tỉnh Thanh Hóa
Việc đánh giá công chức hàng năm được thực hiện vào cuối năm. Tuy nhiên đa số công chức là Đảng viên, đồng thời là Đoàn viên Công đoàn, đoàn viên thanh niên nên việc đánh giá cũng trùng với thời điểm các tổ chức trên đánh giá thành viên mình.
Căn cứ vào đánh giá công chức hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008. Từ năm 2010 đến năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Chính Phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đén năm 2015 là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 05/8/2015 quy định chuyên đề về đánh giá công chức, viên chức thay thế điều 45 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Trong đó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chưa có quy trình thống nhất thực hiện chung mà chủ yếu thực hiện theo quy định trình tự, thủ tục đánh gia đối với công chức theo những quy định của Chính phủ như sau:
Quy trình đánh giá công chức phòng Nội vụ, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo các bước như sau:
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý : bao gồm Cô- Trưởng phòng Mai Thị Hà và chú- phó phòng Trần Tuấn Long được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao theo phiếu đánh giá, phân loại công chức.
Bước 2: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp
của cơ quan, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Cấp ủy đảng cùng cấp (Chi ủy Chi bộ) nơi công chức công tác có ý
kiến nhận xét bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.
Bước 4: Ghi ý kiến nhận xét công chức của tập thể đơn vị nơi công chức công
tác và ý kiến của lãnh đạo cấp trưởng trực tiếp quản lý công chức vào phiếu đánh giá, phân loại công chức.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Bao gồm Chị Nguyễn Thị Thương và chị Lê Thị Sen, việc đánh giá hai công chức trên được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm
vụ được giao theo phiếu đánh giá, phân loại công chức.
Bước 2: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp
của Vụ, đơn vị để mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Ghi ý kiến nhận xét công chức của tập thể Vụ, đơn vị nơi công chức
công tác và ý kiến của lãnh đạo cấp trưởng trực tiếp quản lý công chức vào phiếu đánh giá, phân loại công chức.
Kết quả cho thấy việc tuân theo các quy trình đánh giá trên vẫn còn tình trạng chưa thực hiện đảm bảo trình tự đánh giá công chức cuối năm. Vẫn còn trường hợp không tổ chức lấy ý kiến, nhận xét của cấp Ủy, Đảng đối với công chức lãnh đạo, quản lý trước khi đánh giá công chức. Việc đánh giá công chức còn cào bằng, không chính xác.