Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp hướng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi nghiên cứu KHKT (Trang 30)

2. 1.3 Tiêu chí đánh giá dự án kỹ thuật

2.2.8. Tiến hành thực nghiệm

Đây là phần quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với HS trong quá trình thực hiện dự án bởi vì khi HS tham gia vào thực nghiệm các em mới thực sự tham gia nghiên cứu khoa học. Các em phải làm việc nghiêm túc thì dữ liệu thu đƣợc mới đảm bảo chất lƣợng. Ở giai đoạn này GVHD cần phải dạy các em những kĩ năng cần thiết khi thí nghiệm. Các em cần cân đo, đong đếm nguyên liệu một cách chính xác thì mới xác định đƣợc hiệu suất thực của quá trình. Thời gian tiến hành cho một lần thí nghiệm. Mỗi lần thí nghiệm cho một điều kiện các em nên tiến hành 3 lần để lấy giá trị trung bình, có nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc mới thật chính xác.

Cần tìm điều kiện tối ƣu cho từng yếu tố thí nghiệm, khi xét yếu tố nào thì chỉ thay đổi số liệu về yếu tố đó, các yếu tố còn lại phải đƣợc cố định, mỗi thí nghiệm đều phải đƣợc lặp lại ít nhất ba lần. Thao tác thí nghiệm phải thật tỉ mỉ, chính xác, các dụng cụ phải đảm bảo sạch, đƣợc tráng bằng nƣớc cất và đƣợc vô trùng cẩn thận, đặc biệt là tinh dầu sau khi làm khan phải đảm bảo thật sạch, nếu để lẫn tạp chất sẽ làm sai lệch thành phần hóa học của tinh dầu, và mẫu nếu bẫn quá ảnh hƣởng đến cột chạy GS-MS bị nhiễm bẩn, gây tốn kém.

Lƣợng tinh dầu thu đƣợc rất ít, thao tác học sinh phải cẩn thận, tỉ mỉ từng giọt một, tinh dầu sau khi làm khan cần đƣợc đậy nắp cẩn thận, bảo quản ở nhiệt độ thấp trong ngăn mát tủ lạnh, tránh hiện tƣợng bay hơi làm thất thoát tinh dầu.

2.2.9. Xử lí dữ liệu, nhận định, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận.

Đây là phần quan trọng và cũng khó khăn nhất đối với học sinh khi thực hiện dự án. Đối với dự án kỹ thuật thuộc lĩnh vực hóa học, sau khi làm ra mẫu, các em cần phải gởi mẫu đi phân tích thành phần hóa học. Đối với chất dễ bay hơi nhƣ tinh dầu, chúng ta sẽ chạy phổ GC- MS, còn với các chất khó bay hơi dạng rắn hay lỏng cần chạy phổ LC-MS, khi có kết quả, các

em phải biết phân tích các kết quả thu đƣợc, xem thành phần mẫu của mình chứa những chất gì, chất nào chiếm chính, chất nào mới đƣợc phát hiện mà những tài liệu trƣớc đây chƣa đƣợc công bố, công dụng của các loại chất chính. Từ đó các em mới vạch ra hƣớng đi mới cho dự án của mình. Các công việc này khó đối với khả năng của các em. Do đó GVHD có thể hỗ trợ nhiều cho các em ở giai đoạn này. Hỗ trợ ở đây không có nghĩa là làm thay cho các em. Giáo viên có thể hỗ trợ bằng cách dựa trên những dữ liệu thu đƣợc, đọc kết quả xử lí mà các em đã thực hiện, dựa vào những nhận định, đánh giá, kết luận của các em để đặt câu hỏi phản biện, chỉ cho các em thấy những thiếu sót, sai lầm để các em sửa chữa và điều chỉnh cho phù hợp.

Thí dụ: Trong dự án cây cứt lợn, sau khi chạy phổ GC-MS, dựa vào kết quả, nhận thấy trong tinh dầu có nhiều chất mới mà các tài liệu trƣớc đây chƣa công bố, nhƣ chứa chất có khả năng kháng khuẩn tốt, đặc biệt có hoạt chất β-elemen là chất chống tế bào ung thƣ phổi mà chƣa tài liệu nào công bố. Từ kết quả đó, GVHD định hƣớng các em gởi mẫu đi phân tích khả năng kháng khuẩn và thử độc đối với tế bào ung thƣ phổi để kiểm chứng xem từ lý thuyết nghiên cứu đƣợc dựa trên kết quả phổ GC-MS có thực không, tức là kiểm chứng lại kết quả phân tích đƣợc.

Từ kết quả đã đƣợc kiểm chứng trong phòng thí nghiệm ở phạm vi in vitro, cần phải thực hiện bƣớc tiếp theo là thử nghiệm trên động vật sống đó là thỏ, để kiểm tra xem mẫu thử có tác dụng nhƣ thế nào đối với động vật sống, HS tiến hành gửi mẫu đi thử nghiệm ở Viện Công nghệ Sinh học ở Hà Nội. Con thỏ sau khi đƣợc cấy tế bào ung thƣ phổi vào và cho phát triển thành khối u, đo kích thƣớc các khối u sau đó chia thỏ thành ba nhóm, nhóm 1 để khối u phát triển bình thƣờng, nhóm 2 tiêm tinh dầu cây cứt lợn vào, nhóm 3 dùng thuốc chống u thƣ tốt nhất đang có trên thị trƣờng. Qua theo dõi 1 tháng thấy khối u ở nhóm 1 phát triển rất nhanh, khối u ở nhóm hai đƣợc khống chế, khối u có tăng trƣởng nhƣng chậm hơn rất nhiều so với nhóm 1 nhƣng không bằng so với nhóm 3. Từ kết quả trên, cho thấy mẫu tinh dầu từ cây cứt lợn có khả năng khống chế sự phát triển của tế bào ung thƣ phổi nhƣng với tốc độ không nhiều, do hàm lƣợng β-elemen trong tinh dầu không cao, chỉ có 4,52%. Vì thế, GVHD định hƣớng cho các em phát triển tiếp theo của dự án là làm giàu hàm lƣợng β-elemen trong tinh dầu. Để từ tinh dầu đã đƣợc làm giàu hàm lƣợng β-elemen sẽ tạo ra sản phẩm dƣợc từ tinh dầu thu đƣợc.

Hoặc từ dự án khác là sản xuất phân hữu cơ từ các phế phẩm thực vật. Phân hữu cơ sau khi ủ, đo các hàm lƣợng về chỉ tiêu chất lƣợng của mẫu phân chẳng hạn nhƣ hàm lƣợng C/N nằm trong chuẩn cho phép của tiêu chuẩn về chỉ tiêu chất lƣợng phân bón của Bộ Nông nghiệp, GVHD định hƣớng cho các em phải sử dụng thử các loại phân đó bằng cách trồng thực nghiệm trên cây cúc vạn thọ. Sở vĩ các em chọn đối tƣợng này thực nghiệm vì gia đình em có kinh

nghiệm trồng cây này hằng năm bán vào các dịp tết và rằm lớn, vì thế các em nắm vững đƣợc kỹ thuật trồng nên vấn đề thực nghiệm đối với các em khá đơn giản. GVHD chỉ cần định hƣớng cho các em cách thức thực nghiệm giữa các nhóm để làm sau so sánh đƣợc hiệu quả của phân hữu cơ do các em làm ra với phân vô cơ mà gia đình thƣờng dùng các lần trồng trƣớc. Từ đó đƣa ra kết luận về hiệu quả và lợi ích do phân hữu cơ mang lại.

Trong các hoạt động nghiên cứu, ban đầu có thể các em làm chƣa tốt, chƣa đƣợc hoàn thiện, tuy nhiên GVHD cứ để cho các em làm, để các em tự mình trải nghiệm mọi hoạt động, thao tác, giáo viên nên đứng một bên quan sát và góp ý khi cần thiết, mỗi lần thí nghiệm sẽ rút ra kinh nghiệm cho bản thân, GVHD chỉ dẫn cho các em thấy những sai sót mà các em vấp phải, từ đó sẽ tự điều chỉnh, lần thí nghiệm sau sẽ thực hiện tốt hơn. Từng em sẽ trƣởng thành hơn sau mỗi lần thực nghiệm sau mỗi đề tài.

2.2.10. Viết báo cáo nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu là cơ sở quan trọng để đánh giá dự án. Do đó báo cáo nghiên cứu phải đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng cùng với sổ nhật kí nghiên cứu và bất cứ những tài liệu hay giấy tờ cần thiết khác. Một báo cáo nghiên cứu đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

 Trang bìa: gồm trang bìa chính và trang bìa phụ - nêu tên dự án, lĩnh vực dự thi.  Lời cảm ơn: Nên cảm ơn những ngƣời đã giúp đỡ, hổ trợ các em khi thực hiện dự án, gồm các cá nhân, các nhà tài trợ các tổ chức giáo dục và nghiên cứu

 Trang tóm tắt: ngắn gọn toàn bộ đề tài của mình đã thực hiện, khoảng từ 250-350 từ. Trong đó nêu đƣợc vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, quy trình thực hiện dự án, tóm lƣợc một số kết quả chính đã đạt đƣợc và các nhận định về chúng. Các kết luận, hạn chế và các đề xuất chính. Trong phần tóm tắt không dùng hình, bảng, và không ghi tài liệu tham khảo.

 Lời cam đoan: cam kết rằng các kết quả trong dự án là do mình thực hiện chứ không phải lấy từ một kết quả nghiên cứu nào.

 Mục lục: ghi tên mục, trang. Tên mục có thể ghi đến nội dung thứ hai. Tên dự án và mục lục giúp ngƣời đọc biết cấu trúc của báo cáo.

 Danh sách các bảng, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, danh mục các từ viết tắt: Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bày viết. Trong phần trình bày nội dung bài viết, thuật ngữ phải đƣợc viết đầy đủ cho lần đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Thí dụ: sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)

 Nội dung bài viết thƣờng chia ra 5 chƣơng cơ bản: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 1.4.Nội dung nghiên cứu.

1.5.Những đóng góp của dự án.

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.

2.2. Lƣợc khảo các vấn đề nghiên cứu.

2.3. Khái quát các vấn đề cần giải quyết trong dự án. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mẫu nghiên cứu. 3.2. Thiết kế nghiên cứu. 3.3. Công cụ nghiên cứu. 3.4. Tiến trình nghiên cứu. 3.5. Phân tích dữ liệu

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả

Kết quả bao gồm dữ liệu và phân tích. Kết quả phải kèm theo số liệu thống kê, biểu đồ, dữ liệu thu thập đƣợc, v.v...

4.2. Thảo luận

Thảo luận, phân tích các kết quả thu đƣợc, so sánh với các kết quả trƣớc đây, đƣa ra kết luận về kết quả. Đây là phần trọng yếu của báo cáo. Trong phần này cần so sánh kết quả với lý thuyết, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố, quan niệm đang tồn tại, kết quả mong đợi. Thêm vào phần thảo luận những lỗi, hạn chế có thể. Kết quả nghiên cứu đã bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào bởi những yếu tố không đƣợc kiểm soát? Những thực nghiệm nào khác cần đƣợc tiến hành?

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP CỦA DỰ ÁN 5.1 Kết luận

Tóm tắt ngắn gọn, cụ thể kết quả nghiên cứu. Phải minh chứng cho kết luận từ kết quả thực nghiệm.Tuyệt đối không đề cập đến một vấn đề ở phần kết luận mà chƣa đề cập đến ở những phần trƣớc. Trong phần kết luận có thể nêu lên những ứng dụng thực tế của nghiên cứu.

 Tài liệu tham khảo: Liệt kê tất cả các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong bài viết, (bao gồm sách, bài báo, trang web, v.v...) các tài liệu tham khảo đƣợc sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái a, b, c, ....Tên mỗi tài liệu tham khảo bắt đầu bằng tên tác giả, năm xuất bản, từa bài viết, nhà xuất bản.

Để có một bài báo cáo hoàn chỉnh thì học sinh phải làm việc nghiêm túc, nắm chắc các công việc, quy trình thực hiện dự án, các kết quả thu đƣợc, phân tích kết quả, kết quả thực nghiệm để đƣa vào bài báo cáo. Bài báo cáo khoa học cần đƣợc thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ khoa học, chính xác, ngắn gọn và có đầy đủ minh chứng khoa học cho những vấn đề đƣợc nêu trong báo cáo. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì GVHD tuyệt đối không nên viết báo cáo thay học sinh mà hãy để học sinh viết theo cách của các em, giáo viên có thể góp ý cho các em chỉnh sửa để hoàn thiện. Làm nhƣ thế khi giám khảo đọc bài báo cáo có những chỗ nào giám khảo thắc mắc thì học sinh sẽ biết cách trả lời, giải thích cho những nội dung các em diễn đạt trong báo cáo. Và một lƣu ý nữa là trong báo cáo nghiên cứu phải đính kèm những hình ảnh, hồ sơ minh chứng cần thiết cho nghiên cứu. Cụ thể, GVHD nên đƣa sƣờn nội dung cho các em, sau đó phân cho mỗi em viết một mục tƣơng ứng, sau khi viết xong các em trao đổi bài viết cho nhau, chỉnh sửa, góp ý hoàn chỉnh sau đó mới gởi cho GVHD xem, chỉnh sửa và góp ý, tuy nhiên, trong quá trình chỉnh sửa giáo viên nên tôn trọng suy luận và phong cách trình bày của các em, mặc dù nó chƣa đƣợc chỉnh chu, hoàn thiện nhƣng đó cũng là công sức của các em, phần này GVHD phải thật khéo léo. Cứ thực hiện nhƣ vậy đến khi bài viết hoàn thành. Đến đây, GVHD cần yêu cầu các em chỉnh sửa thật nhiều lần về cách trình bày, lỗi đánh máy, sai sót lỗi chính tả. Phần này quan trọng vì giúp các em đọc lại bài viết của mình nhiều lần để nắm vững nội dung bài của mình, vừa làm bài viết ít sai sót nhất, vừa tạo thiện cảm cho khám khảo khi chấm.

2.2.11. Thiết kế poster

Poster đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc thi KHKT vì những lí do sau:

Khi học sinh không có mặt để trình bày, poster cung cấp cho giám khảo và ngƣời xem cái nhìn tổng quan về dự án. Do đó poster cần phải mô tả nổi bật và súc tích phạm vi, bản chất nghiên cứu và kết quả dự án .

Hầu hết giám khảo sẽ không có thời gian đọc toàn bộ báo cáo nghiên cứu nên những poster thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung của dự án, thiết kế đẹp, bắt mắt sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của ban giám khảo. Trên poster cần “tóm tắt dự án sao cho ngƣời xem có thể “nắm bắt đƣợc những thông tin quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Khi học sinh có mặt tại gian trƣng bày, poster sẽ hỗ trợ cho học sinh khi các em thuyết trình về dự án. Các em có thể dùng các thông tin trên poster nhƣ các dữ liệu mẫu, hình ảnh nghiên cứu, một số khái niệm quan trọng, các mô tả trọng tâm, tóm lƣợc các kết luận của dự án... để hỗ trợ cho câu trả lời của mình.

Để có một poster đạt yêu cầu về nội dung học sinh phải bám sát hƣớng dẫn về nội dung, bố cục của poster để chuẩn bị đầy đủ các dữ liệu thô: các nội dung văn bản sẽ trình bày trên poster, các biểu đồ, hình ảnh... và thiết kế một bản thảo bố cục poster trên giấy. Sau đó học sinh tự lên ý tƣởng về poster trên file word. Màu sắc poster nên hài hòa, tƣơi sáng, bắt mắt để thu hút sự quan tâm của ngƣời xem cũng nhƣ các giám khảo. Font chữ trên poster phải đủ lớn, rõ ràng, dễ đọc. Nên trình bày dƣới dạng sơ đồ, hình ảnh để ngƣời xem dễ đọc hơn. Sau đó nhờ chuyên gia chuyển sang phần mềm chuyên dụng và in ra đóng vào khung. Trên poster không ghi tên tác giả, tên ngƣời hƣớng dẫn và đơn vị dự thi. Khi đi thi ban tổ chức sẽ cấp cho mỗi dự án một mã số để các em dán lên poster của mình.

Hình 1: Poster của HS đã tham gia dự thi năm 2018-2019

2.2.12. Trưng bày dự án

Để thu hút và giới thiệu dự án, hãy tạo thuận lợi cho những khán giả quan tâm và giám khảo có thể tiếp cận dự án. Hầu hết các gian trƣng bày đều có 3 phần và đƣợc đặt theo kiểu tự do. Các sản phẩm trƣng bày (hình ảnh, bày báo cáo, nhật kí nghiên cứu...) thƣờng đƣợc đặt trên bàn. Hầu hết giám khảo có thể nhìn vào bàn trƣng bày trƣớc khi phỏng vấn. Do đó cần phải đảm bảo tính ngăn nắp, gọn gàng. Đảm bảo là phần trƣng bày của theo một quy trình và đƣợc trƣng bày một cách hợp lý, dễ thấy và dễ đọc.

Hãy làm cho khu trƣng bày đƣợc nổi bật. Sử dụng poster thiết kế đẹp, bảng và biểu đồ sặc sỡ và rõ ràng để trình bày dự án. Đặc biệt chú ý đến dán nhãn và tựa đề hoặc biểu đồ, hình vẽ, ảnh, và

bảng biểu để đảm bảo rằng mỗi phần đều có một tựa đề và đƣợc dán nhãn miêu tả nội dung trình bày. Ai cũng phải hiểu đƣợc phần minh họa mà không cần giải thích thêm.

Gian trƣng bày phải đảm bảo quy định về giới hạn kích cỡ và các quy định về an toàn khi chuẩn bị phần trƣng bày. Thể hiện tất cả những tài liệu cần thiết cho dự án mình. Đảm bảo rằng

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp hướng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi nghiên cứu KHKT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)