II. PHÂN TÍCH VỐN SỞ HỮU CHỦ
2. Phân tích vốn sở hữu chủ: 1 Phân tích vốn điều lệ:
2.1 Phân tích vốn điều lệ:
Theo nghị định số 82/1998/QĐ-CP về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đến giữa năm 2000 có 10/19 tổ chức tín dụng có hội sở tại TP.HCM có vốn điều lệ không bằng mức vốn pháp định (chiếm 52.63%). Đây là con số đáng lo ngại. Bởi vì, mục đích của việc quy định mức vốn pháp định là nhằm tạo điều kiện đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động nâng cao tầm cỡ của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong tương lại. Cũng theo nghị định này, sau thời
hạn 3 năm, nếu tổ chức tín dụng nào không đảm bảo được yêu cầu về vốn sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động. Trong thực tế, những tổ chức tín dụng không đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu thường được xử lý theo ba cách sau:
1. Các tổ chức tín dụng có tiềm năng, uy tín..v..v.. có thể kêu gọi cổ đông góp thêm cổ phần để thoả mãn yêu cầu vốn pháp định. 2. Đối với các tổ chức tín dụng yếu, khó thể bán cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ, thì có thể hợp nhất với các tổ chức tín dụng khác để trở thành định chế tài chính mới có quy mô lớn hơn.
3. Đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, không có khả năng tăng vốn điều lệ và không muốn sát nhập thì buộc phải giải thể.
Ngoại trừ hướng giải quyết thứ nhất được xem là tốt và khả quan, hai cách giải quyết sau có nhiều vấn đề lưu ý. Thật vậy, nếu giải thể một doanh nghiệp đã phức tạp thì việc giải thể một tổ chức tín dụng còn khó khăn gấp vạn lần. Như đã phân tích ở phần trên, do nguồn vốn ngân
hàng thương mại hoạt động chủ yếu là vốn huy động, các ngân hàng buộc phải giải thể là các ngân hàng yếu kém không có khả năng tăng vốn điều lệ, chất lượng tín dụng không cao, quỹ dự phòng thấp..v..v…nên khi giải thể ngân hàng, vấn đề đặt ra là giải quyết như thế nào đối với các khoản nợ mà ngân hàng thương mại đang vay mượn? Nếu xử lý không khéo thì lòng tin của nhân dân đối với hệ thống tổ chức tín dụng cổ phần vốn đã rất mỏng sẽ dễ dàng bị gãy vỡ. Dẫu biết rằng trong cơ chế của nền kinh tế thị trường thì phá sản một doanh nghiệp là một điều tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước nên có những bước đi thích hợp để giảm tác hại cho nền kinh tế.
Với phương án sát nhập các tổ chức tín dụng, mục tiêu của việc hợp nhất các tổ chức tín dụng là tạo được một tổ chức tín dụng có khả năng hoạt động tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sát nhập các tổ
chức tín dụng không đơn giản là phép cộng của vốn và nguồn vốn để trở thành một doanh nghiệp có tài sản lớn hơn, mà đó là sự kết hợp của các bộ máy tổ chức, các yếu tố quản trị, con người ..v..v.. Đây là
những vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm và có tác động rất lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng được sát nhập
Ngoài ra, về cơ bản , mức vốn tối thiểu được xem như định mức ban đầu làm điểm tựa để tính lượng vốn cần thiết cho ngân hàng thương mại.
Tại một số nước, mức vốn tối thiểu chỉ được áp dụng cho các ngân hàng quản lý tốt, kiểm soát được rủi ro. Các ngân hàng không đạt được các tiêu chuẩn về kiểm soát rủi ro buộc phải duy trì mức vốn cao hơn. Như vậy, bất kể vốn tối thiểu của ngân hàng cao hay thấp, ngân hàng cũng buộc phải có khả năng chịu đựng rủi ro, nghĩa là ngân hàng phải đảm bảo được độ an toàn trong kinh doanh.
Bên cạnh, yêu cầu về mức độ pháp định, Ngân hàng Nhà nước còn ràng buộc các tổ chức tín dụng cổ phần các điều khoản sau:
- Vốn của doanh nghiệp nhà nước phải 10% vốn điều lệ.
- Cổ đông là thành viên trong cùng một gia đình ( Vợ chồng thân thuộc 3 đời..v.v..) được sở hữu không quá 30% vốn điều lệ.
Mục đích của các yêu cầu này là muốn cho hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần được dân chủ hơn và Chính phủ có thể tham gia điều tiết ngân hàng khi cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều ngân hàng cổ phần không thoả mãn các yêu cầu này. Bởi vì, nhiều ngân hàng cổ phần đặt ở địa bàn không có doanh nghiệp nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp quá ít nên không thể tham gia vào vốn cổ phần của ngân hàng. Mặt khác, do kinh doanh tiền tệ là hoạt động rủi ro cao, khó kiểm soát, do đó, các cổ đông khi mua cổ phiếu thường dựa vào lòng tin vốn có của họ đối với
một hoặc một nhóm người nào đó-thường là người có uy tín trong gia
đình, dòng ho. Chính vì vậy hiện nay vốn của các thành viên trong cùng
gia đình thường chiếm tỷ lệ lớn trong vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cổ phần.
2.2 Phân tích tình hình trích lập quỹ:
Theo điều 87 của Luật các tổ chức tín dụng và nghị định số 66/1999NĐ-CP, hàng năm, các tổ chức tín dụng phải trích lập các quỹ sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, ngân hàng phải trích 5% trên lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định. - Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư, mở rộng quy
mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị của tổ chức tín dụng.
- Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất sau khi đã được bồi thường và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc - Quỹ khen thưởng
- Quỹ phúc lợi.
Theo quan điểm của các nhà ngân hàng trên Thế giới, một ngân hàng hoạt động tốt không chỉ quan tâm đến chất lượng tài sản có mà còn để ý đến việc lập dự phòng cho các khoản rủi ro trong kinh doanh.
Dự phòng sẽ giúp ngân hàng bảo toàn vốn kinh doanh, và tạo nền tảng vững mạnh cho ngân hàng trong lãnh vực kinh doanh tiền tệ. Cũng theo quan điểm này, các yếu tố quyết định quỹ dự phòng mà từng ngân hàng thương mại phải trích lập là mức độ rủi ro của tài sản và khả năng quản
lý rủi ro đó của ngân hàng. Quỹ dự phòng là một bộ phận quan trọng của
vốn ngân hàng. Việc lập quỹ dự phòng không đầy đủ là bằng chứng hữu hiệu về sự khó khăn về tài chánh của ngân hàng.
2.3 Phân tích các khoản mục khác trong vốn tự có:
Ngoài vốn điều lệ và các quỹ, trong vốn tự có của ngân hàng thương mại còn các khoản mục sau: Lợi nhuận để lại và khoản thặng dư.
Thặng dư là nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận được tích luỹ
lại qua nhiều năm kinh doanh của ngân hàng. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, số dư khoản mục này là cơ sở để định giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán thứ cấp.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn qua, một số ngân hàng thương mại cổ
phần kinh doanh có hiệu quả được phép bán cổ phiếu với giá cao hơn giá trị bề mặt của chúng. Mức chênh lệch này được xem là khoản thặng dư trong kinh doanh. Đây sẽ là khoản mục thu hút sự quan tâm của các
nhà phân tích Việt Nam trong một tương lai không xa.