Vào ngày 17/9/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) cắt hạ lãi suất suất huy động về giữ ở mức thấp kỷ lục là âm -0,75% là vì nhiều lý do của họ, nó không phải là những phát minh lý thuyết nào cả. Lý do, ngày 15/09/2015, SNB đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF), đổi ra 1 EUR, vì đồng giảm giá quá sâu đã gây ra với đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), tăng giá quá cao, nó cũng làm giảm giá trị so với đồng USD. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kể từ năm 2002 - 2007, đồng USD giảm mạnh đến 40% so với đồng USD, cụ thể do các khoản nợ chính phủ theo phần trăm GDP của Mỹ tăng lên 60%. Tuy nhiên, tính trong năm 2002, thì 1 EUR chỉ có giá trị là 0,87 USD, nhưng đến năm 2007 thì 1 EUR có giá
trị 1,44 USD. Bây giờ 1 EUR = 1.09 USD, và 1 EUR tương ứng 1,08 CHF, trong tháng 08/2011, thì 1 USD chỉ đổi được 0,72 CHF. Qua đó cho thấy rõ ràng đồng CHF tăng giá quá cao, khi mà đồng EURO đã hạ giá trị của nó.
Hãy tưởng tượng mà xem Thụy Sĩ có số dân 8,2 triệu người (Theo Eurostat thống kê năm 2014), vậy mà cuối tháng 12/2014, Thụy Sĩ lại sở hữu khối dự trữ lên đến 545,4 tỷ USD, chỉ xếp sau TQ, Nhật Bản, Saudi Arabia, và đứng trước cả Nga. Hiện nay dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ có lẽ ghi bằng đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) thì lên đến máp mé 596 tỷ CHF.
Về nghiệp vụ đầu tư, ta thấy khi khối kinh tế các nước khu vực đồng Euro bị lâm nạn khủng hoảng nợ nần năm 2010 làm đồng EURO giảm giảm giá so với đồng USD, CHF, giới đầu tư bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng Euro, kể cả hình thức bán tháo trái phiếu do ECB phát hành để mua đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), điều này khiến đồng CHF lên giá quá mạnh.
Điều bi hài kịch là, việc đồng tiền lên giá là điều mà bất cứ nền kinh tế nào cũng mong ước, nhất là những nước nợ nần nhiều, nhưng với Thụy Sĩ một quốc gia nhỏ bé sống nhờ xuất khẩu, và "xuất khẩu dịch vụ tài chính" như Thụy Sĩ bị thiệt hại nặng. Vì các nước trong khu vực đồng Euro tiếp tục bị khủng hoảng khó khăn về kinh tế thì đồng CHF Thụy Sĩ lại càng là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư, điều này khiến Thụy Sĩ tốn rất nhiều chi phí để giữ giá đồng CHF dưới mức trần quy định trước đó. Việc này khiến Thụy Sĩ buộc phải quyết định khó hiểu đó thực tế là một cách bứt neo để thả nổi đồng CHF và không còn neo giá vào đồng Euro nữa vì rất tốn kém chi phí. Bây giờ nếu nhà đầu tư nào mà nếu cho Thụy Sĩ vay để kiếm lời thì không còn được nhận số tiền nguyên vẹn nữa mà cứ trừ đi lãi âm đó mà tính ra, tức là còn phải trả chi phí để Thụy Sĩ giữ tiền hộ.
Cần thận trọng, lãi suất huy động ở Thụy Sĩ từng đạt mức cao 3,50% vào tháng 06/2000. Nói chung lãi suất này được quyết định và thi hành thực hiện bởi Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ, tức SNB. Lãi suất chính thức là ba tháng niêm yết bằng đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), neo vào lãi suất liên ngân hàng LIBOR. Một khí cụ đầu tư rất tinh vi.
Về tỷ giá liên ngân hàng tại Thụy Sĩ giảm đến -0,95% vào thứ Hai ngày 30/11/2015, tỷ giá liên ngân của Thụy Sĩ là tỷ lệ lãi được tính vào các khoản vay ngắn hạn được thực hiện giữa các ngân hàng trong kỳ hạn ngắn 3 tháng. Lãi suất cho vay thì tùy, nhưng tất nhiên là phải dương.
Bởi vì trong khu vực đồng Euro, lãi suất cho vay của ngân hàng là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân, hộ gia đình vay, nó được quyết bởi từng nước thành viên, tức những ngân hàng trung ương của mỗi nước, nói chung tính trung bình cộng gộp lại của khối kinh tế khu vực đồng khu vực đồng Euro là 2,76%. Thí dụ như Đức cho vay được quyết định bởi Deutsche Bundesbank ấn định mức vay là 2,64%, Pháp là 1,82%, Luxembourg là 1,53%,...
Trong khu vực đồng Euro, lãi suất trên cơ sở huy động, hay tỷ lệ lãi suất chuẩn được thiết lập bởi Hội đồng quản trị của các thành viên trong Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hiện nay lãi suất trên cơ sở huy động sẽ được giảm 10 điểm cơ bản xuống mức âm -0.30%, và sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 09/122015. Thực tế, lãi suất tái cấp vốn này sẽ vẫn không đổi ở mức tương ứng lần lượt là 0,05% và 0,30%.
Dưới đây là hình tỷ giá đồng EUR/CHF kể từ ngày 01/01/1999 - Đồng euro đã được giới thiệu đến thị trường tài chính thế giới. Đến ngày 05/01/2002, ngân hàng trung ương ECB đã ban hành tiền giấy EUR để lưu hành là thấy rõ cả tại sao Thụy Sĩ hạ lãi suất âm như vậy.