PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK

Một phần của tài liệu đề cương mar ngân hàng (Trang 41 - 44)

Chiến lược nhân sự trung hạn (giai đoạn 2015 - 2018) của VietinBank được hình thành từ kết quả phân tích yêu cầu về nguồn lực của chiến lược kinh doanh trung hạn, các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến cung và cầu nhân sự tại từng vai trò, vị trí công việc của VietinBank. Theo đó, chiến lược nguồn nhân lực của VietinBank tập trung vào 8 nội dung, mục tiêu chính:

Chuyển đổi mô hình cơ cấu tổ chức: Hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức theo chiều dọc, nâng cao tính chuyên môn hóa và hiệu quả hoạt động của các chức năng, mảng nghiệp vụ.

Kế hoạch hóa nguồn lực và cơ cấu nhân sự: Kế hoạch nguồn lực bám sát kế hoạch kinh doanh; dịch chuyển cơ cấu nhân sự đảm bảo cân đối, hiệu quả giữa nhân sự kinh doanh và nhân sự hỗ trợ, nhân sự chiến lược và nhân sự tác nghiệp.

Tuyển dụng: Định vị thương hiệu tuyển dụng đảm bảo khả năng cạnh tranh và thu hút nhân sự tốt, phù hợp yêu cầu của VietinBank. VietinBank tự hào là NHTM đầu tiên và duy nhất cho đến nay áp dụng thi tuyển bằng hình thức trực tuyến với hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn mực và khoa học. Trong quá trình làm việc, cán bộ nhân viên VietinBank luôn có cơ hội và khuyến khích sáng tạo, cống hiến; được ghi nhận, tôn vinh và thăng tiến với “lộ trình công danh” được hoạch định và xây dựng rõ ràng.

Đào tạo: Đảm bảo sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo cán bộ với các quy trình nhân sự khác; đa dạng hóa hình thức đào tạo đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả đối với các đơn vị, cán bộ.

Quản lý hiệu quả công việc: Hiện đại hóa công tác đánh giá cán bộ; xây dựng văn hóa đánh giá là cơ hội để thấu hiểu nhu cầu đào tạo, phát triển cán bộ.

Quản lý nhân tài: Tìm kiếm, nhận diện nhân tài bằng quy trình, công cụ, tiêu chí thống nhất; chủ động hỗ trợ, đào tạo, phát triển và nâng cao mức độ gắn kết của nhân tài. VietinBank đang là “khối nam châm” thu hút và trọng dụng nhân tài và nhân lực chất lượng cao.

Tiền lương và đãi ngộ: Duy trì nguyên tắc trả lương theo vị trí, hiệu quả công việc; dịch chuyển cơ cấu tiền lương, cách thức trả lương nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh; tăng cường đãi ngộ để gắn kết cán bộ bền vững. VietinBank là ngân hàng luôn tiên phong, dẫn đầu trong việc thực hiện cơ chế lương thưởng, chính sách phúc lợi cạnh tranh, công bằng, minh bạch đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Người lao động được hưởng lương theo hiệu quả công việc và mức độ đóng góp tại từng vị trí công việc.

Văn hóa doanh nghiệp: Truyền thông, đào tạo, hỗ trợ các hoạt động nhằm củng cố và thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ.

• Kim chỉ nam của VietinBank

Chiến lược nguồn nhân lực trung hạn được coi là kim chỉ nam đối với hoạt động của Khối Nhân sự để mọi chính sách, hoạt động nhân sự có sự kết nối với nhau, có trọng tâm, trọng điểm và thống nhất hướng đến các mục tiêu đặt ra trong chiến lược. Để triển khai thành công các nội dung, mục tiêu của chiến lược, bản thân Khối Nhân sự cần nâng cao năng lực cán bộ nhân sự tại Trụ sở chính và các đơn vị; tập trung nguồn lực đối với các chính sách, hoạt động có tính chất dài hạn; đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình, hoạt động nhân sự… Bên cạnh sự nỗ lực của Khối Nhân sự, sự đánh giá, ghi nhận, hỗ trợ, đầu tư nguồn lực xứng đáng và kịp thời của Ban Lãnh đạo, ủng hộ của các đơn vị đối với quá trình triển khai chiến lược nhân sự là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của chiến lược.

Để chiến lược kinh doanh của VietinBank thành công cần có sự thành công của từng đơn vị/cá nhân trong toàn hệ thống VietinBank. Chiến lược nhân sự nhằm mục tiêu phục vụ triển khai chiến lược kinh doanh cũng là để phục vụ hoạt động kinh doanh của từng đơn vị, công việc của từng cá nhân. Với vai trò cung cấp sản phẩm, dịch vụ là các chính sách, chương trình, quy trình, hoạt động nhân sự, Khối Nhân sự rất cần sự theo dõi, đánh giá, ghi nhận sâu sát, khách quan từ các đơn vị, cán bộ trên toàn hệ thống về hiệu quả, chất lượng, mức độ bám sát các nội dung, mục tiêu của chiến lược nguồn nhân lực.

Khác với sản phẩm, dịch vụ nghiệp vụ, hiệu quả, chất lượng của dịch vụ nhân sự được quyết định bởi thái độ, cách hiểu, cách sử dụng của từng đơn vị, cán bộ. Không có chính sách, chương trình, hoạt động nhân sự, mang lại hiệu quả cao nếu người sử dụng không thật sự tin tưởng và áp dụng triệt để với sự linh hoạt nhất định dựa trên mục tiêu cuối cùng của từng chính sách, chương trình. Khối Nhân sự mong muốn nhận được sự đồng hành của các đơn vị, cán bộ trong toàn hệ thống trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ nhân sự, hướng tới xây dựng môi trường làm việc đáng mơ ước cho mỗi cán bộ VietinBank.

VietinBank còn chủ động ứng phó dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm, VietinBank đã tổ chức họp trực tuyến toàn quốc để tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch và thúc đẩy hoạt động kinh doanh toàn hệ thống

Dự và chỉ đạo Hội nghị, tại điểm cầu chính (Hội trường Trụ sở chính - TSC) có: Ông Lê Đức Thọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT; ông Trần Minh Bình - Phó Bí thư Đảng uỷ, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; các thành viên HĐQT, Ban Điều hành, Lãnh đạo Văn phòng HĐQT, Lãnh đạo các Khối/Phòng/Ban/Trung tâm TSC. Cuộc họp được kết nối đến Lãnh đạo các Văn phòng Đại điện, Giám đốc các chi nhánh (CN) tại 160 điểm cầu. Trước đó vào ngày 9/3/2020, Đảng ủy, HĐQT, Ban Điều hành, Giám đốc Khối, lãnh đạo các Phòng/Ban đơn vị TSC VietinBank đã có cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19. Tiếp ngay sau đó vào chiều ngày 10/3/2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm, VietinBank đã tổ chức họp trực tuyến toàn quốc để tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch và thúc đẩy hoạt động kinh doanh toàn hệ thống.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ nhấn mạnh: Ngay từ đầu năm 2020, trước diễn biến của dịch Covid-19, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; VietinBank đã triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế cho cán bộ, nhân viên (CBNV) và khách hàng (KH). VietinBank đã chủ động quan tâm, chăm lo cho CBNV bằng việc cấp phát khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, mua bảo hiểm Covid-19, phun thuốc khử trùng khu vực làm việc...

Tại cuộc họp, các đầu mối nghiệp vụ đã thông tin và cập nhật đến các đơn vị diễn biến và tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động kinh doanh của VietinBank; đồng thời hệ thống lại những biện pháp tích cực, thiết thực mà VietinBank đã, đang thực hiện cũng như những giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục. Các đồng chí trong Ban Điều hành phụ trách các Khối, đồng chí Tổng Giám đốc đã có ý kiến phát biểu chỉ đạo triển khai các công việc phòng ngừa dịch bệnh và thúc đẩy kinh doanh, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho KH.

Tại cuộc họp, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống tuân thủ tuyệt đối các chỉ đạo của TSC để bảo vệ CBNV, bảo đảm hoạt động của hệ thống đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng của KH. Chủ tịch HĐQT yêu cầu các đơn vị, CN xây dựng và triển khai các phương án ứng xử phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh và chỉ đạo của cơ quan chức năng với tinh thần trách nhiệm cao nhất; đồng hành cùng KH tháo gỡ khó khăn, tập trung triển khai mọi giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục theo mục tiêu đã đề ra.

1/ các chính sách của ngân hàng nhà nc đối với BĐS

-Nhà nước khuyến khích và có chính sách miễn, giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án được ưu đãi đầu tư.

4/ Gia nhập WTO

- cơ hội:

+Nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành và thực thi chinh sách tiền tệ , đổi ms cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theo nguyên tắc thị trg.

+tăng cường phối hợp vs các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của thị trg tài chính quốc tế và đảm bảo an toàn

cho hệ thống NH VN. Hệ thống NHTM và thị trg tiền tệ hđ an toàn, hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ,

+hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thông pháp luật và nâng cao năng lực hđ của các cơ quan quản lý tài chính, qly nhà nc trong lĩnh vực NH, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống NH, đáp ứng y/c hội nhập và thực hiện cam kết vs hội nhập quốc tế. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đ/v các NHTM trong nc, hạn chế tình trạng ỷ lại, trong chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và chính phủ.

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG VÀ DÀI HẠN

Mục tiêu trung - dài hạn của VietinBank là trở thành ngân hàng có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất Hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. VietinBank xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là: Tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập; tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.

CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận, VietinBank còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.

VietinBank không ngừng nâng cao năng lực tài chính, con người, công nghệ… để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng cũng như toàn xã hội. Trong năm 2019, VietinBank phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng, triển khai các dự án và công trình an sinh xã hội, thể hiện đúng triết lý kinh doanh “Nâng giá trị cuộc sống”.

Một phần của tài liệu đề cương mar ngân hàng (Trang 41 - 44)