Cơ cấu tổ chức không gian

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 32)

4.2.1. Cơ cấu phương án so sánh

Ưu điểm:

Phân khu chức năng rõ ràng, khu chức năng hoạt động cao tiếp cận khu dân cư, khu du lịch

Hồ cảnh quan làm hạt nhân trùn tâm, khai thác tốt yếu tố mặt nước. Giao thông kết nối các khu chức năng rõ ràng

Từ lối vào khu du lịch tiếp cận khu trung tâm quảng trường Nhược điểm:

Trung tâm quảng trường không tiếp cận khu dân cư. Diện tích không gian khu tĩnh nhỏ

Các khu vui chơi giải trí, khu thể thao chiếm diện tích lớn. Hồ cảnh quan không nhiều biến đổi cảnh quan.

Sơ đồ cơ cấu chọn và bảng cân bằng đất đai thể hiện ở hình 4.1 và bảng 4.1:

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu phương án so sánh

Bảng 4.1. Bảng cân bằng đất đai phương án so sánh Bảng cân bằng đất đai phương án so sánh

STT Chức năng đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất hành chính 0.3 0.72

2 Đất dịch vụ 0.3 0.72

3 Đất vui chơi thiếu nhi 2.8 6.69

4 Đất vui chơi thanh thiếu niên 4.1 9.79

5 Đất thể dục thể thao 4.6 10.99

6 Đất văn hóa – lễ hội 5.9 14.09

7 Đất nghỉ tĩnh 6.5 15.53

8 Mặt nước 7.8 18.63

9 Đất giao thông 14.16 33.83

4.2.2. Cơ cấu phương án chọn

Ưu điểm:

Phân khu chức năng rõ ràng, các khu chức năng khu động tiếp cận khu vực dân cư, khu du lịch, có mật độ hoạt động cao.

Giao thông kết nối các khu vực chức năng rõ ràng.

Lối vào trung tâm quảng trường tiếp cận khu vực dân cư có nhu cầu cao Hồ cảnh quan làm hạt nhân trung tâm, khai thác tốt yếu tố mặt nước. Khai thác các đường cong trong công viên mềm mại.

Nhược điểm:

Các phân khu có hình thái chưa đẹp.

Sơ đồ cơ cấu chọn và bảng cân bằng đất đai thể hiện ở hình 4.2 và bảng 4.2:

Bảng 4.2. Bảng cân bằng đất đai phương án chọn Bảng cân bằng đất đai phương án chọn

STT Chức năng đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất hành chính 0.3 0.72

2 Đất dịch vụ 0.2 0.48

3 Đất vui chơi thiếu nhi 2 4.78

4 Đất vui chơi thanh thiếu niên 2.6 6.21

5 Đất thể dục thể thao 4.07 9.72

6 Đất văn hóa – lễ hội 5.98 14.29

7 Đất nghỉ tĩnh 9.72 23.22

8 Mặt nước 7.08 16.91

9 Đất giao thông 12.16 29.05

Tổng 41.86 100

4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở hình 4.3:

4.3.1. Xác định khu chức năng

Khu công viên văn hóa Hàm Luông bao gồm 2 khu là khu động và khu tĩnh: Khu động:

Khu thể dục thể thao: tiếp cận với lối vào chính khu công viên, phục vụ nhu cầu của người dân khu vực, gồm sân luyện tập ( cầu lông, bóng chuyền, tennis,..) và sân thể dục dụng cụ ngoài trời.

Khu vui chơi giải trí thiếu nhi: phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, với các trò chơi đảm bảo độ an toàn.

Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên gồm 2 khu vực vui chơi hiện đại với các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, cối xay gió khổng lồ, nhà vui chơi hiện đại, vòng quay ngựa gỗ và khu vui chơi văn hóa dân gian như đập heo, cầu dừa, bắn cung và một số trò chơi dân gian khác,…

Khu văn hóa lễ hôi: tiếp cận lối vào chính khu vực, hoạt động mật độ cao gồm một số công trình kiến trúc đặc trưng gồm khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện như lễ hội dừa (Festival Dừa), các sự kiện kỷ niệm, nhạc hội,…; khu làng dừa được tái hiện lại các căn nhà làm bằng gỗ dừa với bố trí rừng dừa được trồng xung quanh tạo cảnh quan cũng như cảm giác về quê hương xứ Dừa; khu ẩm thực mang tính truyền thống và khu vực ẩm thực hiện đại; khu triễn lãm nghệ thuật dừa trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa và khu tổ chức nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ.

Khu dịch vụ: gồm các gian hàng phục vụ ăn uống, sinh hoạt của người dân đến tham quan và các quầy thu phí dịch vụ cho các hoạt động có thu phí

Khu tĩnh:

Khu vườn hoa trồng rất nhiều loài hoa theo chủ đề nằm trong khu tĩnh tạo điểm nhấn cho khu vực, nơi thu hút mọi người đến thưởng thức, khu vườn hoa gồm khu hoa ngoài trời và khu vực hoa quý hiếm trong nhà kính.

Khu bảo tàng lịch sử Hàm Luông là nơi trưng các di tích lịch sử chiến thắng của quân và dân Bến Tre trong kháng chiến chống Mỹ trên sông Hàm Luông.

Khu vườn tượng điêu khắc nghệ thuật gồm khu tượng điêu khắc dừa và khu tượng đá là nơi trưng bày các tượng nghệ thuật danh nhân, anh hùng chiến sĩ.

Khu vườn dạo, vườn hoa nơi moị người có thể thư giãn, học tập, bố trí các chòi với công năng nghỉ ngơi, giao lưu sinh hoạt.

Khu hồ nước: là hạt nhân trung tâm công viên, tổ chức dịch vụ trò chơi đạp thiên nga, vừa tham quan, thư giãn, là nơi tổ chức nhạc nước, bố trí các đài phun nước.

4.3.2. Thống kê chi tiết sử dụng đất

Bảng 4.3. Bảng thống kê sử dụng đất Bảng thống kê sử dụng đất STT KH Chức năng đất Diện tích (Ha) TCTB (Tầng) MĐXD (%) HSSDĐ Tỷ lệ 1 HC Đất hành chính 0.3 2 10 0.2 0.72 2 DV Đất dịch vụ 0.2 1 10 0.1

3 Đất vui chơi thiếu nhi 2 4.78

TN1 Khu vui chơi ngoài trời 1 1 10 0.1

TN2 Khu vui chơi trong nhà 1 1 10 0.1

4 Đất vui chơi thanh thiếu niên 2.6 6.28

VC Khu vui chơi hiện đại + truyền thống 2.6 2 10 0.2

Khu trò chơi dưới nước 1 10 0.1

5 Đất thể dục thể thao 4.07 9.72

TT1 Sân tập thể thao 3.2 1 10 0.1

TT2 Sân thể thao dụng cụ ngoài trời 0.9 1 10 0.1

6 Đất văn hóa lễ hội 5.98 14.29

VH1 Khu đờn ca tài tử 2.2 2 10 0.2

VH2 Khu lễ hội 0.7 1 10 0.1

VH3 Khu ẩm thực 1.8 1 10 0.1

VH4 Khu làng dừa truyền thống 1.3 1 10 0.1

Khu nhạc nước

7 Đất nghĩ tĩnh 9.72 23.22

KT1 Khu điêu khắc nghệ thuật 1.6 1 10 0.1

KT2 Vườn dạo 1.5 1 10 0.2

KT3 Khu bảo tàng lịch sử Hàm Luông 1.5 2 10 0.1

KT4 Vườn hoa 4.7 1 10 0.1

KT5 Sân tập trung 0.4 1 10 0.1

8 Mặt nước 7.08 16.91

9 Đất giao thông 29.05

QT Quảng trường trung tâm 1.3 1 10 0.1

BX1 Bãi xe 1 0.6 1 10 0.1

BX2 Bãi xe 2 0.2 1 10 0.1

Trạm bus, taxi 0.2 1 10 0.1

Đất giao thông 9.86

4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan minh họa cho sơ đồ sử dụng đất được thể hiện qua ( hình 4.4)

Chương 5. Hệ thống quản lý 5.1. Quản lý quy hoạch khu công viên văn hóa Gò Vấp 5.1.1. Quản lý về kiến trúc công trình

Đối với nhà hành chính, bảo vệ, khu dịch vụ, bãi giữ xe

Kiến trúc hiện đại, phù hợp điều kiện cảnh quan và không gian môi trường đô thị. Màu sắc công trình phù hợp với kiến trúc cảnh quan với gam màu lạnh

Vật liệu: sử dụng vật liệu thân thiện môi trường như đường bê tông tổ ong cho bãi đỗ xe dễ thoát nước,

Đối với nhà bảo tàng, nhà triễn lãm kiến trúc làng dừa, chòi nghỉ Kiến trúc cổ, phong cách

dân gian, một số công trình độc đáo nhưng đậm nét dân gian

Màu sắc hài hòa, tự nhiên, không sử dụng màu sắc gây cảm giác khó chịu cho thị giác,tránh các màu sắc gây nhàm chán.

Vật liệu phù hợp với kiến trúc dân gian, tận dụng vật liệu tự nhiên, than thiện môi trường như gỗ dừa, lá dừa, tre xây dựng các công trình kiến trúc đặc trưng

5.1.2. Quản lý hệ thống cây xanh cảnh quan, mặt nước, quảng trường

Cây xanh cảnh quan Nhóm cây công trình: Cây bóng mát:

Cây bóng mát là những cây công trình có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, vườn hoa…Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp

Là những cây công trình có bóng mát có hoa thơm gây cảm giác dễ chịu. Những giống cây công trình này thường được trồng nơi thanh tịnh, những công trình có cấu trúc trang nghiêm như nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa … như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan, hoàng lan, cây đại,…

Cây trang trí :

Những cây công trình thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh. Chúng dùng để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Nhóm này thường gồm các loại:

Tre trúc : Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi. Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm mại, mang đậm nét sắc thái dân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt thự, nhà hàng, vườn hoa. Cây thuộc dòng khỏe, thân cứng cáp, có sức sống tốt ít sâu bệnh và đặc biệt dễ chăm sóc. Tre vàng sọc là loài ưa sáng, cây không cần tưới nước nhiều nhưng không chịu hạn tốt như các loài tre khác.Cây thích hợp với nhiều loại đất, việc tách bụi và nhân giống cây đơn giản

Cau Lùn: Cây cau lùn khác với cây cao ta ở độ cao. Cây cau lùn có tốc độ sinh trưởng chậm hơn những cây khác. Vì thế, chiều cao của nó cũng tăng chậm theo thời gian. Cây phải mất thời gian là 20 năm mới cao được khoảng 2m. Cây có hình dáng đẹp nên được trồng có thể trồng đơn 1 cây làm hàng rào. Nó trang trí quanh tường hoặc trồng bụi nhiều cây tạo cảnh quan trong khuôn viên. Tại các khu du lịch sinh thái cây tre vàng sọc, tre ngà, tre mỡ. Chúng cũng được sử dụng nhiều để tạo nên vẻ yên bình của chốn đồng quê nhưng không kém phần sinh động và đẹp điệu đà.cây xanh

Cây cảnh dáng đẹp:

Gồm những cây công trình thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi. Có dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp. Thường trồng trang trí ở tầng thấp. Nó có ưu điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như trồng các cây hoa.

Cây cảnh hoa đẹp:

Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa. Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay khóm, mảng hay trong chậu.

Cây leo dàn:

Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí, tạo bóng râm. Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…

Cây hàng rào:

Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có mật độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai. Trồng thay thế cho các bức tường xây bao vừa tiện lợi, rẻ, mát.

Cây viền bồn, bãi:

Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo.Chúng sống một năm hoặc nhiều năm. Cây có nhiều cành nhánh. Nếu chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa đẹp làm đường viền cho các bồn hoa.

Cây hoa:

Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1 m. Chúng sống theo mùa trong năm hoặc 2 –3 năm. Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi, trong chậu, cắt hoa cắm trong bình.

5.1.3. Khung thiết kế quản lý từng khu chức năng

Khu hành chính, dịch vụ Diện tích tổng: 0,5ha

Chức năng khu hành chính :điều hành quản lý công viên và khu dịch vụ (vệ sinh, nơi thu phí các dịch vụ, ăn uống).

Tầng cao xây dựng 2 tầng, Mật độ xây dựng tối đa 10% (hình 5.1):

Khu trung tâm quảng trường, sân bãi: Diện tích 2.3 ha

Chức năng tổ chức sự kiện lớn, trang trọng

Tầng cao 1 tầng, mật độ xây dựng tối đa 10% ( hình 5.2)

Hình 5.2. Khu quảng trường trung tâm

Khu thể dục thể thao Diện tích: 4,07 ha

Chức năng: luyện tập thể dục thể thao của người dân khu vực. Tầng cao 1 tầng, mật độ xây dựng tối đa 10% ( hình 5.3)

Khu vui chơi giải trí Diện tích 4.6 ha

Chức năng: vui chơi cho mọi lứa tuổi thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tầng cao 2 tầng, mật độ xây dựng tối đa 10% ( hình 5.4)

Hình 5.4. Khu vui chơi giải trí

Khu tĩnh:

Diện tích: 9.72 ha

Chức năng: tham quan bảo tàng, sinh hoạt văn hóa, dạo chơi Tầng cao 1 tầng, mật độ xây dựng tối đa 10% ( hình 5.5)

Khu văn hóa lễ hội Diện tích 4.98 ha

Chức năng: tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa truyền thống Tầng cao 1 tầng, mật độ xây dựng tối đa 10% ( hình 5.6)

Hình 5.6. Khu văn hóa lễ hội

5.2. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật 5.2.1. Quản lý về hệ thống chiếu sáng 5.2.1. Quản lý về hệ thống chiếu sáng

Trong quá trình thiết kế chiếu sáng công viên, vườn hoa ngoài việc đảm bảo mức độ chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định còn cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố trang trí, thẩm mỹ.

Kiểu dáng thiết bị chiếu sáng (đèn, cột đèn) cần có phong cách đồng nhất và phù hợp với cảnh quan môi trường kiến trúc trong khu vực.

Tùy theo hình thức và quy mô của mỗi công viên, vườn hoa mà hệ thống chiếu sáng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số trong những thành phần sau đây:

Chiếu sáng chung khu vực cổng ra vào: đảm bảo mức độ chiếu sáng quy định.

Chiếu sáng sân tổ chức các hoạt động ngoài trời: đảm bảo mức độ chiếu sáng quy định.

Chiếu sáng đường dạo: ngoài việc đảm bảo mức độ chiếu sáng quy định, thiết kế bố trí đèn phải đảm bảo tính dẫn hướng tạo cho người đi bộ cảm nhận rõ ràng về hình dạng và hướng của con đường.

Chiếu sáng cảnh quan, thảm cỏ, bồn hoa, mặt nước.

Chiếu sáng tạo phông trang trí: sử dụng các đèn pha chiếu hắt bố trí dưới gốc cây, trên cây.

Chiếu sáng tạo các điểm nhấn kiến trúc như đài phun nước, các cụm tiểu cảnh cây xanh – hòn non bộ.

5.2.2. Quản lý lộ giới

Diện tích giao thông toàn khu 9.86 ha.

Hệ thống giao thông mạch lạc với trục chính kết nối toàn khu đất với lộ giới 6m, các đường khu vực là 4m và với các đường dạo bộ 2m, bán kính bó vỉa 3m - 12m

Giao thông đối ngoại: khu đất kết nối với tuyến đường ĐT 887, đường tiểu dự án và các đường giao thông đối ngoại dự kiến tiếp cận các khu dân cư. Lộ giới đối với đường đối ngoại là 30m.

Chương 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kiến nghị

Công viên văn hóa mở nên việc tổ chức quản lý công viên cần chặt chẽ, kết hợp ban quản lý và người dân khu vực, đảm bảo an toàn, an ninh.

Nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm văn hóa đặc trưng riêng có để tạo sự khác biệt, thu hút du khách.

Đưa ra chính sách bảo vệ, bảo tồn các loài động thực vật trong khu vực quy hoạch. Xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải hoàn thiện.

6.2. Kết luận

Quy hoạch chi tiết công viên văn hóa Hàm Luông là một phần quan trọng trong định hướng quy hoạch của thành phố Bến Tre, là không gian xanh của thành phố, không gian công cộng phục vụ cho các hoạt động sống của người dân cũng như du khách khi đến thành phố Bến Tre.

Công viên văn hoá có rất nhiều lợi ích về xã hội, môi trường, kinh tế cũng như cá nhân và cộng đồng. Công viên văn hóa Hàm Luông sẽ trở thành công viên đa chức năng lớn nhất thành phố Bến Tre, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, là nơi có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa về đất, nước và con người Bến Tre.

Trong tương lai, công viên văn hóa Hàm Luông sẽ là những công viên lớn của Tỉnh

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)