Áp dụng mô hình EOQ để tính lượng đặt hàng tối ưu

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Trung Kiên (Trang 39 - 41)

2 Số ngày của một vòng quay HTK (ngày) 43,04 4,4 50,

3.2.2. Áp dụng mô hình EOQ để tính lượng đặt hàng tối ưu

Tại công ty chi phí tồn kho trong giai đoạn này có xu hướng tăng qua từng năm bởi mức dự trữ tồn kho ngày càng lớn làm phát sinh thêm các chi phí liên quan khác như: chi phí bảo quản, chi phí bốc dỡ,…Muốn giảm thiểu được chi phí tồn kho thì công ty phải xác định được sản lượng tồn kho tối ưu để tránh phát sinh nhiều chi phí khác do rơi vào tình trạng thừa, thiếu hàng tồn kho. Chính vì vậy mà công ty nên áp dụng mô hình EOQ công ty sẽ không chỉ xác định được sản lượng đặt hàng tối ưu mà còn xác định được thời gian đặt hàng hiệu quả. Điều này giúp tiết kiệm làm cho chi phí hàng tồn kho luôn ở mức thấp, lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Mô hình tồn kho tối ưu (EOQ) – Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản có chỉ dẫn cách tính toán số đơn hàng mỗi lần mua, số lần mua trong năm và điểm đặt hàng với chi phí tồn kho thấp nhất. Để xác định khối lượng nguyên vật liệu mỗi lần mua tối ưu theo mô hình EOQ, cần dự báo nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng và chi phí lưu kho, chi phí mỗi lần đặt hàng...

Trường hợp đơn hàng giá trị lớn mà mức độ sử dụng không ổn định, khó dự báo thì cần tăng mức dự phòng. Khi dự phòng tăng sẽ dẫn đến tăng tồn kho, từ đó tăng chi phí nên phải thiết lập mạng lưới cung ứng gần nhà máy sản xuất, ký kết hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp theo hướng khi có nhu cầu thì cung cấp nhanh nhất.

Với doanh nghiệp có hệ thống các nhà máy sản xuất gần nhau có thể sử dụng công nghệ để kết nối liên thông các kho của các nhà máy với nhau nhằm khai thác NVL qua lại, góp phần giảm hàng tồn kho này. Những nguyên vật liệu có giá trị đóng góp vào doanh thu nhỏ mà mức độ sử dụng ổn định thì có thể mua hàng thường xuyên.

Người làm cần tính toán tỉ mỉ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu về kho, từ kho đưa vào dây chuyền sản xuất; vận chuyển thành phẩm về kho thành phẩm, từ kho thành phẩm đến các trung tâm phân phối... Đồng thời tính toán đường đi, phương tiện, thời điểm vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa... để giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí.

Mô hình 3.1. Khung quản trị tồn kho

Ngoài ra, công tác quản lý kho đảm bảo từ thiết kế kho đúng tiêu chuẩn bảo quản, biện pháp kỹ thuật bảo quản, không để xảy ra tình trạng hàng hóa bị mất phẩm chất, hư hỏng cho từng loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm chờ bán... nhằm giảm hao hụt và tổn thất.

Để làm được việc này, cần tạo ra các quy định trong việc phân loại, sắp xếp hàng lưu kho nhằm hỗ trợ cho việc nhập, xuất kho, kiểm kê được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Việc nhập, xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhập

trước – xuất trước để tránh hao mòn vô hình; xây dựng cơ chế quản lý rõ ràng đối với các hoạt động nhập – quản lý – xuất kho.

Muốn giảm thiểu thất thoát, hao hụt, người thực hiện phải thiết lập hệ thống sổ sách bài bản trong việc thống kê, ghi chép khối lượng từng loại nguyên vật liệu nhập, xuất kho, xây dựng chế độ kiểm kê định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo khối lượng hàng lưu kho thể hiện trên sổ sách khớp với khối lượng hàng thực tế tồn trong kho. Hoạt động kiểm kê này sẽ giúp phát hiện những trường hợp bảo quản không đạt chuẩn, hàng hóa có nguy cơ hoặc đã mất phẩm chất, hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Trung Kiên (Trang 39 - 41)