Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ XÉT XỬ CÁC TỘI ĐÁNH BẠC, TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập – Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố ĐàNẵng Nẵng
2.1.1. Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân quận Hải Châu.
Tên cơ quan: Tòa án nhân dân quận Hải Châu
Địa chỉ: 344A Lê Thanh Nghị, Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng:
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa IX về việc chia tách tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng- hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, ngày 31/12/1996, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng đã tiến hành chia tách. Sau khi chia tách, Tòa án nhân dân thành phổ Đà Nẵng được thành lập với sáu Tòa án quận huyện, và đến nay là gồm bảy Tòa án quận huyện do vào năm 2005 Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ được thành lập trên cơ sở chia tách từ Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang. Là một trong bảy Tòa án cấp quận huyện, Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã từng bước tập trung ổn định tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trụ sở của đơn vị Tòa án nhân dân quận Hải Châu trước đây tọa lạc ở số 24 Hoàng Văn Thụ, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nay đã chuyển về địa chỉ số 344A Lê Thanh Nghị, Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng36
Hoạt động của Tòa án nhân dân quận Hải Châu do Chánh án Nguyễn Thị Thu Hà lãnh đạo. Chánh án Tòa án nhân dân quận Hải Châu có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác xét xử và công tác quản lý theo quy định của pháp luật, báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp mình trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là TAND thành phố Đà Nẵng. Với tinh thần trách nhiệm, đề cao và đặt trong tâm trong việc xét xử dựa trêm tiêu chí “Phụng Công – Thủ Pháp – Chí Công – Vô Tư” nên TAND quận Hải Châu được TAND thành phố Đà Nẵng trao tặng nhiều bằng khen.