1. Phân tích các khoản thu nhập:
Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại
Theo nghị định số 166/1999/NĐ- CP, thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản mục sau:
Thu từ hoạt động nghiệp vụ
- Thu lãi cho vay. - Thu lãi tiền gởi.
- Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thu khác từ hoạt động tín dụng. - Thu dịch vụ thanh toán.
- Thu phí dịch vụ ngân quỹ. - Thu phí nghiệp vụ chiết khấu.
- Thu các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Thu từ các hoạt động khác
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần.
- Thu từ nghiệp vụ tham gia thị trường tiền tệ. - Thu kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ.
- Thu nghiệp vụ uỷ thác đại lý. - Thu dịch vụ bảo hiểm.
- Thu dịch vụ tư vấn.
- Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng. - Thu từ cho thuê tài sản.
- Thu từ các dịch vụ khác.
Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ chi phí theo quy định hiện hành, thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, thu về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại hối theo quy định.
Thu khác: như thanh lý tài sản, tài sản thừa trong kinh doanh, các khoản phạt theo chế độ v.v…
Chỉ số phân tích:
- Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập:
Số thu của từng khoản mục Tỷ trọng từng
khoản mục thu nhập
=
Tổng thu nhập x 100
- Lãi suất bình quân đầu ra:
của tài sản có sinh
lợi Tổng tài sản có sinh lợi
Các chỉ số trên giúp nhà phân tích xác định được cơ cấu của thu nhập để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận; đồng thời kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
2. Phân tích các khoản chi phí:
Các khoản mục chi phí.
Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản mục sau:
2.1.1 Chi phí cho hoạt động kinh doanh
- Chi trả lãi tiền gởi. - Chi trả lãi tiền vay. - Chi dịch vụ ngân hàng. - Khấu hao tài sản cố định.
- Chi lương và các khoản chi phí khác cho CBCNV. - Chi BHXH, BHYT, phí công đoàn.
- Chi dịch vụ mua ngoài.
- Chi khác: thuế, quảng cáo, trợ cấp, chi dự phòng, chi phạt v.v. 2.1.2 Các chi phí hoạt động khác.
- Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. - Chi phí cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. - Chi nhượng bán, thanh lý tài sản.
- Chi cho thuê và đi thuê tài sản.
- Chi cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn mua cổ phần.
- Chi cho việc mua bán nợ của tổ chức tín dụng.
- Khoản tổn thất còn lại sau khi xử lý bằng bồi thường, quỹ dự phòng, quỹ dự phòng tài chính.
- Các khoản chi khác. Chỉ số phân tích:
- Tỷ trọng các khoản mục chi phí
Số chi cho từng khoản mục Tỷ trọng từng khoản
mục chi phí = Tổng chi phí x 100
Qua chỉ số này, nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khoản mục chi để có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược đã hoạch định.
- Lãi suất bình quân vốn huy động
Tổng chi phí trả lãi tiền gửi
Lãi suất bình quân vốn huy động =
Tổng số vốn huy động
x 100
Khoản trả lãi tiền gửi là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết định trong việc xác định lãi suất cho vay trong kỳ.
Chi bảo hiểm tiền gởi
Theo nghị định số 89/1999/NĐ- CP và thông tư 03/2000/TT – NHNN5, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, Chính phủ yêu cầu các tổ chức tín dụng và các tổ chức hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo nghị định này, số tiền bảo hiểm (gồm cả gốc và lãi) được trả cho một khách hàng tối đa là 30 triệu VND. Mức phí bảo hiểm mà tổ chức tín dụng phải nộp là 0,15% năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân tại tổ chức tín dụng. Phí bảo hiểm được tính và nộp 4 lần trong năm theo các quý và nộp vào ngày cuối của tháng đầu tiên quý tiếp theo. Số phí phải nộp được tính bằng công thức sau:
4100 100 15 , 0 3 2 1 2 3 0 x x S S S S P
Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm phải nộp trong kỳ
- S0, S1, S2, S3 là dư tiền gởi được bảo hiểm đầu kỳ và cuối các tháng trong kỳ
- 0,15/(100 x 4) là tỷ lệ phí phải nộp cho một kỳ trong năm.
Nếu vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm thì phải chịu phạt 0,1% trên số tiền chậm nộp. Nếu nộp trễ sau 30 ngày, tổ chức bảo hiểm sẽ tự động trích tiền của tổ chức tín dụng từ tài khoản tiền gửi của họ mở tại Ngân hàng Nhà Nước hoặc Kho bạc. Nếu nộp trễ sau 3 tháng, tổ chức bảo hiểm có quyền chấm dứt bảo hiểm, thông báo đại chúng, và đề nghị cấp chủ quản ra quyết định ngừng huy động tiền gửi cá nhân của tổ chức đó. Công ty bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bảo hiểm số tiền gửi đã được bảo hiểm trong vòng 6 tháng kể từ ngày có quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi. Số còn lại hoặc số vượt mức tối đa được bảo hiểm sẽ được thanh toán theo Luật Phá sản.
Tuy bảo hiểm tiền gởi Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu, song việc Chính phủ cho phép hình thành nghiệp vụ bảo hiểm tiền gởi là một bước tiến lớn trong việc bảo đảm của xã hội mà các ngân hàng đang sử dụng, đồng thời giúp các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.