn khác với cái đỏ mặt e thẹn, trong sáng của Aliosa, sắc đỏ trên khuôn mặt Dimit’ri là sắc màu của những cơn cuồng nộ. Và đặc biệt là giọng nói, dường như thanh âm bình thường không đủ để Dimit’ri trút hết những suy nghĩ của mình lên đó, giọng của chàng đặc trưng bởi âm vang rất lớn. Trong 122 lần tác giả miêu tả giọng nói của chàng thì đến 84 lần chàng lớn tiếng gào thét. Con người Dimit’ri khi giận dữ trở nên hung bạo và cuồng nộ.
“Tự do thuộc về bản chất của con người. Tước đoạt tự do của con người
là tước đoạt nhân tính của nó – đó là điểm trung tâm trong nhân học Dostoevski” [6]. Dimit’ri của Dostoevski là một nhân cách quẫy đạp của tự
do. Ở chàng, mọi thứ đều tồn tại trong sự quá ngưỡng. Lòng ham sống quá ngưỡng, đam mê quá ngưỡng, và một cái tôi kiêu hãnh quá ngưỡng. Sự quá ngưỡng đã khiến chàng sống phiêu bạt ngổ ngáo bất cần. Lối sống ấy gặp phải chướng ngại vật là vấn đề tiền bạc và danh dự. Chàng cần tiền cho cuộc sống ấy, chàng cũng cần bảo toàn danh dự cho bản năng kiêu hãnh vốn có. Xoay không ra tiền trả món nợ danh dự cô vợ sắp cưới, và không nghĩ ra cách