6. Kết cấu khóa luận
3.3.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội
Hà Nội là một nơi có tiềm năng dồi dào để phát triển các hình thức khách sạn. Trong những năm tới đây, Sở VHTTDL và các khu vực, các quận cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật...tạo điều kiện tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thành phố Hà Nội cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm , liên kết hoạt động để phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố.
Chất lượng, hệ thống cơ sở phục vụ cần được xây dựng và phát triển theo xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh hướng tới hội nhập. Chất lượng dịch vụ phải được chú trọng, hầu hết các cơ sở đều quan tâm nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, đa dạng hóa
dịch vụ và đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đội ngũ lao động.
Nếu triển khai tốt các đề án, đề tài khoa học về du lịch Hà Nội, đồng thời có các đối tác đầu tư xây dựng, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch thì chắc chắn trong một tương lai gần, Hà Nội sẽ là tâm điểm du lịch, nghỉ dưỡng cuối tuần của khách du lịch và các tỉnh thành lân cận. Đây sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, nghỉ dưỡng, ẩm thực ăn uống, vui chơi giải trí.
Lực lượng lao động trong ngành cần được trang bị đầy đủ và đồng đều những kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu. Hàng năm bằng nguồn kinh phí của cả Trung ương và địa phương. Sở VHTTDL cần chú trọng mở nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý và thực hành cho đội ngũ lao động trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, ăn uống. Trong những năm tới cần phát huy những hoạt động này để tạo nguồn nhân lực trong tương lai.
Không có mô hình nào có thể làm mẫu để áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp, ngay cả những quốc gia có nền công nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp cũng phải không ngừng làm mới sản phẩm và phương thức hoạt động của mình. Vì vậy với sự hợp tác lành mạnh sẽ giúp Hà Nội có những giải pháp phù hợp để đạt được những hiệu quả trong tương lai gần. Những dự án tích cực và giải pháp đồng bộ đang được xúc tiến với sự hợp lực của các cấp, các ngành cùng với công tác bảo tồn - tôn tạo cảnh quan môi trường , di sản văn hóa cũng rất được quan tâm sẽ giúp thu hút khách đển với Hà Nội phát triển bền vững, đạt hiệu quả trong vòng tay liên kết và hợp tác.
Rà soát kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng,... kịp thời tìm hiểu và xử lý các đơn vị vi phạm làm ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Cường độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng sôi động. Khách sạn JW Marriott Hà Nội phải thích nghi dần với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khi không chi phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn là các đối thủ tiềm ẩn gia nhập thị trường. Để có thể đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của mình, ngoài chính sách sản phẩm hợp lý và chính sách giá tốt, khách sạn còn phải đặc biệt quan tâm đến chính sách xúc tiến, phải không ngừng phát triển chính sách xúc tiến và hoàn thiện từng ngày.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách xúc tiến của khách sạn JW Marriott Hà Nội, trực thuộc công ty TNHH Quản lý khách sạn Bitexco” khóa luận đã hệ thống hóa được những khái niệm và lý luận liên quan đến đề tài. Đồng thời phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách xúc tiến của khách sạn. Trên cơ sở đó giải quyết được một số các hạn chế còn tồn đọng trong công tác xúc tiến của khách sạn và đưa ra được các kiến nghị với các cấp trên. Hy vọng rằng những ý kiến trong khóa luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện chính sách xúc tiến của khách sạn JW Marriott Hà Nội. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như trình độ hiểu biết của bản thân nên đề tài chưa thực sự đi sâu vào các vấn đề trong chính sách xúc tiến.
Do đó để hoàn thiện chính sách xúc tiến của khách sạn JW Marriott Hà Nội thì hướng nghiên cứu tiếp theo cần đi sâu hơn vào các công cụ xúc tiến và nghiên cứu sâu hơn về các đối tượng khách hàng. Để nghiên cứu sâu hơn cần phải khảo sát chi tiết hơn về các đối tượng khách đến khách sạn để xem xét cảm nhận của họ về chính sách xúc tiến hoặc tăng cường mỗi tháng lấy ý kiến khách hàng về sự tiếp nhận các công cụ xúc tiến của khách sạn như thế nào. Qua đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến tốt hơn.
Do hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng khóa luận của em đạt được những yêu cầu đề ra và sẽ hữu ích trong việc triển khai vào khách sạn.
1. Bùi Xuân Nhàn, ( 2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Thống Kê, Hà Nội
2. Philip Kotler. ( 2008), Marketing căn bản, NXB Lao động - Xã hội
3. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Trần Thị Phùng, Vũ Đức Minh, (2003), Quản trị doanh nghiệp khách sạn – du lịch, NXB Thống Kê
4. An Thị Thanh Nhàn ( 2002), Giáo trình quảng cáo và xúc tiến thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội
5. Phạm Thị Oanh, ( 2013), Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại của
khách sạn Hanoi Sky Hotel, công ty cổ phần thương mại dịch vụ Sông Hồng
6. Trần Thúy Anh, 2017, Hoàn thiện chính sách xúc tiến của My Way Hotel &
Residence khóa luận tốt nghiệp K49, Trường đại học Thương Mại
7. Nguyễn Thu Hường, ( 2015), Hoàn thiện chính sách xúc tiến của chi nhánh
công ty dịch vụ du lịch Hải Phòng tại Hà Nội
8. Nguyễn Thị Thùy Trang, 2017, Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại
của công ty TNHH Thương Mại và du lịch Như Ý Hà Nam, Hà Nam, khóa luận tốt
nghiệp k49, trường đại học Thương Mại