Công viên Asia Park, Đà Nẵng

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 28 - 33)

Nguồn: Cẩm nang du lịch Việt Nam ,2016.

Bài học kinh nghiệm:

Tổ chức lối vào, đường dạo dễ tiếp cận, khai thác triệt để mặt cảnh quan

Phân khu chức năng rõ ràng: khu trung tâm, khu vui chơi giải trí và khu văn hóa, các khu được bố trí liên kết với nhau hợp lý, kết hợp kiến trúc cảnh quan vào các khu chức năng.

Kiến trúc công viên là điểm nhấn mang nét văn hóa đặc sắc đậm chất Á Đông

3.3. Cơ sở lý luận

3.3.1. Tổ chức không gian cảnh quan

Theo Hàn Tất Ngạn (1999) thì kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.

Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối

tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.

a. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan. Trong đó thiên nhiên là nền của kiến trúc cảnh quan (Lưu Trọng Hải, 2006).

b. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Các thành phần của kiến trúc cảnh quan: với thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.

Các yêu cầu của không gian kiến trúc cảnh quan: yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu bền vững, yêu cầu kinh tế.

Quy luật tổ chức không gian:

Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của không gian kiến trúc cảnh quan được con người cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu. Về mặt thị giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho bố cục cảnh quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.

Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân tạo đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, mặt trần và mặt đứng ngăn không gian. Tuỳ theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể chia thành ba loại chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở. Tạo cho không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý với chức năng sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

Các quy luật bố cục cơ bản như: quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục đối xứng, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy luật về màu sắc.

3.3.2. Lưu ý khi thiết kế cảnh quan công viên

a. Nguyên tắc thiết kế cảnh quan công viên

Việc thiết kế cảnh quan công viên như thế nào để có thể đạt được mục đích sử dụng với chi phí thi công, vận hành và bảo dưỡng thấp nhất. Công việc này đỏi hỏi nhà thiết kế cảnh quan không những phải am hiểu các nguyên tắc thiết kế cảnh quan mà còn phải có kiến thức về văn hóa xã hội, tập quán sinh hoạt và các hoạt động cộng đồng nơi công viên của cư dân. Tuy công viên cũng là một phần trong phạm vi cảnh quan nhưng do mục đích sử dụng và vai trò ý nghĩa to lớn của nó khiến cho một số nguyên tắc khi thiết kế cảnh quan công viên sẽ khác đôi chút so với các loại hình cảnh quan khác.

Thiết kế cảnh quan công viên chịu ảnh hưởng từ mục đích sử dụng của con người và những tính năng có sẵn của địa hình. Một công viên chủ yếu dành cho trẻ em sẽ phải có các sân chơi. Công viên dành cho người lớn phải có đường đi bộ và các cảnh quan trang trí. Công viên văn hóa thì giành phần lớn diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa. …Tùy vào mục đích sử dụng chính nhà thiết kế sẽ tạo ra một cảnh quan công viên phù hợp nhất.

b. Đảm bảo các giá trị Giá trị lịch sử

Giao thông tiếp cận đa dạng (đường thủy, đường bộ, buýt cc…)

Bảo tồn gía trị sông nước: hình ảnh đặc trưng và chức năng môi trường Bảo tồn và phát triển sự đa dạng của hệ sinh thái khu vực

c. Một số yêu cầu khi thiết kế:

Chú ý nhiều đến việc bố trí cây xanh và cảnh quan trong tòan bộ các khu vực chức năng của công viên. Ngoài ra, cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau đây:

Phân khu chức năng hợp lý, khu vực chính-phu, tỉnh-động rõ ràng, qui mô phù hợp. Thể hiện đầy đủ các tuyến đường, các loại đường trong công viên.

Công trình kiến trúc, là một trong các yếu tố tạo cảnh, cần phải có khối dáng đẹp, hợp lý ở mỗi khu vực chức năng .

Phải tạo được mối liên hệ hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Lấy yếu tố cây xanh làm yếu tố tạo cảnh chủ đạo, các yếu tố tạo cảnh khác như mặt nước, địa hình, kiến trúc… là những yếu tố cần thiết phải chú ý kết hợp.

Có thể cải tạo địa hình theo kiểu mô phỏng tự nhiên nhưng không được phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

Chú ý hướng nắng, gió cho từng khu vực chức năng.

Cần chú ý kết hợp cây xanh của công viên với các loại cây ngoại vi khác như: cây xanh cách ly, cây xanh đường phố.

Ngoài các đường phố ngoại vi chính, tác giả có thể tạo thêm các đường ngoại vi nếu thấy cần thiết.

Tránh bố trí cổng chính quá gần các vị trí giao nhau của giao thông ngoại vi.

3.4. Dự báo quy mô nghiên cứu

Diện tích khu vực nghiên cứu thiết kế là 41.86 ha.

Quy mô dân số khu đô thị số 2 dự kiến khoảng 40.000 người, chưa kể số lượng khách du lịch.

3.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong đồ án

Căn cứ Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 31/07/2015 của UBND tỉnh Bến Tre Về việc phê duyệt nhiệm vụ QHPK Khu đô thị số 2 thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Đất cây xanh đô thị (đô thị): 20,1 m²/người

Mật độ xây dựng tối đa : 5%; Hệ số sử dụng đất : 0,05 lần; Tầng cao tối đa : 1 tầng; Khu thể dục thể thao:

Mật độ xây dựng tối đa : 10%; Hệ số sử dụng đất : 0,2 lần; Tầng cao tối đa : 2 tầng.

Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc các khu chức năng khác phải tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD

Chương 4. Triển khai phương án 4.1. Ý tưởng đề tài

Ý tưởng về giao thông:

Trục chính xuyên suốt khu vực thiết kế, liên kết các khu vực chức năng Trục phụ đi trong khu vực chức năng, dẫn vào hồ cảnh quan.

Ý tưởng về cảnh quan mặt nước:

Mặt nước trung tâm làm hạt nhân, điều hòa khí hậu khu vực. Tận dụng hồ cảnh quan để điều tiết nước mưa.

Nhiều điểm thắt, biến đổi cảnh quan, tạo điểm nhìn từ mọi phía. Tổ chức một số hoạt động dưới nước

Ý tưởng bố trí các không gian chức năng: mỗi khu chức năng được tổ chức riêng biệt Khi tổ chức sự kiện riêng sẽ được tổ chức, quản lý riêng với các khu chức năng còn lại như quản lý về thoát người, phòng cháy chữa cháy, quản lý về thu phí

Vị trí các khu vực được bố trí tiếp cận khu vực hoạt động mật độ cao thấp mà phân khu các chức năng rõ ràng.

4.2. Cơ cấu tổ chức không gian 4.2.1. Cơ cấu phương án so sánh 4.2.1. Cơ cấu phương án so sánh

Ưu điểm:

Phân khu chức năng rõ ràng, khu chức năng hoạt động cao tiếp cận khu dân cư, khu du lịch

Hồ cảnh quan làm hạt nhân trùn tâm, khai thác tốt yếu tố mặt nước. Giao thông kết nối các khu chức năng rõ ràng

Từ lối vào khu du lịch tiếp cận khu trung tâm quảng trường Nhược điểm:

Trung tâm quảng trường không tiếp cận khu dân cư. Diện tích không gian khu tĩnh nhỏ

Các khu vui chơi giải trí, khu thể thao chiếm diện tích lớn. Hồ cảnh quan không nhiều biến đổi cảnh quan.

Sơ đồ cơ cấu chọn và bảng cân bằng đất đai thể hiện ở hình 4.1 và bảng 4.1:

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)