Công viên lịch sử văn hóa dân tộc Quận 9

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)

Công viên Lịch sử- Văn hóa dân tộc là một công trình kiến trúc quy mô lớn, có tổng diện tích đất xây dựng 408ha, gồm 381 ha thuộc phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh và 27 ha thuộc xã Bình An,huyện Thuận An (nay là phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An), tỉnh Bình Dương với các mục tiêu xây dựng là:

Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ ở trong nước và đồng bào nước ngoài về thăm quê hương, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu về văn hóa Việt Nam với nước ngoài; tăng cường tính phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố.

Tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của thành phố; một mặt giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộcViệt Nam; mặt khác, xây dựng một khu làng văn hóa dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tại đây diễn ra các hoạt động văn hóa nhằm giới thiệu những lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, những trò chơi dân tộc thích hợp với mọi lứa tuổi.

Qua việc tái hiện và giới thiệu lịch sử – văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa trong nước và ngoài nước; đồng thời, mang lại những hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành phố và khu vực, đồng thời cũng là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam

Theo quy hoạch mới, công viên được chia làm 4 khu theo lịch sử thời gian: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa. Công viên đã trở thành một nơi tâm điểm giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, là nơi hướng về cội nguồn, tổ chức các lễ hội, khơi dậy long tự hào dân tộc, quảng bá được hình ảnh du lịch đối với bạn bè quốc tế ( hình 3.1)

Hình 3.1. Công viên lịch sử văn hóa dân tộc quận 9

Nguồn: Cẩm nang du lịch Việt Nam, 2018.

Bài học kinh nghiệm:

Phân khu chức năng rõ ràng, giiao thông kết nối hợp lý, có giá trị cao về cảnh quan, kiến trúc.

Tổ chức lối vào từng khu mang ý nghĩa gợi nhớ về những hình ảnh lịch sử theo thời gian, dẫn đến dự tò mò tìm hiểu cội nguồn lịch sử.

Kiến trúc công trình mang phong cách hiện đại kết hợp truyền thống, cổ kính. Sử dụng vật liệu phù hợp với kiến trúc không gian cảnh quan.

Các điểm nhấn công trình mang ý nghĩa lịch sử văn hóa.

Công năng trong công trình khác nhau hợp thành quần thể không gian tưởng niệm. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, cảm nhận tuyệt đối theo thiên nhiên và văn hóa đặc trưng của khu vực.

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)