Giao thông thiết kế trong bài phải đảm bảo tuân theo quy chuẩn 01/2008 của BXD hoặc các cơ sở pháp lý khác có liên quan nhằm tối ưu hoá việc khai thác phục vụ và việc sử dụng của người dân trong tương lai.
Đảm bảo các lối tiếp cận của khu đất để phục vụ cho du lịch và kinh tế.
Bên cạnh việc giữ lại hiện trạng một số con đường chúng ta cần sửa và mở rộng để đản bảo cho việc giao thông của khu đất trong tương lai không bị ùn tắc và xuống cấp nhanh chóng.
Nghiên cứu các biện pháp chống ngập để thể hiện trong phần quản lý.
Từ những dẫn chứng trên hình thành nên bản đồ quy hoạch giao thông của khu đất. (Xem hình 4.5)
4.5. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
Từ bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất thể hiện được cảnh quan của toàn khu đất. Trong đó vẫn thể hiện được yếu tố chống biến đổi khí hậu là trồng một hành lang xanh bằng cây đước để chống sạt lở và xói mòn đất. Bên cạnh đó các khu chức năng bên trong khu đất được bố trí hài hoà với những đường giao thong nội bộ cong mềm mại làm bớt đi vẻ cứng nhắc của khu đất bởi những đường hiện trạng. (Xem hình 4.6)
Hình 4.4. Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan
Khu công viên tạo không gian mở cho khu đất, sông ngòi hiện trạng được giữ nguyên (nạo vét và mở rộng them)
Đồng thời mật độ xây dựng trong khu đất thấp vẫn đảm bảo được yếu tố sinh thái trong bài.
4.6. Hành trình du lịch khám phá Cần Giờ
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Phương tiện: xe Bus, oto hoặc xe máy
Khời hành: 7h sáng (HCM) – 8h (Cần Thạnh)
Khu A:
Dưới đây là hình minh hoạ khu A của khu đất. (Xem hình 4.7)
Hình 4.7. Hình minh hoạ khu A
Quy mô: 28 ha
Khu làng chài và chợ cá: 2 ha Khu chế biến hải sản: 0,6 ha Khu dân cư làng chài: 4 ha Khu dân cư: 5,5 ha
Khu công viên sinh thái: 16 ha Hoạt động:
08h00: Sau khi tới nơi, uống cà phê và điểm tâm sáng gần Khu làng chài. (Xem hình 4.8)
Hình 4.8. Cafe tại Làng Chài
09h00: Tham quan Làng chài và các hoạt động thường ngày của người dân làng chài. (Xem hình 4.9)
Hình 4.9. Tham quan kéo lưới của người dân
Nguồn: Thuỳ Dung, 2018
Đồng thời tham quan Chợ cá. Tại đây có thể chọn lựa hải sản để chuẩn bị lên thuyền ra biển để trải nghiệm. (Xem hình 4.10)
Hình 4.10. Chợ hải sản
Nguồn: Quang Hiếu, 2018
10h00: Lên thuyền ra biển để trải nghiệm. (Xem hình 4.11
Hình 4.11. Dịch vụ đi thuyền ra biển
Thưởng thức các hoạt động câu cá giải trí, hoạt động vui chơi trên thuyền. (Xem hình 4.12)
Hình 4.12. Câu cá trên biển
Nguồn: Nguyễn Văn Hưng, 2018
Bữa trưa trên thuyền. (Xem hình 4.13)
Hình 4.13. Ăn uống buổi trưa trên thuyền
Nguồn: Lê Hải Anh, 2015
15h00: Sau khi vào bờ, đến Khu công viên sinh thái để tham quan và nghỉ ngơi. (Xem hình4.14)
Hình 4.14. Công viên sinh thái
Thưởng thức bầu không khí trong lành và vườn hoa tuyệt đẹp. (Xem hình 4.15)
Hình 4.15. Công viên sinh thái
Nguồn: Phan Anh, 2017
16h00: Đến khu B – Khu dịch vụ du lịch, Resort để nhận phòng và nghỉ ngơi chuẩn bị cho chuyến du lịch tiếp theo.
Tính chất:
Tham quan làng chài, câu cá trên biển: tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm công việc, cuộc sống của người dân trong khu vực.
Công viên sinh thái: tạo một môi trường xanh để nghỉ ngơi, thư giãn. Phát triển:
Đưa khu vực làng chài trở thành địa điểm tham quan du lịch. Phát triển công viên sinh thái kết hợp các trò chơi dân gian tạo nên sức hút cho du khách.
Khu B:
Dưới đây là hình minh hoạ khu B của khu đất. (Xem hình 4.16)
Quy mô: 11,8 ha
Quảng trường biển: 0,5 ha Khu tôn giáo: 0,8 ha
Khu dịch vụ du lịch biển: 1,5 ha Khu du lịch nghỉ dưỡng: 7 ha Khu chợ đêm: 0,7 ha
Hoạt động:
05h30: Đón bình minh ở Quảng trường biển. (Xem hình 4.17)
Hình 4.17. Ngắm bình minh trên biển
Nguồn: Ánh Mai, 2017
Sau đó, dùng cà phê và ăn sáng tại đây. (Xem hình 4.17)
Hình 4.18. Cafe sáng tại biển
Nguồn: Đào An, 2017
08h30: Sau khi dùng bữa xong, tới khu tôn giáo để tham quan, tham gia lễ hội (nếu có và các trò chơi dân gian tại đây. (Xem hình 4.19)
Hình 4.19. Các trò chơi dân gian
11h30: Về khu B chuẩn bị ăn trưa và nghỉ ngơi.
14h00: Đến Khu dịch vụ du lịch biển hoặc Khu Resort. (Xem hình 4.20)
Hình 4.20. Khu resort biển
Nguồn: Mai Hương, 2017
Tham gia các trò chơi thể thao biển và thư giãn với Spa. (Xem hình 4.21)
Hình 4.21. Các hoạt động vui chơi trên biển
Nguồn: Phan Anh, 2018
18h00: Về phòng nghỉ ngơi và sau đó tham quan Khu chợ đêm đầy, mua quà lưu niệm và thưởng thức món ăn địa phương. (Xem hình 4.22)
Hình 4.22. Khu chợ đêm
Nguồn: Anh Thư, 2016
Tính chất:
Tìm hiểu và trải nghiệm với Lễ hội tôn giáo của khu vực. Tham gia mạo hiểm với các trò chơi thể thao biển.
Phát triển:
Gìn giữ và phát triển các Lễ hội tôn giáo đầu tiên là giữ gìn bản sắc và sau đó là phục vụ du lịch.
Phát triển mô hình resort hiện đại nhưng gần gũi với thiên nhiên ven biển. Khu vui chơi đa chức năng cho khách du lịch.
Khu C:
Dưới đây là hình minh hoạ khu C của khu đất. (Xem hình 4.23)
Hình 4.23. Ảnh minh hoạ khu C
Quy mô: 25 ha
Khu du lịch dã ngoại: 3 ha Khu nhà vườn: 10 ha Khu dân cư: 7 ha Hoạt động:
08h00: Lên thuyền đến Khu du lịch dã ngoại. (Xem hình 4.24).
Hình 4.24. Khu du lịch giã ngoại
Tham quan khu rừng nguyên sinh. (Xem hình 4.25)
Hình 4.25. Tham quan dọc bờ sông
Nguồn: Gia Minh, 2016
10h00: Tham quan Khu nhà vườn. (Xem hình 4.26)
Hình 4.26. Vườn trái cây của người dân
Nguồn: Đức Trung, 2017
Tham quan nông nghiệp sạch tại địa phương. (Xem hình 4.27)
Hình 4.27. Nông nghiệp công nghệ cao
Nguồn: Ngô Anh Thư, 2017
Có thể ăn trưa ngay tại những khu lều trại. (Xem hình 4.28)
Hình 4.28. Cảnh ăn uống của du khách khi tham gia giã ngoại
14h00: Về khu dã ngoại để chuẩn bị dựng trại. Tổ chức hoạt động vui chơi, ăn uống, đốt lửa trại vào buổi tối và ngủ qua đêm tại trại. (Xem hình 4.29)
Hình 4.29. Lửa trại buổi tối
Nguồn: Huỳnh Anh, 2016
Tính chất:
Tham quan nhà vườn: khám phá cuộc sống trồng trọt của người dân. Trải nghiệm du lịch trên sông và qua đêm ngoài trời đầy thú vị. Phát triển:
Mô hình nhà vườn hiện đại, phát triển kinh tế và tang giá trị sản phẩm nơi đây. Từ đó phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.
Khu D:
Dưới đây là hình ảnh minh hoạ khu D trong tổng thể khu đất. (Xem hình 4.30)
Quy mô: 16.5 ha
Khu nhà phố thương mại: 4,5 ha Khu dân cư sinh thái: 9 ha Hoạt động:
09h00: Đến khu nhà phố thương mại để thưởng thức các đặc sản Cần Giờ và nghỉ ngơi. (Xem hình 4.31)
Hình 4.31. Khu nhà phố thương mại
Nguồn: Nhà phố sinh thái ven sông năm 2017
14h00: Có thể mua đặc sản về nhà làm quà. Và tham quan Khu nhà ở sinh thái tại Khu D. (Xem hình 4.32)
Hình 4.32. Khu nhà ở sinh thái
Nguồn: Nhà ở sinh thái ven sông năm 2017
Tính chất:
Tham quan, mua sắm. Thưởng thức các món ăn đầy bản sắc của khu vực. Phát triển:
Hình thành khu phố thương mại ven sông phát triển tiềm năng kinh tế và phục vụ khách du lịch.
Chương 5. Hệ thống quản lý 5.1. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
5.1.1 Căn cứ lập điều lệ quản lý xây dựng
Cơ sở pháp lý:
Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 5, ngày 17/6/2009.
Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”.
Nguyên tắc lập điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng:
Tuân thủ và bám sát các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
Thực hiện đúng theo đồ án quy hoạch đã được duyệt.
Đảm bảo sử dụng đúng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của đồ án đã đề ra.
5.1.2. Quản lý về quy hoạch kiến trúc
a. Các quy định về kiến trúc dịch vụ khách sạn Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:
Mật độ xây dựng: 40 - 80% Tầng cao xây dựng: 1-3 tầng Khoảng lùi: tối thiểu 5m
Hình thức kiến trúc, màu sắc công trình, cây xanh sân vườn: hài hòa với công trình, phù hợp với chức năng sử dụng, đóng góp bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực.
Khu nghỉ dưỡng có độ cao và kiến trúc mặt tiền cần thống nhất, hài hòa với nhau và với không gian chung: các công trình bên trong phải được thiết kế có chiều cao từng tầng, chiều cao, cửa đi, cửa sổ theo đúng kích thước qui định chung.
Các khoảng lùi xây dựng công trình (tùy theo diện tích, quy mô kích thước từng khu đất , tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng hiện.
Khu nghỉ dưỡng cần tổ chức giao thông nội bộ hợp lý và đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.
Khi thiết kế công trình cần lưu ý đảm bảo cho người tàn tật sử dụng thuận tiện. Hình thức kiến trúc công trình cần đa dạng, khuyến khích theo phong cách kiến trúc hiện đại, phù hợp với đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt và nếp sống văn minh đô thị.
b. Các quy định về kiến trúc Quảng trường:
Quảng trường trung tâm sử dụng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài phải đảm bảo hài hoà cho toàn tuyến hay khu vực công viên
Đài phun nước hình thức kiến trúc và mặt đứng đa dạng, phong phú, phù hợp với tính chất của quảng trường
Cần được đảm bảo về vệ sinh và an ninh, môi trường sạch sẽ thông thoáng.
Lát gạch phù hợp từng chức năng trong quảng trường , tổ chức thảm cỏ và cây xanh
c. Đối với công trình kiến trúc phức hợp thương mại – khách sạn
Công trình cần được thiết kế hài hòa với không gian các trục đường chính, mặt đứng. Tổ chức thảm cỏ, vườn hoa, hồ nước, tiểu cảnh, cây xanh trang trí trong sân vườn, cây xanh theo tường rào, trên sân thượng, của công trình thương mại.
Và đảm bảo nhu cầu đầy đủ khi khách du lịch đến đây
Bố trí các tiện ích khuôn viên như ghế đá, thùng rác, vòi nước rửa tay, bảng hướng dẫn thông tin, mái che lối đi bộ tại sân vườn công cộng
Tổ chức khu vực đậu xe phù hợp để tiếp cận khu vực có chức năng thương mại dịch vụ. Lối ra vào xe bảo đảm ảnh hưởng ít nhất tới giao thông khu vực.
Bố trí tầng hầm và bãi để xe phù hợp quy định.
d. Quản lý quy hoạch công viên sinh thái
Xây dựng các công viên sinh thái đáp ứng nhu cầu cho người dân, khu vui chơi của trẻ em, café fastfood…, kiến trúc tiểu cảnh, trang trí.
Bố trí đủ các hệ thống: cấp thoát nước, chiếu sang, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các sân được bố trí theo hướng Bắc- Nam, lệch tối đa 15o để không bị chói nắng khi luyện tập.
Khi xây dựng phải lập hồ sơ theo quy định.
Đảm bảo đầy đủ các khu chức năng: khu tĩnh và khu động. Khu động sẽ bố trí kết hợp thể thao, sân chơi trẻ em… Khu tĩnh: bố trí các nhà chòi nghỉ ngơi, giải khát…
Bố trí diện tích bãi giữ xe phục vụ khách công viên và một phần của các dịch vụ thương mại trong khuôn viên
5.2. Quản lý hạ tầng kỹ thuật 5.2.1. Quản lý hệ thống giao thông 5.2.1. Quản lý hệ thống giao thông
Diện tích giao thông toàn khu: 19,5 ha Tỉ lệ đất giao thông toàn khu: 20.5%
Chỉ giới đường đỏ: Theo hồ sơ giao thông chỉ giới đường đỏ đối với các tuyến đường đều trùng với lộ giới.
Chỉ giới xây dựng: Theo bản đồ quy hoạch thì mọi lô đất trong khu vực đều được quy định chỉ giới xây dựng công trình lùi vô so với chỉ giới đường đỏ như:
Khu vực xây dựng thương mại chỉ giới xây dựng lùi vô tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ, để dành phần vỉa hè phục vụ mục đích thương mại và tạo không gian công cộng.
Khu vực công viên cây xanh thành phố chỉ giới xây dựng lùi vô 14m tạo sự đồng bộ với khu vực
Đối với trục đường giao thông chính của đô thị khoảng cách ly giữa đường cho xe đạp và xe cơ giới sẽ thiết kết chỗ dừng tạm cho xe cho xe cơ giới (ô tô để phục vụ cho người tham gia giao thông. Khoảng cách ly giữa làn xe ô tô và làn xe buýt sẽ thiết kế nhà chờ, chỗ ngồi, các thiết bị phục vụ cho người tham gia giao thông công cộng.
Dưới đây là bảng thống kê mạng lưới giao thông của khu đất. (Bảng 4.4)
Bảng 4.4. Bảng thống kê giao thông Bảng thống kê mạng lưới giao thông
Stt Tên đường Mặt cắt ngang Chiều dài (m) Lộ giới (m) Chiều rộng m Diện tích (m2) Vỉa hè trái Lòng đường Vỉa hè phải
Đường giao thông đối ngoại
1 Đ. Đào Cử 2-2 1300 30 8 14 8 39000 2 Đường H1 3-3 1200 24 4 16 4 28800 ` 1 Đ. Lương VănNho 1-1 520 38 9 20 9 19760 2 Đ. Tắc Suất 2-2 1250 30 8 14 8 37500 3 Đ. Giòng Ao 2-2 208 30 8 14 8 6240 4 Đường H2 5-5 520 15 4 7 4 7800 5 Đường H3 2-2 200 30 8 14 8 6000 6 Đường H4 5-5 470 15 4 7 4 7050 7 Đường h5 5-5 200 15 4 7 4 3000 8 Đường v 4-4 322 21 4 13 4 6762 Tổng 3690 94112
5.2.2. Quản lý hệ thống cấp nước đô thị
Nguồn nước được dẫn từ nhà máy nước qua tháp nước 1000m3 bằng trục chính đường kính D300 và D500.
Bên trong từng công trình cần phải có bể nước ngầm, máy bơm, hồ nước mai
Ngoài ra để phục vụ chữa cháy, bố trí các họng cứu hỏa Ø 100 dọc theo mạng với bán kính phục vụ 100-150m
5.2.3. Quản lý hệ thống thoát nước thải đô thị
Tuyến thoát nước D1000 dọc tuyến đường Tắc Xuất có chức năng thu nước thoát từ các khu chức năng thiết kê, ống BT D800, D600, D400.
Nước thải sinh hoạt của mỗi công trình được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn sau đó thoát ra hệ thống thoát nước bẩn về trạm xử lý nước thải rạch Giồng Ao, nước thải sau khi làm sạch được thoát ra biển.
5.2.4 Quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị
Mỗi công trình phải có thùng đựng rác riêng, đặt các thùng rác nhỏ có dung tích 0,2-0,4 m3 bán kính phục vụ từ 300-400m, dùng cho khách bộ hành.
Dọc bờ biển tổ chức các bãi tắm phục vụ du lịch và nghĩ mát của khách du lịch vì vậy dọc theo bờ biển cấm không được xả bất cứ loại nước thải nào xuống biển
5.3 Quản lý cây xanh
5.3.1. Quản lý cây xanh trong công viên công cộng
Trồng cây bóng mát, có rễ sâu, không làm hổng nền đường, chống được gió bão, không giòn gẫy, không trồng cây dễ có sâu bọ, thu hút nhiều côn trùng.
Không trồng cây ẩm thấp, cây có lá độc, không trồng cây ăn trái.
Đảm bảo có đường liên tục trong công viên, cây xanh trên đường liên tục có chức năng định hướng, cây thân cao, tán rộng.
5.3.2. Quản lý cây xanh đường phố
Việc bố trí cây xanh đường phố phải tuân thủ quy hoạch, quy chuẩn và tiêu chuẩn và các quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố. Bố trí thiết kế theo TCXDVN 362:2005.
Cây xanh trên giải phân cách: Trên giải phân cách giữa các làn đường có chiều rộng